Mẹ Teresa nói chuyện
Dưới đây là bài nói chuyện của Mother Teresa người đạt giải Nobel Hòa Bình vì chăm lo cho người ngheo ở buổi Cầu Nguyện Điểm Tâm ở Washington DC. Khán giả của buổi nói chuyện này là gia đình tổng thống Mỹ Bill Clinton, các đại biểu quốc hội Mỹ, chủ tịch nước và các nhà lãnh đạo khác toàn thế giới. Tất cả mọi người đến với nhau xoay quanh Giêsu, một người thầy Do Thái ở thế kỷ thứ nhất.
Chắc ai trong chúng ta cũng biết mẹ Teresa là người đạt giải Nobel Hòa Bình và yêu thương người nghèo. Nhưng tại sao mẹ Teresa lại làm như vậy? Tại sao Teresa lại quan tâm sâu sắc về chuyện nạo phá thai và lo cho người nghèo như vậy? Giấc mơ của Mẹ Teresa là gì? Tại sao mấy nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới lại nghe Teresa nói chuyện và lại họp lại với nhau cùng cầu nguyện?
Dưới đây là Video. Sau đó là bản dịch sang tiếng Việt do Trang Nguyễn chuyển dịch và Hiển Nguyễn biên tập và bản transcript tiếng Anh.
Bài nói chuyện của Mẹ Teresa
Vào ngày cuối cùng, Giêsu sẽ nói với những người bên phải Ngài rằng.
‘Hãy lại đây, bước vào Vương Quốc” Vì khi ta đói, các ngươi cho ta ăn. Ta khát, các ngươi cho ta uống. Ta đau ốm và các ngươi đến thăm ta.” Sau đó Ngài nói với những người bên trái: “ ‘Hãy đi khuất mắt ta vì khi ta đói, các ngươi không cho ta ăn, ta khát các ngươi không cho ta uống, ta đau ốm các ngươi không thăm viếng ta”
Rồi mấy người đó sẽ hỏi, ‘Thưa Chúa lúc nào chúng tôi thấy Chúa đói khát, cô đơn, đau ốm mà không chăm sóc Ngài?’ Giêsu sẽ trả lời,
‘Hễ các ngươi không làm điều ấy cho một trong những người rất hèn mọn nầy của ta tức là các ngươi không làm cho ta.’
Khi chúng ta hội họp nhau cùng cầu nguyện, tôi nghĩ rằng, sẽ rất tuyệt nếu chúng ta bắt đầu với lời cầu nguyện thể hiện rõ những điều mà Giêsu muốn chúng ta làm cho những kẻ hèn mọn nhất. Thánh Francis Assisi là một người hiểu rất rõ lời của Giêsu và cuộc đời Ngài là được thể hiện rõ bằng một lời cầu nguyện. Và lời cầu nguyện này chúng ta vẫn cùng nhau nói sau Tiệc Thánh, luôn luôn gây bất ngờ cho tôi, bởi nó rất phù hợp cho mỗi người chúng ta. Và tôi luôn luôn tự hỏi rằng cách đây 800 năm khi Thánh Francis sống, có phải họ cũng có cùng những khó khăn giống hệt chúng ta có ngày nay. Tôi nghĩ rằng, với một số người trong chúng ta đã biết lời cầu nguyện bình an này nồi – vì vậy chúng ta sẽ cùng nhau cầu nguyện.
Lời cầu nguyện của Thánh Francis
Chúa ôi, hãy khiến con trở thành một công cụ của Hòa bình của Ngài. Nơi nào có oán thù hãy cho con gieo tình yêu, nơi nào có có tổn thương hãy cho con gieo sự tha thứ, nơi nào có nghi ngờ cho con gieo niềm tin, nơi nào có thất vọng cho con mang hy vọng, nơi nào có bóng tối cho con mang ánh sáng, nơi nào có nỗi buồn hãy cho con mang niềm vui. Chúa ôi, hãy cho phép con an ủi mà không phải cố gắng để được an ủi, hiểu mà không phải mong được hiểu, không phải cố gắng để được yêu thương, mà yêu thương. Bởi vì ở trong sự cho đi mà chúng con nhận được, trong sự tha thứ mà chúng con được tha thứ, trong sự chết mà chúng con được sinh ra để sống đời đời.
