Ngẫm về khát vọng canh tân nước Việt

07:29 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Hai, 2014

Có mối liên quan nào giữa mức độ khát khao canh tân đất nước trong quá trình phát triển với một nước Nhật Bản đã hiện đại từ hơn nữa thế kỷ trước và một Việt Nam vừa mới thoát khỏi danh sách nước nghèo dù việc canh tân nước Việt đã được đặt ra từ hơn một thế kỷ trước?

Đầu Xuân Tân Mão, ông Nguyễn Thiện, tác giả của chương trình "Dân ta biết sử ta", đã gửi tới Diễn đàn Kinh tế Việt Nam những suy ngẫm từ công cuộc cải cách "nâng dân trí, chấn dân khí" đã tạo nên thần kỳ Nhật Bản và liên hệ tới khao khát canh tân nước Việt đã có từ hơn một thế kỷ trước. Tác giả cũng mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến tranh luận từ bạn đọc.

Mới đây, từ cảm xúc sâu sắc về câu "Quốc dân không có chí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm" của Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) được trích đăng trên một tờ báo, tôi đã đọc lại cuốn Khuyến học do ông viết trong khoảng thời gian 1872 - 1876 và từng được Nhà Xuất bản Trẻ ấn hành.

Theo tôi, sẽ rất thú vị và đầy bổ ích nếu chúng ta có dịp mổ xẻ, phân tích các tư tưởng của Fukuzawa Yukichi - bậc khai quốc công thần của nước Nhật Bản hiện đại mà hình ảnh của ông được in trên tờ bạc có mệnh giá cao nhất 10.000 yên, dù ông không phải là một đấng quân vương hay danh tướng lỗi lạc của đất nước Mặt Trời mọc.

Tuy nhiên, bài viết này tôi chỉ xin nêu lên một thông tin: "Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỉ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng 35 triệu người ....Và kể từ đó đến nay, cuốn sách này đã được tái bản liện tục, chỉ tính từ năm 1942 đến năm 2000, riêng Nhà Xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến 76 lần" (*) để chúng ta cùng suy ngẫm về mối liên quan của con số này với việc nâng cao dân trí, chấn dân khí ở Nhật Bản và một số cuộc vân động xã hội - văn hóa từng được tiến hành tại nước ta.

Đó là một dân tộc vô cùng khát khao "nâng dân trí, chấn dân khí", và nỗi khao khát này đã lên đến tột độ! Tôi cho rằng đó chính là sức mạnh vô địch đủ sức quét sạch những kềm tỏa của các tập quán, suy nghĩ lỗi thời mà thực chất là xóa bỏ triệt để sự nô lệ tư tưởng, tinh thần để vươn lên làm người tự do, độc lập, và thực tế đã làm nên nước Nhật Bản hiện đại đầy kỳ tích.

Nhìn lại lịch sử cải cách Minh Trị Duy Tân, tôi cho rằng Nhật Bản là một dân tộc khát khao đến cháy bỏng trong việc nâng cao dân trí, chấn dân khí - vì đây mới là nền tảng thật sự vững chắc cho một nước Nhật hiện đại, văn minh. Mọi người vô cùng tha thiết muốn tìm động lực tinh thần mạnh mẽ trong công cuộc canh tân đất nước, quyết lòng tìm chỗ đứng xứng đáng cho quốc gia mình trên trường quốc tế. Có lẽ, sẽ có người nói : dân tộc nào mà chẳng thế !

Đúng, dân tộc nào cũng mong hướng đến các giá trị tốt đẹp vì đó là nhu cầu của con người, nhưng mỗi dân tộc đều có khác nhau về mức độ khát vọng. Với dân số 35 triệu người mà Khuyến học - cuốn sách về khai sáng tinh thần quốc dân - được in lần đầu tới 3,4 triệu bản, trong điều kiện thế giới cách đây gần 150 năm (và cho cả hiện nay nữa) là một tỷ lệ đầy huyền thoại: chiếm gần 10% dân số!

Điều này chỉ có thể giải thích rằng đó là một dân tộc vô cùng khát khao "nâng dân trí, chấn dân khí", và nỗi khao khát này đã lên đến tột độ! Tôi cho rằng đó chính là sức mạnh vô địch đủ sức quét sạch những kềm tỏa của các tập quán, suy nghĩ lỗi thời mà thực chất là xóa bỏ triệt để sự nô lệ tư tưởng, tinh thần để vươn lên làm người tự do, độc lập, và thực tế đã làm nên nước Nhật Bản hiện đại đầy kỳ tích sau này mà mọi người đã biết. Một dân tộc khát khao "nâng dân trí, chấn dân khí" đến tột bực như thế, tất yếu tự thân dân tộc đó đòi hỏi sự xuất hiện của các bậc khai sáng đúng tầm để tụ hội và dẫn dắt tinh thần quốc dân.

