Nguồn gốc thật sự của "Hồi giáo cực đoan" nằm ở đâu?

09:13 SA @ Thứ Tư - 25 Tháng Tám, 2021

Khi được tờ New York Time hỏi ý kiến về vụ khủng bố 11/9/2001, Salman Rushdie đã trả lời như sau: “ Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã không ngừng lặp lại câu nói “ Vụ khủng bố này không liên quan tới Đạo Hồi”. Tôi hiểu những nỗ lực đáng ca ngợi của họ muốn ngăn cản việc những người Hồi giáo vô tội trên khắp thế giới trở thành nạn nhân bị phương Tây trả thù [...], rắc rối là ở chỗ sự phủ định này là quá vội vàng và có phần không chính xác. Nếu vụ khủng bố này không liên quan đến đạo Hồi thì vì sao những cuộc biểu tình ủng hộ Osama Bin Laden và Al Qaida lại diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo? [...]Tất nhiên là có, nó có “liên quan đến đạo Hồi”. Và chúng ta cần phải xem ý nghĩa chính xác của điều đó là gì".

Hiển nhiên rằng về mặt chính trị và tôn giáo, việc tách biệt giữa “Hồi Giáo ôn hòa” và “Hồi Giáo cực đoan” là một nỗ lực đúng đắn và đáng ca ngợi. Trong cách nhìn nhận này, những người theo “ Hồi Giáo ôn hòa” được mô tả như những người yêu hòa bình và khoan dung, còn “ Hồi Giáo cực đoan” chỉ là một khuynh hướng lệch lạc, một “ căn bệnh ung thư ” của Hồi giáo và rằng Hồi Giáo với tư cách một tôn giáo hoàn toàn không có liên quan gì tới các tổ chức khủng bố như  Al Qaida, IS hay Taliban!.

Quân hồi giáo cực đoan Nhà nước IS

Cách nhìn nhận “ mầu hồng” này, mặc dù nó xuất phát từ những ý định tốt đẹp, từ ý muốn tạo ra những tiền đề để có thể “ đối thoại giữa các nền văn hóa” và tránh bi kịch hóa các xung đột,  đã không giúp ích gì cho việc làm sáng tỏ vấn đề. Nó còn dẫn đến những chiến lược sai lầm và bế tắc. Liên Xô trước đây và Mỹ ngày nay đã tốn bao nhiều tiền của và sinh mạng để dựng nên các chính quyền thân cận như là những chính quyền “ Hồi Giáo ôn hòa” để chống lại những trào lưu “ Hồi Giáo cực đoan”, những thứ mà họ quan niệm rằng chẳng qua chỉ là một căn bệnh “ nhất thời”, khá dễ dàng để chữa trị. Vậy mà tại sao cả hai siêu cường này đều đã thảm bại, những chính quyền mà họ tốn bao công sức gây dựng và hỗ trợ ( cả bằng tiền bạc và xương máu) đều sụp đổ nhanh chóng đến vậy ?

Vấn đề nằm ở chính các văn bản gốc của Hồi Giáo . Và Hồi Giáo thực sự là một vấn đề nghiêm trọng về lâu dài bởi mọi khuynh hướng hoạt động, các trào lưu tư tưởng của nó luôn luôn nằm dưới sự chi phối của những văn bản này. Trong mắt của những tín đồ Hồi Giáo, càng gần phương Tây càng có nghĩa là xa rời và phản bội lại giáo lý Hồi Giáo và những kẻ chống lại điều này, hiển nhiên là những người đang bảo vệ những giáo lý " chân chính" của Hồi Giáo . Điều này chính là lý do giải thích cho của những chiến thắng chớp nhoáng và vang dội của Taliaban ở Afganistan trong những ngày gần đây.

