Nghĩ về lạc hậu

12:24 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Tám, 2013
Trước tiên, xin kể hai mẩu chuyện cũ. Trong xóm PV Quốc Doanh tôi có một ông sỹ quan quân đội, về làng đeo súng ngắn bên hông rất oai. Một lần ông mua cá của một bà bán dạo, khi ông trả tiền, bà chê tiền rách, ông liền quát “bà dám chê tiền của Nhà nước à, lần sau còn thế tôi bắn bà đấy”. Bà bán cá run lẩy bẩy. Lớn lên, PV Quốc Doanh tôi lại chứng kiến ở doanh nghiệp nhà nước nọ có ông Giám đốc từ rừng ra, ký quyết định cho phép một cán bộ cấp dưới bỏ vợ “vì không phù hợp” để cưới vợ khác.


Chuyện chưa lâu lắc mà bây giờ kể lại cứ như tiếu lâm. Hai ông ấy, về già nghèo khổ và tăm tối. Cũng thương hai ông, bởi có nhiều lý do khiến họ xử sự kỳ quặc mà không biết, còn tưởng hay, đã hại đời hai ông.

Qua đó, không khỏi nghĩ về sự lạc hậu của đất nước. Có việc bây giờ có người lấy làm hãnh diện mà ít lâu nữa, chắc cũng thấy như trò hề. Có việc bây giờ đã khó chấp nhận, chẳng biết rồi đây làm sao còn dám ngửng mặt lên, như gây sự giằng kéo đánh nhau quanh Hồ Hoàn Kiếm, nơi hội tụ hào khí nghìn năm của dân tộc!

Cuộc sống trên đất nước ta đang có nhiều việc được chính quyền làm hầu như ít suy nghĩ. Cổ nhân có câu “cái gì cũng nhàm chán cả, trừ học hỏi”, ở nước ta dường như đang ít học hỏi, chỉ thấy bắt chước nhau nói những điều cũ rích. Con đường học vấn có một quy luật vĩnh viễn đúng, hễ không tiến là lùi, còn tự lùi lại thì tăm tối.

Nên nhiều người đủ danh vị mà nói và viết cứ như đang bưng tai nhắm mắt. Làm cho có bác nông dân mua ti vi, đòi chủ cửa hàng lựa cho cái khi mở lên không thấy mặt ông nọ ông kia. Địa vị hay giòng máu chưa đủ cho dân tin yêu, đe dọa không có tác dụng với người không sợ chết; muốn được tin yêu thì từ dân cho chí vua phải lấy sự tu thân làm gốc. Không có đức mà nhiều của cải còn gieo mầm tai họa, và một tấm gương xấu lại lên giọng dạy đời thì không gì nguy hiểm hơn. Có nhiều minh chứng lắm mà những gia tộc giàu có ở Bắc Phi vừa phải trốn chui lủi là minh chứng gần nhất.

Cha ông xưa nói đến “thức thời”. Còn đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802- 1885) thì viết: “Lao động làm con người tự do. Tư tưởng làm con người cao quý”. Tư tưởng lạc hậu là cội nguồn sâu xa nhất của mọi lạc hậu, của mọi tăm tối, thấp hèn. Nỗi buồn nhất của cuộc sống cũng ở đó. Một người bạn của PV Quốc Doanh tôi vừa gửi cho mấy câu thơ, xin chép ra đây: “Vở chèo còn diễn hết đêm/ Mà em đã mệt nên em ra về/ Hề chèo còn hát mải mê/ Những ai đang thích trò hề vẫn coi/ Em về chưa có trăng soi/ Đốt tình yêu sáng cuộc đời, em đi”.

Ngày 26/8/2011

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Sự lạc hậu về văn hóa của thế giới thứ ba

    13/04/2015Nguyễn Trần BạtThế giới thứ ba lạc hậu về mặt văn hóa là một kết luận không thể phủ nhận. Đó là những nền văn hóa cát cứ, khép kín, một số còn tự mãn. Sự lạc hậu về mặt văn hóa ru ngủ xã hội bằng quá khứ và bằng sự an phận với hiện tại...
  • Ảnh hưởng của văn hóa lạc hậu đối với tiến trình phát triển

    04/08/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa và phát triển có mối quan hệ biện chứng sâu sắc. Nếu có bề dày kinh nghiệm văn hoá, chúng ta sẽ có khả năng đồng cảm với những cộng đồng khác trong quá trình tương tác. Sự hiểu biết lẫn nhau sẽ khiến mỗi cộng đồng trở nên tinh tế hơn trong các hành vi tìm kiếm lợi ích của mình...
  • Tính lạc hậu tương đối của văn hóa và tính tất yếu phải cải cách văn hoá

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtVới tư cách là sản phẩm của quá khứ, văn hóa không thể tự mình tạo nên những kinh nghiệm mà con người chưa từng trải qua. Chính điều đó tạo ra tính lạc hậu của văn hóa so với sự phát triển của cuộc sống...
  • Truy nguyên tình trạng lạc hậu của hệ thống giáo dục

    13/04/2012Nguyễn Trần BạtTruy nguyên những căn bệnh của hệ thống giáo dục đào tạo ở thế giới thứ ba không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, đây là việc cần phải làm vì nếu không tự nhìn ra điểm yếu của mình thì con người không thể nhận thức và lựa chọn đúng đắn được...
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh thành tích

    24/09/2010Nguyễn Trần BạtChúng ta đều biết rằng, theo logic thông thường, một thể chế tốt sẽ tạo ra thành tích và một thể chế bất hợp lý sẽ không tạo ra thành tích. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thể chế bất hợp lý vẫn tạo ra thành tích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
  • Phát triển đất nước ta khỏi nghèo nàn lạc hậu

    20/05/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNếu có một trường nghề dạy cho sinh viên hiểu về ba cụm từ "phát triển", "kĩ thuật" và "công nghệ" thì cơ hồ chỉ bằng những máy móc trung bình chúng ta có thể biến đổi tạo tác ra những sản phẩm có chất lượng rất cao, mà lại đạt qui mô rất lớn, số lượng rất nhiều nữa. Đó chính là phát triển nhanh và bền vững. Chứ nhất quyết không thể dùng phép đi tắt đón đầu để phát triển. Và chúng ta sẽ không những đuổi kịp mà còn sánh vai, rồi vượt lên hàng đầu nữa.
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh tham nhũng

    13/04/2008Nguyễn Trần Bạt
  • Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới

    13/12/2006Lê Thị LanĐến nay, đa số các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là bảo thủ về mặt chính trị, nhất là tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ và họ thường không dành nhiều sự chú ý tới vấn đề này...
  • Phải nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền giáo dục

    16/03/2006Giáo sư Nguyễn Văn ĐạoĐiều quan trọng nhất để chấn hưng giáo dục (GD) là phải đổi mới căn bản tư duy về GD, dám nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền GD VN so với thế giới và so với yêu cầu của đất nước và của thời đại mới.
  • Không thể có sự đổi mới phương pháp trên nền tảng một nội dung lạc hậu

    11/11/2003Vừa qua Bộ GD-ĐT và Công đoàn GDVN có tổ chức một cuộc hội thảo bổ ích về đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học. Tôi có được tham gia phát biểu một số ý kiến như sau với hội thảo, tuy bàn trực tiếp về đại học nhưng cũng có nhiều phần chung cho cả các cấp học.
  • xem toàn bộ