Người Việt cần bớt… khôn
Đi tiếp xúc những người tài giỏi của “Tây” về, cứ băn khoăn không biết sao họ thật thà thế mà lại… giỏi được nhỉ? Thật thà à? Báo vẫn đăng những ông Tây lừa bị bắt đó thôi...
Xem các phim của Hollywood thấy đầy khủng bố, lưu manh, “bố già”, Tây cả đấy. Ở đâu chẳng có người này người kia. Nỗ lực dung hòa ấy của tôi nghe thì có vẻ chắc chắn đấy, nhưng không thuyết phục được… bà xã.
Cô ấy hùng hồn: “Em mong tống cổ nhanh nhanh cái năm cũ này đi, lắm chuyện quá. Nào thiên tai mưa bão xả lũ chết người đến bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông, cướp bia, dân phòng bóp cổ dân đến đánh trẻ mầm non như tiêu diệt đối thủ… Mà thi PIZA lại hơn cả Mỹ”.
Tôi bật cười: “PISA bà ơi, không phải bánh pizza ăn được đâu. Một phép đo lường khoa học đấy, không có ưu tiên với lại chạy chọt gì được đâu nhé”.
Cô ấy đáp trả liền: “Nhồi như nhồi vịt, trong khi ở Mỹ con em người ta đến trường chỉ học những thứ cho người trung bình, còn thì để… chơi. Cho các em trở thành người giỏi nhiều thứ. Anh xem chương trình “đường lên đỉnh Olympia” mà xem, vừa thích vừa… sợ. Các học sinh thông minh đến mức người dẫn chương trình đọc câu hỏi líu cả lưỡi chưa xong thì đã ra đáp án. Thế mà xứ sở cứ lẹt đẹt thì không sao hiểu nổi”.
Cô ấy phân vân, có khi chẳng phải thông minh đâu (hay là thông minh thật nhưng thiếu cái gì đó – chẳng hiểu là cái gì). Hay là khôn lỏi, láu cá láu tôm chứ không phải khôn thật?
Các nhà nghiên cứu đâu hết cả rồi, có ai nói xem người Việt bây giờ phát triển tới đâu, hô hào xây dựng con người mới nói cả tỉ lần giờ đến đâu rồi? Từ đâu mà lòi ra lắm thói hư tật xấu thế?
Đọc các dòng tít trên báo thôi đã đủ thấy kỳ dị. “Trụ sở tỉnh nào to như cung điện”, “Thiên tài trốn thuế Bầu Kiên”, “Sức khỏe yếu sếp có từ chức”, “Xả lũ đúng lý thuyết chết dân trên thực tế”…
Khôn ngoan thông minh kiểu gì để ông đại sứ Thụy Điển nói doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công thì đừng nhét chì vào đế giày nhà vô địch” mà hãy học hỏi họ, làm việc với họ bằng tư cách trợ thủ đắc lực, học bí quyết quản trị nguồn nhân lực, marketing và tận tụy với khách hàng. Tức là học làm cho đúng khoa học kinh doanh tử tế chứ không láu cá tính toán giành lợi trước mắt.
Trong cuộc sống, hãy làm người tử tế đã mới giỏi được. Giỏi và tử tế phải song hành. Con người tốt nhiều lắm bị dạt im tiếng hết để xã hội cứ suốt ngày “rúng động” với “sốc toàn phần”, luôn lòi ra những chuyện “quái thai” ngày xưa các cụ nghe không hiểu, như “hàng ngàn người trẻ tuổi chen lấn ăn sushi miễn phí”, “ôtô điên” hoặc “làm mứt” kiểu lấy trái cây thối đem ngâm hóa chất.
Cứ kể ra nữa thì thành chuyện cười ra nước mắt, trên Facebook có người thảng thốt kêu “con người ơi sao tôi sợ con người quá”. Đó, đó là khôn hay thông minh để làm gì. Thà họ cứ ngu đi một chút nhưng tử tế hiền lành như xưa có khi lại khá. Chứ thông minh như bây giờ, không biết con người còn đi tới đâu trên con đường tha hóa.
Chuyện nhà tôi – chuyện trong nhà, chuyện vợ chồng mà cãi nhau hoài vì tranh luận chuyện ngoài đường không. Thế mà các nhà tâm lý cứ khuyên, hãy bỏ mọi chuyện ngoài cửa, đừng có rinh chúng về nhà, làm vẩn đục bầu không khí hạnh phúc. Chẳng khác gì “khuất mắt trông coi” theo kiểu cứ ăn đại đồ bẩn đồ độc vì ta có nhìn thấy đâu.
Đã đến lúc người Việt Nam cần… bớt khôn đi mới khá lên được. Xúm vào “chửi” cho hả mấy “con mẹ mìn” chứ bảo mẫu gì mà đánh trẻ mầm non kinh hoàng. Hỏi làm sao lại đến thế, biết cách nào tránh bây giờ. Sao không ai hỏi các vị lãnh đạo xem mấy ổng nghĩ gì.
Bà xã nói: “Đây, em nói còn hay hơn và trúng phóc đúng quy trình nhé, ổng sẽ nói “phải xử nghiêm” là hết. Còn vì sao, làm gì cho không còn mầm mống cái mục ruỗng ấy, ổng… biết chết liền”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015