Sự thiếu hiểu biết của những nhà khoa học chính trị, các nhà lãnh đạo quốc gia và của chính những người theo Đạo Hồi, như chúng ta đã chứng kiến , dẫn tới những cách hiểu sai đầy nguy hiểm. Cần phải thấy rằng “ Hồi Giáo cực đoan” không phải đơn giản là một “ căn bệnh nhất thời” của Hồi Giáo mà chính là trào lưu chính thống của Hồi Giáo bởi những trào lưu tư tưởng của nó được xây dựng dựa trên chính những văn bản gốc của Hồi Giáo. ( Hãy từ bỏ cách hiểu ngây thơ rằng kinh Coran chỉ bao gồm những vần thơ về hòa bình và lòng khoan dung như các học giả Hồi Giáo vẫn thường diễn giải với thế giới bên ngoài (nhưng ko phải với các tín đồ của họ))

Các văn bản Hồi Giáo tạo thành một ngôi nhà 3 tầng: 
tầng 1- kinh Coran, 
tầng 2- Sunna ( truyền thống tiên tri), 
tầng 3- Fiqh ( các luật lệ Hồi Giáo).

Ba tầng này kết nối với nhau và tạo ra cùng một âm hưởng. Một tín đồ Hồi Giáo đọc kinh Coran sẽ tìm thấy các ví dụ minh họa bằng những lời tiên tri trong Sunna và phát triển bằng các quy định cụ thể được “ luật hóa” trong hệ thống điều khoản của luật Hồi Giáo. Tất cả những văn bản này được xem là bất biến có giá trị ở mọi nơi và mọi thời đại. Chỉ các học giả mới được phép giải thích ý nghĩa “ chính xác” của các văn bản kinh Coran, Sunna hay Fiqh. Một tín đồ Hồi Giáo chắc chắn sẽ có một nền văn hóa Hồi Giáo nhưng với một vấn đề cụ thể, anh ta không thể biết nó có nằm trong kinh Coran, những tiên tri trong Sunna hay là một quy định trong Fiqh. Văn hóa Hồi Giáo đến với anh ta thường theo những cách thẩm thấu dần dần.

Nền văn hóa Hồi Giáo thực ra không liên quan nhiều đến nền văn minh rực rỡ Arập-Hồi Giáo, đó là những đóng góp của những dân tộc bị chiinh phục như người Byzantine và người Ba Tư. Nghệ thuật và khoa học phát triển tại những vùng đất sau này của người Hồi Giáo hoàn toàn không liên quan tới cái tôn giáo thuần túy được xác lập ở Madina vào thế kỷ thứ 7. Luật Hồi Giáo, vốn là nền tảng của văn hóa Hồi Giáo, cho đến tận hôm nay, chỉ dựa trên duy nhất kinh Coran và những văn bản tiên tri Sunna. Bạn phải có đủ lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn để đọc hết những điều luật cấm kỵ Hồi Giáo để có thể hiểu những gì sẽ đè nặng lên đôi vai của những tín đồ Hồi Giáo đàn ông và càng kinh khủng hơn đối với những người phụ nữ.

  • Cấm phụ nữ để hở : tóc , tay , chân , đùi, làm tình ngoài hôn nhân, kết hôn với người không theo đạo Hồi, mặc quần áo đàn ông, nhổ răng, hàng nghề bói toán.
  • Đối với nam giới: cấm không được đồng tính luyến ái, mặc quần áo phụ nữ, mặc quần áo lụa và đeo trang sức bằng vằng, chơi nhạc cụ, trở thành nhà điêu khắc hoặc thiết kế, đánh bạc, bói toán, cho vay nặng lãi, điều hành những công ty tín dụng, làm đại lý bảo hiểm.

Tất nhiên, đối với cả hai giới đàn ông và đàn bà , không được xúc phạm tôn giáo, báng bổ, tà dâm, khai man, trộm cắp, lừa đảo hay cướp bóc, cải đạo, vác thập giá ( của Ki tô giáo), ăn thịt lợn, ăn thịt không đúng nghi lễ..Luật Hồi Giáo cho phép chặt tay kẻ trộm cắp và tiếp tục chặt chân nếu còn tiếp diễn, những người phụ nữ ngoại tình sẽ bị xỉa xói hay ném đá tới chết. Những điều luật này hiển nhiên là vi phạm nhân quyền đối với hầu hết các nền văn hóa nhưng thật đáng ngại, nó lại là một phần không thể thiếu của văn hóa Hồi Giáo. Vì thế những lời trấn an của Taliban khi tiến vào Kabul sẽ gần như chẳng được ai tin và nó giải thích cho tình trạng tháo chạy hỗn loạn tại các thành phố lớn cũng như sự tồn tại bền bỉ của Taliban tại các vùng nông thông đói nghèo ở Afganistan.

