Mọt sách thành đạt
Trông dáng dấp, cung cách làm việc của ông chủ công ty kinh doanh vàng bạc lớn nhất miền Bắc vẫn có bóng dáng của một anh bộ đội Trung đoàn 47 (Bộ Tư lệnh Thủ đô), hay ông chủ của một xưởng sản xuất xe lam ở Hà Nội những năm 80.
Hành trang xuôi ngược của ông luôn có bóng dáng của những cuốn sách. Ông nói: “Sau 20 năm làm nhiều nghề, tôi đúc kết được công thức để có sự thành công. Đó là sức khoẻ, kiến thức chuyên môn, đối nhân xử thế, kiến thức về quản trị kinh doanh và cần đọc rất nhiều sách. Sách là ngôi trường đại học khổng lồ, chi phí thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất. Tôi nghĩ, hiệu sách như một rừng cây, người biết đọc sách là người biết lựa chọn cái cây phù hợp với mình”…
Vậy những cuốn sách ông đọc đã dạy cho ông những gì?
Có thể nói tôi thành danh từ nghề kinh doanh vàng bạc là từ những cuốn sách. Ngày nhỏ, gia đình tôi ở Thường Tín, mẹ tôi có đi thu gom những món đồ trang sức bằng vàng để chế tác thành những món đồ khác. Tôi đảm nhận việc này, dần dần có học được một ít thao tác đánh vàng. Nhưng khi quyết định theo đuổi nghề này tôi đã tự học và đọc qua sách rất nhiều, bắt đầu từ những cuốn về hoá học.
Nghe nói là chỉ bằng đọc sách mà ông đã tách được vàng theo công nghệ thuỷ luyện, công nghệ khó và mới lúc bấy giờ?
Sau khi tự học cách đánh vàng và công nghệ nấu luyện vàng từ vàng thô, vàng sa khoáng, vàng thấp tuổi phân kim ra thành vàng chất, tôi tự đọc sách, mua bình thuỷ tinh, tự nghiên cứu hàng tháng trời để thực hiện thành công công nghệ thuỷ luyện với hàng trăm thí nghiệm và tốn 4, 5 chỉ vàng.
Thời đó mua một ngôi nhà trong ngõ rộng 20m2 có giá trên dưới một cây. Như vậy là tôi đã mất nửa ngôi nhà trong ngõ mà theo giá bây giờ là hàng chục cây vàng. Thế nhưng nếu theo học phí của những người vào
Ông đúc rút được kinh nghiệm gì với “câu chuyện về sách” này?
Thiếu kiến thức trong lĩnh vực nào thì tìm sách thuộc lĩnh vực đó để học, đồng thời gặp và học hỏi kinh nghiệm từ những người có nhiều kinh nghiệm. Học từ bạn bè và quan điểm của tôi là chủ doanh nghiệp không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học. Thành công không chỉ đến với những người đã học qua đại học mà nó còn đến với những người ham đọc sách và biết ứng dụng kiến thức vào công việc.
Không nên tự ti mà phải tự tin bước vào cuộc đời. Đó là những lời nhắn nhủ của tôi với những bạn trẻ chưa có điều kiện học lên cao. Chính tôi cũng mới chỉ học đến lớp 9.
Nói thì như vậy, nhưng để lập nghiệp trong điều kiện hiện nay thì vốn là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp trẻ nào cũng quan tâm. Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu được tạo lập từ số vốn là bao nhiêu?
Nói một cách chính xác thì vốn để thành lập công ty là 0 vì số tiền 9 chỉ vàng tích cóp chuẩn bị thành lập công ty đã bị tôi làm rơi mất. Vốn của vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu chính là lòng tin.
Người Việt
Phương châm kinh doanh của tôi là không bao giờ làm thiếu cái gì, nói sai với ai một câu, và làm sao để khi mình bán, người ta tin người ta mua, còn khi mình mua, người ta tin người ta bán cho mình. Giữ tín nhiệm hơn giữ vàng là bí quyết thành công của tôi.
Vậy bí quyết thành ông chủ của ông là gì?
Công thức của tôi rất đơn giản. Có sức khoẻ tốt cộng với sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, ban đầu thuê 1, 2 nhân viên. Khách hàng mua hàng cảm thấy hài lòng, người nọ truyền người kia, tuyển thêm người, công ty lớn dần lên. Thế là thành ông chủ.
Một anh bạn của tôi ở Trung đoàn 47 bảo rằng cứ tưởng sau này anh ấy sẽ trở thành nhà thơ, nhà giáo vì giỏi văn lại co tài dẫn chuyện. Thậm chí nhiều người còn nghĩ tôi sẽ trở thành ông chủ của cơ sở sản xuất xe Lam, ai ngờ lại trở thành nhà doanh nghiệp giỏi, mà lại là doanh nghiệp vàng bạc. Nói thật lòng, tôi rất thích nghề chế tác vàng bạc.
Tôi cũng có một nguyên tắc làm việc là trung thực với khách hàng, vàng bạc đã mua ở cửa hàng của Bảo Tín Minh Châu thì dù bán ở đâu cũng đủ cân đủ tuổi. Quy trình kiểm tra nghiêm ngặt đến nỗi không chỉ nhân viên của Bảo Tín Minh Châu mà cả khách hàng cũng phải kêu là kỹ lưỡng và chặt chẽ.
Cơ sở hạ tầng của Bảo Tín Minh Châu cũng được trang bị hoàn hảo nhất để dành cho quy trình chế tác và kiểm tra này?
Ngay từ những năm 1995, tôi đã quan tâm đến vấn đề công nghệ. Sau mỗi chuyến đi nước ngoài, tôi tìm sách và học kiến thức về lĩnh vực này áp dụng cho công ty của mình. Đây là hành trang cần thiết cho doanh nghiệp trong thời hội nhập kinh tế và tôi đã chuẩn bị rất kỹ cho công ty của mình.
Thà đổ mồ hôi ở sa trường còn hơn đổ máu ở chiến trường. “Đừng lo thiếu cơ hội/Chỉ sợ thiếu hiểu biết”. Kinh nghiệm sống ấy tôi rất hiểu và muốn truyền lại cho các bạn trẻ có ước muốn lập nghiệp sau này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh