Ngăn chặn sự tha hóa

03:39 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Tư, 2015

Kỳ họp Quốc hội lại bắt đầu với những trăn trở như lâu nay về tình hình tham nhũng, vẫn “phức tạp” và “nghiêm trọng”. Dù quyết tâm của Đảng, Chính phủ trong việc chống tham nhũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn, và trên thực tế cũng có nhiều vụ tham nhũng lớn được đưa ra xét xử, nhưng thực trạng này vẫn còn là bức xúc xã hội.

Về nguyên tắc, mỗi hiện tượng xã hội đều có gốc rễ của nó. Và vì vậy, muốn thay đổi, phải làm thay đổi tận gốc rễ.

Việc điều tra, phát hiện các vụ án tham nhũng nổi cộm và xử đúng người đúng tội là cần thiết. Nhưng cần hơn là diệt cái gốc sinh ra tham nhũng.

Thực tiễn có nhiều cách lý giải, trong đó, có thể thấy một trong những cái gốc của tham nhũng chính là việc lợi dụng quyền lực, quyền lực không được kiểm soát tốt sẽ sinh ra tham nhũng. Các biện pháp phòng chống tham nhũng bằng kê khai tài sản, dù có mở rộng diện đối tượng phải kê gồm cả vợ chồng, con cái, bố mẹ cán bộ thì thực sự vẫn chưa đi vào thực chất làm rõ độ minh bạch tài sản của người có quyền lực. Vấn đề quan trọng là phải kiểm soát được nguồn gốc tài sản. Bởi lẽ, trên thực tế, đã có vụ tham nhũng mà qua 4 vòng xét xử, kéo dài 14 năm vẫn chưa xác định được tài sản của cán bộ nghi tham nhũng để mà khép tội.

Lord Acton, một triết gia người Anh cuối thế kỷ 19 đúc kết: “Quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối thì tha hóa cũng tuyệt đối”. Trong điều kiện giao nhiệm vụ cho cán bộ của chúng ta, tức là giao quyền lực từng nơi, từng lúc, từng cấp độ khác nhau thì quyền lực đó phải được kiểm soát một cách thường xuyên, chặt chẽ, có hiệu quả.

Ngoài các biện pháp giáo dục đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, tăng cường tính nghiêm minh, chặt chẽ của pháp luật, cần có thêm các định chế kiểm soát quyền lực được giao một cách hiệu quả, phát huy sức mạnh của nền dân chủ. Qua đó, tạo thêm hành lang cơ chế để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra việc công và có thể giám sát chất lượng cán bộ tốt hơn.

Nguồn:Thanh Niên
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Mối quan hệ giữa sở hữu tư và tha hóa

    26/03/2018Ngụy Tiểu BìnhC.Mác đã không chỉ dùng khái niệm tha hoá để giải thích về sự đối tượng hoá (sự vật hoá) bản chất con người, mà còn dùng nó để chỉ rõ các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như vạch trần sự bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, C. Mác vẫn chưa có sự phân biệt rõ hai phương thức biểu thị khác nhau của sự đối tượng hoá bản chất chủ thể, đó là: sự tha hoá nội sinh (dị hoá) và tha hoá ngoại sinh (ngoại hoá)...
  • Sự tha hóa của ngôn từ

    30/03/2017Vương Trí NhànTục ngữ Việt Nam có câu "Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội hiện đại, khuynh hướng này ngày càng phổ biến.
  • Mặc cảm - Tha hóa - Phân thân trong tâm lý người cầm bút

    13/01/2016Vương Trí NhànỞ nước nào cũng vậy, một dấu hiệu chứng tỏ xã hội trưởng thành là sự phân công lao động được thúc đẩy mạnh mẽ, đi kèm với nó là sự hình thành tầng lớp trí thức chuyên làm công việc sáng tạo. Của cải mà lớp trí thức này giao nộp cho xã hội là những giá trị tinh thần với tất cả sự phong phú đa nghĩa của hai chữ tinh thần. Trong khi có vẻ sống xa nhân dân thì những gì tốt đẹp mà họ làm ra lại gắn liền với nhân dân. A. P. Chékhov còn nói trí thức, đó là lương tâm của nhân dân nữa...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tha hóa tự nhiên, đáng chê cười

    20/04/2015Vương Trí NhànNước ta, đạo Khổng Mạnh dĩ đức báo oán là chữ nhãn, dĩ tiểu sự đại là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung(1), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay...
  • Tiền! đâu là ranh giới giữa sự tha hóa và sức bật?

    24/06/2014Mai LanMột khi cơ chế hoạt động kinh tế - tài chính của nền giáo dục (GD) không minh bạch và thiếu khoa học thì hậu quả nhận được sẽ khôn lường. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, tính công bằng xã hội trong GD bị triệt tiêu và trên hết nó sẽ làm chậm lại sự phát triển của nền GD, dù chúng ta có trong tay hàng núi tiền! – Đó là lời cảnh báo của nhiều nhà nghiên cứu GD...
  • 'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa'

    16/03/2013Hoàng ThùyLấy dẫn chứng về vụ tiêu cực Đồi Ngô (Bắc Giang), Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống - khi nhiều người cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi...
  • Quan niệm của G. V. Ph. Heghen về "tha hóa" qua sự đánh giá của C. Mác

    19/12/2010PGS. TS. Ngô Đình XâyNhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh Hêghen, tác giả đã đưa ra và phân tích quan niệm của ông về “tha hoá” qua sự đánh giá của C.Mác. Đó là quan niệm của ông về “tha hoá” với tư cách một phạm trù xuất phát để xây dựng hệ thống triết học; “tha hoá” là quá trình phát triển biện chứng, quá trình tước bỏ và bảo tồn, quá trình phủ định của phủ định và là thuộc tính phổ biến...
  • Vấn đề tha hóa trong "hiện tượng học tinh thần” của Hêghen

    17/12/2008TS. Nguyễn Anh Tuấn & ThS. Nguyễn Thị Thanh HuyềnLuận giải quan niệm của Hêghen về "tha hoá" trong "Hiện tượng học tinh thần" theo các cách tiếp cận triết học, nhận thức luận, xã hội học và lịch sử văn hóa, trong bài viết này, các tác giả không chỉ làm rõ quan niệm của Hêghen về "tha hoá" với tư cách một phạm trù mang tính hệ thống và năng động, về tiến trình biện chứng của sự tha hóa và sự “vượt bỏ”, mà còn bước đầu chỉ ra những hạn chế trong quan niệm của ông.
  • xem toàn bộ