Phiến quân Taliban

Tài liệu tham khảo:

1/ Anne-Marie Delcambre : L'Islam des interdits .DESCLÉE DE BROUWER Edition 
2/ Michel Cuypers & Genevjève Gobillot: Idées reçues sur le Coran entre tradition islamique et lecture moderne . Le Cavalier Bleu Editions
3/ Sabrina Mervin và Nabil Mouline : Islams politiques- Courant, doctrines et idéologies . CNRS Editions

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tương lai nào đang chờ đợi những người phụ nữ Afghanistan?

    23/08/2021Anne-Marie Delcambre, Dương Thắng dịchNăm 2013, nhà nghiên cứu người Ai Cập - Mansour Fahmy bảo vệ luận án tiến sĩ tại Sorbonne về "Tình trạng của phụ nữ trong đạo Hồi"...
  • Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?

    03/01/2018Ngô Việt Nguyên dịch, Lê Hồng Hiệp biên tậpTại sao hai nhóm tôn giáo không thống nhất với nhau? Vào ngày 12/2, Giáo Hoàng Francis và Thượng Phụ Kirill của Moskva, lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, sẽ gặp nhau ở Cuba. Dù sự kiện này không phải là không có tiền lệ trong 10 thế kỷ qua, nhưng cuộc gặp như thế vẫn rất bất thường. Tại sao?
  • Lộng hành

    16/11/2015Nguyễn Trần BạtSự lộng hành của các khuynh hướng chính trị luôn ám ảnh nhân loại suốt từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Lộng hành chính là kết quả của việc một khuynh hướng chính trị, khuynh hướng tư tưởng, khuynh hướng văn hoá, khuynh hướng tôn giáo không được kiểm soát và không được cân bằng bởi những khuynh hướng khác...
  • Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

    16/11/2015Biên dịch: Lê Hoàng GiangChuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. ..
  • Thư bộ trưởng giáo dục Pháp gửi các thầy cô giáo sau vụ khủng bố

    11/01/2015Phạm Hà dịchVụ khủng bố tại tòa soạn báo Charlies Hebdo đã chạm đến trái tim của nền Cộng Hòa chúng ta. Giá trị cốt lõi nhất của nền Cộng Hòa đã bị tổn hại. Tự do báo chí là căn bản cho tất cả các quyền tự do khác của con người...
  • Thử bàn về biểu hiện của tôn giáo

    24/10/2014Đặng Nghiêm VạnLà sản phẩm của xã hội, tôn giáo tồn tại và thay đổi với xã hội loài người. Con người có nhu cầu vật chất, cũng có nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu tôn giáo. Đã có một thời, mỗi một thị tộc, bộ lạc, một dân tộc đều có tôn giáo riêng của mình. Về sau, qua sự giao lưu văn hoá trong từng khu vực hoặc trên khắp toàn cần, bằng phương pháp hoà bình hay vũ lực, nảy sinh hiện tượng có nhiều tôn giáo phổ cập trên toàn cầu hoặc trong từng khu vực trên nhiều quốc gia, ngược lại có hiện tượng một quốc gia có nhiều tôn giáo...
  • Nói về sự khủng bố và trải lòng nhân thế

    11/09/2013Nguyễn Tất ThịnhCách đây 10 năm nước Mỹ bị những kẻ khủng bố tấn công vào tòa tháp đôi WTC ! Trong tòa nhà đó là những giá trị lao động đang được theo đuổi,
    nung nấu và hoàn thiện, những sinh mạng và danh dự, sự kì vọng, nguồn sống của cả xã hội và bao nhiêu gia đinh….Chúng tấn công vào Giá trị của nước Mỹ!
  • 9 năm vụ khủng bố 11/9 - Mỹ vẫn dính 'bẫy'

    12/09/2010Thanh HảoLoạt vụ tấn công ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ để lại hậu quả tồi tệ hơn nhiều so với những gì trùm khủng bố Osama bin Laden có thể tưởng tượng. Không những cướp đi sinh mạng của 3.000 con người, đòn đau này còn giáng thẳng vào trung tâm quyền lực quân sự và tài chính Mỹ. Nhưng đó mới chỉ là "mồi nhử" và nước Mỹ vẫn chưa thoát khỏi "cạm bẫy".

  • xem toàn bộ