Phật dạy: Muốn đón duyên lành thì lòng người phải hướng thiện

04:01 CH @ Thứ Năm - 04 Tháng Tám, 2016

Khi lòng người hướng thiện ắt sẽ gặp được thiện duyên. Người với người, nên dùng lòng thiện để đối xử với nhau...

Người tu thời xưa vì để kết được nhiều thiện duyên mà có thể dùng một đôi giày rơm, một cây gậy và một chiếc bát để đi vân du khắp nơi. Khi đói bụng thì hướng đến người qua đường xin miếng cơm, khi mệt mỏi thì xin ở nhờ một đêm. Họ gọi đó là “hóa duyên”.
.
Mặc dù cuộc sống như vậy có chút nghèo khó nhưng lại rất thảnh thơi. Mỗi ngày đều có thể ngâm nga thưởng thức những cảnh đẹp khác nhau, không lo lắng không u sầu, bốn biển là nhà. Mỗi bước chân đều là nhàn nhã kèm theo tâm “vô dục vô cầu” (không ham muốn, không truy cầu).

Duyên trong thế gian này có nhiều loại, trong biển người mênh mông, gặp được nhau, trân quý nhau là một cái duyên lành. Phật có dạy rằng, kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp thoáng qua. Như thế mới thấy cái duyên trong cuộc đời quý giá đến như nào.
.
Nhưng trong cuộc sống, càng nhiều duyên chính là gặp những người thoáng qua trên đường, cùng người qua đường tránh mưa dưới mái hiên hay cùng đứng dưới trạm xe buýt chờ xe. Tất cả những người đó đều là có duyên với chúng ta. Cho dù là trong đại dương mênh mông, hai con cá bơi lội rồi vô tình gặp nhau, cũng là đều bởi vì trong sinh mệnh của chúng có duyên.

Nói đến nhân duyên có người quan niệm rất sâu, có người quan niệm hời hợt. Nhưng chúng ta dù muốn dù không thì biết rằng đó là một trong những giáo lý quan trọng trong đạo Phật. Thuyết nhân duyên của đạo Phật dạy đó là tất cả những hiện tượng, mọi sự thăng trầm, mọi sự được còn đặng mất trong đời sống của một cá nhân, của một quốc gia, của một xã hội. Một điều quan trọng mà quý vị cần lưu ý là chữ nhân và chữ duyên hai chữ đó ý nghĩa khác nhau, mặc dầu nó thường đi đôi với nhau, nhưng nếu không phân biệt từng chữ thì có thể đưa đến những lầm lẫn đáng tiếc.

Trong đời sống của một người bình thường Đức Phật dạy rằng việc thiện, việc ác đã làm là những nhân thiện ác ở trong lòng, đó gọi là nhân của đời sống.
Trong hành trình của cuộc đời, chúng ta gặp rất nhiều người khác nhau rồi cuối cùng họ trở thành “khách qua đường”, cũng có người trở thành người quen biết, bạn thân, thậm chí là người yêu. Đời người có quá nhiều điều không thể biết, chỉ một ý niệm trong đầu, một lần quyết định sẽ có thể nắm được hoặc bỏ qua một lần “duyên”. Tiếp nhận một ai, một điều gì đều là vì duyên, mà bỏ qua cũng là vì duyên. Hết thảy đều là do duyên đã định trước, trong sinh mệnh là như vậy và trong cuộc sống cũng là như thế.

Duyên phận của con người là một loại quan hệ nhân quả. Duyên phận của đời người, bất luận là ác duyên, thiện duyên, tình duyên, quan duyên…đều là kết quả của hồi báo trải qua nhiều đời nhiều kiếp mà đến. Tri âm tri kỷ là một loại duyên, trong biển người, có thể gặp nhau là “khởi duyên”, quen nhau là “tục duyên”, thân nhau là “định duyên”. Chung Tử Kỳ và Du Bá Nha không cần bất luận lời giới thiệu hay bày tỏ nào, chỉ một khúc “cao sơn mỹ thủy” làm rung động tâm linh. Đây là sự va chạm của tâm linh và tâm linh, là sự gặp gỡ của tri âm và tri âm, là duyên phận tự nhiên, “không ham muốn, không truy cầu”.
Khi lòng người hướng thiện mới có thể kết được thiện duyên. Khi ở cùng người khác cho dù chỉ là trong một khoảng thời gian bằng “cái chớp mắt” cũng phải đem tấm lòng lương thiện truyền cho đối phương. Đây chính là cách quý trọng duyên tốt nhất. Bởi vì, trong cuộc đời, thuận theo duyên mà không quên khuyến thiện chính là có thể đặt một nền tảng tốt đẹp cho tương lai.

Thuận theo duyên (tùy duyên) là một loại trí tuệ. Mọi sự tùy duyên, duy trì một tâm thái bình thản chính là cảnh giới cao nhất của đời người. Chỉ cần thuận theo duyên thì cho dù là bầu trời trong xanh hay u ám, đường đời gập ghềnh hay bằng phẳng, trong lòng vẫn sẽ bình thản và thảng đãng. Trong thời gian có hạn của cuộc đời, biết tùy duyên, quý trọng duyên thì càng sống được rộng rãi và giải thoát.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Phật giúp gì cho tình yêu lứa đôi?

    29/11/2015Đào Văn BìnhTheo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu khởi đầu từ Thụ. Vì nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy hoặc tưởng tượng tới một người nào đó - dĩ nhiên tòan hương vị ngọt ngào, tòan những êm ái, tốt lành, mộng mơ, quyến rũ, đáng yêu, quý giá - mà sinh Ái (ham muốn)...
  • Những hiểu lầm về đạo Phật

    10/02/2020Minh Đức Triều Tâm ẢnhĐạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian...
  • Đạo Phật & cuộc đời

    11/05/2019PGS. TS. Hà Vĩnh TânĐạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn...
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Lời tâm huyết của thiền sư với thanh niên

    18/05/2016Bùi Quang MinhCái gì đã làm cho có người chối bỏ tương lai, tình yêu và tuổi trẻ của mình? Câu hỏi này đã được trả lời khi chúng ta đọc quyển Tuổi trẻ Tình yêu Lý tưởng (2005) và Nói với tuổi hai mươi (1965) của thiền sư Nhất Hạnh...
  • Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm

    19/04/2016Nguyên CẩnNgười làm lãnh đạo luôn phải là người “vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ” và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo...
  • Dọn rác đạo đức - Spa lương tâm

    04/03/2016Thu NguyệtTa luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • xem toàn bộ