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì cơ hội Chúa đã cho chúng ta ngày hôm nay để đến đây và cùng nhau cầu nguyện. Chúng ta đến đây để đặc biệt cầu nguyện cho bình yên, niềm vui và tình yêu. Chúng ta được nhắc nhở rằng Giêsu đến để mang tin lành đến cho người nghèo. Ngài nói cho chúng ta biết Tin lành là gì khi Ngài nói “Sự bình yên ta để lại cho các con, sự bình yên ta cho các con”. Ngài đã đến không phải để mang hòa bình đến cho thế giới, điều đơn giản chỉ là chúng ta không làm phiền nhau. Ngài đến để cho sự bình yên của trái tim đến từ yêu thương – từ làm điều tốt cho người khác.
Và Chúa Trời yêu thương thế gian rất nhiều đến nỗi đã ban Con Ngài, đó là một sự ban cho. Chúa mang Con Ngài qua Trinh nữ Mary, và cô ấy đã làm gì với Ngài? Ngay khi Giêsu đến với cuộc sống của Mary, ngay lập tức cô vội vàng báo tin vui. Và khi cô đến nhà cô em họ của cô là Elizabeth, Kinh thánh nói chúng ta rằng đứa trẻ chưa được sinh ra – đứa trẻ trong bào thai của Elizabeth nhảy nhót vui mừng. Ngay khi trong bào thai của Mary, Giêsu đã mang bình yên đến cho Giăng Báp tít, người đã nhảy nhót với niềm vui trong bào thai của Elizabeth.
Và nếu như điều đó là chưa đủ, và nếu như điều đó là chưa đủ rằng Con Ngài trở thành một người trong chúng ta và mang bình yên và niềm vui từ khi còn trong bào thai Mary, Giêsu cũng đã chết trên thập giá để bày tỏ một tình yêu lớn hơn. Ngài chết cho bạn và cho tôi và kẻ bị ghẻ cùi và cho người đang dần chết trong sự đói khát và kẻ trần truồng trên đường phố, không chỉ ở Calcutta, nhưng ở châu Phi, và ở mọi nơi. Những chị em chúng tôi đã phục vụ người nghèo trên 105 quốc gia trên thế giới. Giêsu nhấn mạnh rằng chúng ta yêu thương lẫn nhau như Ngài yêu mỗi một chúng ta.
Giêsu cho đi cuộc đời Ngài để yêu thương chúng ta và Ngài nói với chúng ta rằng chúng ta phải cho đi bất cứ thứ gì để làm điều tốt đẹp cho người khác. Và trong Tin Mừng, Giêsu nói rất rõ ràng rằng: “Hãy yêu thương như ta đã yêu các con”. Giêsu chết trên thập giá bởi vì đó là điều cần thiết từ Ngài để làm điều tốt cho chúng ta – cứu chúng ta khỏi sự ích kỷ trong tội lỗi. Ngài từ bỏ mọi điều để làm theo ý muốn của Chúa Cha cho chúng ta thấy rằng chúng ta cũng phải sẵn sàng từ bỏ tất cả để làm theo ý muốn của Chúa – yêu thương nhau như Ngài yêu thương mỗi một chúng ta. Nếu chúng ta không sẵn sàng cho đi bất cứ thứ gì để làm điều tốt cho mỗi người khác, tội lỗi vẫn ở trong chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng phải phải cho đi lẫn nhau cho đến khi thấy đau đớn.