Khuyến học của Fukuzawa Yukichi ra đời thực sự kết tinh biết bao tình tự, khát vọng từ trong sâu thẳm của mọi trái tim Nhật Bản nên mới tạo được sức lan tỏa phi thường như vậy. Sự thống nhất "cầu - cung" này đã tạo thành sức mạnh cộng hưởng to lớn, phát huy hiệu quả nhanh chóng, làm nên sức mạnh vô địch trong sự nghiệp canh tân đất nước.

Lịch sử các nước cho thấy không ít trường hợp, nhà tư tưởng tiên phong của dân tộc xuất hiện, họ khởi xướng được con đường tiến lên của đất nước, đưa ra được giải pháp cho những vấn đề mang hơi thở của thời đại họ sống nhưng một bộ phận không nhỏ của dân tộc đó thì thờ ơ, có khi lại đang chìm đắm trong vòng mê muội nên không cùng làm nên sức mạnh đủ sức tạo ra các sự thay đổi cần thiết. Vì thế, hiệu quả và tác động xã hội bị rất nhiều hạn chế. Phải chăng các cuộc vân động xã hội như Phong trào Duy Tân, Phong trào Đông Du của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục... vào đầu thế kỷ 20 chưa thành công như các cụ mong muốn cũng vì lý do này? Và sẽ là bi kịch cho các bậc tiên phong, các nhà khởi xướng tư tưởng nếu bên cạnh một bộ phận dân tộc u mê mà họ phải lo thức tỉnh, họ lại còn bị cản trở bởi giới cầm quyền thủ cựu, ươn hèn, xa lại với những đòi hỏi mới của cuộc sống! Nguyễn Trường Tộ là một minh chứng cho việc sinh nhầm thời đại!

Lịch sử các nước cho thấy không ít trường hợp, nhà tư tưởng tiên phong của dân tộc xuất hiện, họ khởi xướng được con đường tiến lên của đất nước, đưa ra được giải pháp cho những vấn đề mang hơi thở của thời đại họ sống nhưng một bộ phận không nhỏ của dân tộc đó thì thờ ơ, có khi lại đang chìm đắm trong vòng mê muội nên không cùng làm nên sức mạnh đủ sức tạo ra các sự thay đổi cần thiết.

Viết đến đây, tôi xem lại số lượng xuất bản trong tủ sách mà người ta hay gọi là "tinh hoa tri thức", là "khai trí" của mình trong ba chục năm qua thì thấy thường là 2000 - 3000 bản, cao lắm là 5000 bản, kể cả mấy cuốn được xem là best seller hay gối đầu giường đã được báo chí rùm beng về ảnh hưởng, tác động xã hội! Ngay với tiểu thuyết, tính đến năm ngoái, Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã in 24 lần với 108.000 bản và nhiều người trong giới làm xuất bản đã cho rằng đây là cuốn sách được xem là kỷ lục xuất bản ở Việt Nam! Phải chăng Việt Nam ít có tác phẩm thật sự có giá trị như Khuyến Học?

Hoặc mấy năm gần đây, một số cuộc vân động văn hóa - xã hội được tiến hành như ký tên bình chọn để Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới, thu thập chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, vận động đổi tên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thành biển Đông Nam Á... đã cho thấy số lượng chữ ký hưởng ứng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Chưa có cuộc vận động nào chiếm được tỷ lệ 0,1% so với dân số 86 triệu người, dù rằng chúng ta đang sống trong thời đại Internet. Và phải chăng, do dân tộc ta chưa thật sự có khát vọng tột bực, khao khát tột độ, thậm chí còn một bộ phận không nhỏ trong chúng ta theo chủ nghĩa "mackeno" (mặc kệ nó) nên rất nhiều cuộc vận động khác như: xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng con người văn minh - thanh lịch, trật tự an toàn giao thông, chống quan liêu tham nhũng... đều chuyển biến chậm ?

Vậy, có mối liên quan nào giữa mức độ khát khao canh tân đất nước trong quá trình phát triển với một nước Nhật Bản đã hiện đại từ hơn nữa thế kỷ trước và một Việt Nam đang vừa mới thoát khỏi danh sách nước nghèo dù việc canh tân nước Việt đã được đặt ra từ hơn một thế kỷ trước? Thiết nghĩ, đây là điều mà chúng ta nên nhìn lại để đánh giá đúng mức về ưu nhược điểm của dân tộc mình, qua đó để tìm ra phương thức nuôi dưỡng, nâng tầm khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam!