Nói rằng “Tôi yêu mến Chúa” là chưa đủ, nhưng chúng ta cũng phải yêu mến những người láng giềng mình. Thánh John nói rằng bạn sẽ trở thành kẻ nói dối nếu như bạn nói yêu Chúa mà không yêu những người thân cận mình.
Làm thế nào bạn có thể yêu mến Chúa – người mà bạn không nhìn thấy, nếu bạn không yêu mến những người láng giềng của mình, người mà bạn gặp hàng ngày, người mà bạn sống cùng?
Do đó, điều quan trong là chúng ta nhận ra rằng yêu thương, để là chân thật, phải gây đau đớn. Tôi sẽ sẵn lòng cho đi bất cứ thứ gì để không làm hại người khác, và thực tế, là làm điều tốt cho họ. Điều này yêu cầu chúng ta phải cho đi cho đến khi thấy đau đớn. Nếu không thì sẽ không có tình yêu thật sự trong tôi và tôi mang đến sự bất công chứ không phải là bình yên cho những người xung quanh.
Giêsu chịu đau đớn khi yêu thương chúng ta. Chúng ta được tạo dựng trong hình ảnh của Ngài cho những điều lớn lao hơn, để yêu thương và được yêu thương. Chúng ta phải “mặc Christ lên mình” như Kinh Thánh nói với chúng ta. Và theo lẽ đó, chúng ta được tạo ra để yêu thương và để được yêu thương, và Chúa đã trở thành con người để làm chúng ta có thể yêu thương như Ngài yêu chúng ta. Giêsu biến Ngài trở nên người đói khát, người trần truồng, người vô gia cư và bị ghẻ lạnh và Ngài nói, “Các người đã làm điều đó với ta” Vào ngày cuối cùng, Ngài sẽ nói với những người bên phải Ngài “Bất cứ điều gì các con làm cho những người này, các con đã làm cho ta.” Và Ngài cũng nói với những người bên trái rằng: “Bất cứ điều gì các ngươi thờ ơ không làm cho những người này, các con đã từ chối làm điều đó cho Ta.”
Khi Ngài sắp chết trên Thập tự giá, Giê- xu đã nói “Tôi khát”. Giêsu đang khát khao tình yêu của chúng ta, đó là sự khao khát của tất cả mọi người, cho dù là người nghèo hay người giàu. Tất cả chúng ta đều khát khao tình yêu của kẻ khác, rằng họ kẻ khác sẽ đi theo hướng tránh việc làm hại chúng ta và làm những điều tốt cho chúng ta. Đó là ý nghĩa của tình yêu thực sự, cho đi cho đến khi đau đớn.
Tôi không bao giờ quên trải những gì tôi cảm nhận khi đến thăm viện dưỡng lão, nơi giữ những bố mẹ già của con trai và con gái của họ đã gửi họ đến viện và lãng quên họ – có thể. Tôi đã thấy những người già ở đó có tất cả mọi thứ , thức ăn tốt, chỗ ở thoải mái, ti vi, tất cà mọi thứ nhưng họ đều ngóng trông về phía cửa. Và tôi không tìm thấy nụ cười nơi khuôn mặt họ. Tôi quay sang các anh chị em ở đó và hỏi “Tại sao mọi người ở đây đều ngóng trông nơi cánh cửa, tại sao họ không thể cười cho dù họ được trang bị mọi tiện nghi?”
Tôi vẫn thường thấy nụ cười trên khuôn của những người chúng tôi, kể cả những người sắp chết cũng mỉm cười.