(*)Khuyến Học, Fukuzawa Yukichi, NXB Trẻ ấn hành năm 2004, trang 12

Nguồn:VEF
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Tư tưởng cải cách qua tờ sớ năm Tân Sửu của một viên quan yêu nước, thương dân

    10/01/2016PGS.TS. Bùi Xuân ĐínhSuốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với dân, với nước, luôn trăn trở về tình trạng quan liêu của bộ máy công quyền các cấp - một trong những tác nhân quan trọng làm giảm nhịp độ phát triển của đất nước, nên đã chủ động đóng góp các ý kiến thông qua các tờ khải, tờ sớ, lời tâu…với các nhà cầm
    quyền, để cải cách nền hành chính nước nhà đưa đất nước tiến lên...
  • Cùng xây dựng một Đất nước tươi đẹp

    06/11/2015Nguyễn Tất ThịnhChúng ta mong muốn xây dựng một Xã hội :
    - Cho mỗi người dân có Cơ hội được thể hiện bản thân và tiếp cận đến các điều kiện bình đẳng
    - Trong đó mỗi người thực có Quyền Con người và Quyền Công dân
    - Con người đi đến trưởng thành với khát vọng cống hiến và chia sẻ
    - Ai ai cũng có chí khí phấn đấu và vượt khó với tinh thần lạc quan...
  • Cải cách kinh tế với vai trò tiên phong

    14/03/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ chương trình cải cách nào cũng phải bắt đầu từ kinh tế. Khi những nhu cầu vật chất tối thiểu của con người chưa được đảm bảo thì không thể nói đến những lợi ích cao hơn hay đặt ra những vấn đề cao hơn. Hơn nữa, con người bao giờ cũng dễ dàng nhận thức về những lợi ích vật chất cụ thể hơn nhiều so với những lợi ích tinh thần...
  • Văn hóa tìm gạch xây nền

    09/02/2014Nguyên CẩnVăn hóa đang nghèo đi! Viết như thế sẽ có người mắng” Đã giàu bao giờ đâu?”. Xin thưa, có thể lúc trước mình chưa giàu nhưng không “nghèo” như bây giờ. Nghèo từ bản chất đến nhu cầu. Dựa vào đâu có thể nhận định như vậy khi văn hóa luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng, một nhu cầu mang ý nghĩa sinh tồn? Dựa vào chuyện cái ác lên ngôi còn điều thiện hiếm dần đi chăng?
  • Chỉ có xã hội hóa và cá nhân hóa mới mang lại sự dân chủ

    06/02/2014Đỗ Lai Thúy - Phan ThắngVăn hóa của một dân tộc là một dòng chảy liên tục, tuy nhiên, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc bình lặng, lúc dữ dội, có bằng phẳng, có thác có ghềnh, và thẩm mỹ về dòng sông mỗi người, mỗi thời có thể khác nhau. Tạm hình dung như vậy để có một cái nhìn khách quan về văn hóa, đừng quá áp đặt cái chủ quan trong ứng xử với văn hóa để tránh làm cho văn hóa méo mó, biến dạng...
  • Tính lạc hậu tương đối của văn hóa và tính tất yếu phải cải cách văn hoá

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtVới tư cách là sản phẩm của quá khứ, văn hóa không thể tự mình tạo nên những kinh nghiệm mà con người chưa từng trải qua. Chính điều đó tạo ra tính lạc hậu của văn hóa so với sự phát triển của cuộc sống...
  • Cần phải tiến hành những cuộc cải cách cơ bản

    22/07/2011Nguyễn Trần BạtTrong các phiên họp quốc hội, có thể thấy một hiện tượng là nhiều Bộ trưởng khi trả lời chất vấn dường như đều muốn chuyền trách nhiệm về cho Thủ tướng. Sự lười biếng và né tránh trách nhiệm ấy là một biểu hiện quan trọng của sự tha hoá. Cho nên phải dân chủ hoá. Mà dân chủ nghĩa là gì? Dân chủ không phải là nói chuyện chơi chơi, dân chủ nghĩa là đa nguyên chính trị, và để cầm quyền tiếp tục thì những người cộng sản Việt Nam buộc phải phấn đấu để trở thành những người tiên tiến nhất trong đời sống chính trị. Đấy là lối thoát duy nhất...
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • xem toàn bộ