Và các chị em cho biết: “Đây là điều diễn ra gần như mỗi ngày. Họ mong đợi con cái họ sẽ đến thăm. Họ bị tổn thương vì bị lãng quên.” Và các bạn thấy đấy, sự bỏ bê yêu thương mang đến sự nghèo đói tinh thần. Có thể trong gia đình của chính chúng ta còn có một người nào đó cảm thấy cô đơn, đau yếu, lo lắng. Chúng ta có ở đó không? Chúng ta có ở bên cạnh họ hay chỉ đơn thuần là đặt họ vào trong sự quan tâm của kẻ khác? Chúng ta có sẵn lòng cho đi đến khi đau đớn để ở bên cạnh gia đình của chúng ta hay là chúng ta sẽ đặt lợi ích riêng tư lên trước nhất? Đây là những câu hỏi mà chúng ta phải tự hỏi bản thân mình, đặc biệt là khi chúng ta bắt đầu năm mới của gia đình chúng ta. Chúng ta nên nhớ rằng yêu thương bắt đầu từ gia đình, và chúng ta phải nhớ rằng “tương lai của nhân loại đến qua gia đình.
Tôi lấy làm ngạc nhiên ở phương Tây khi thấy nhiều nam thanh niên và nữ thanh niên sử dụng ma túy. Và tôi đã cố gắng để tìm ra hiểu lý do tại sao. Tại sao lại như thế trong khi người phương Tây có nhiều thứ hơn người phương Đông? Và câu trả lời là: “Bởi vì không có ai trong gia đình tiếp nhận chúng.” Trẻ em phụ thuộc vào chúng ta tất cả mọi thứ – sức khỏe, dinh dưỡng, cả sự an ninh, việc họ đến để biết và yêu mến Đức Chúa Trời. Với tất cả điều này, chúng nhìn vào chúng ta với sự tin tưởng, hy vọng và trông đợi. Nhưng thường bố mẹ quá bận rộn họ không có thời gian cho con cái của họ, hoặc có thể họ thậm chí không kết hôn hoặc đã từ bỏ cuộc hôn nhân của họ. Vì vậy, trẻ em ra đường phố và sử dụng ma túy và tham gia những thứ khác. Chúng ta đang nói về tình yêu của đứa trẻ đó là nơi mà tình yêu và sự yên bình phải bắt đầu. Đây là những điều phá vỡ bình yên..
Nhưng tôi cảm thấy rằng cái phá hủy sự bình yên lớn nhất hôm nay là phá thai, bởi vì nó là một cuộc chiến chống lại đứa trẻ, một sự giết chết trực tiếp đứa trẻ vô tội, được thực hiện bở chính người mẹ.
Và nếu chúng ta chấp nhận rằng người mẹ có thể giết chết ngay cả con ruột của mình, làm thế nào chúng ta có thể nói với người khác không giết lẫn nhau? Làm thế nào để chúng tôi thuyết phục một người phụ nữ không phá thai? Như mọi khi, chúng tôi phải thuyết phục cô ấy bằng tình yêu và chúng tôi tự nhắc nhở chính chúng tôi rằng tình yêu có nghĩa là sẵn sàng cho đi cho đến khi đau đớn. Giêsu đã cho đi ngay cả cuộc sống của Ngài để yêu thương chúng ta. Vì vậy, người mẹ đang nghĩ đến việc phá thai, nên được giúp đỡ để yêu thương, đó là cho đi dù tổn hại đến kế hoạch bản thân, hoặc thời gian rảnh rỗi của mình, tôn trọng sự sống của con mình. Cha của đứa trẻ đó, bất cứ là ai cũng phải cho đi dù bị tổn thương.
Bằng cách phá thai, người mẹ không học cách yêu thương mà giết chính đứa trẻ của mình để giải quyết vấn đề của cô ta.
Và bằng việc phá thai, người cha được bảo rằng anh ta không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào cho đứa trẻ mà anh đã mang đến thế giới. Người cha này có thể làm điều tương tự đối với người phụ nữ khác. Do đó, phá thai chỉ dẫn đến nhiều sự phá thai hơn.
Bất kỳ đất nước nào chấp nhận phá thai không phải là đang dạy cho người dân tình yêu mà sử dụng bất kỳ hình thức bạo lực nào để có được cái mà họ muốn. Đó là lý do tại sao cái phá hoại ghê gớm nhất của tình yêu và sự bình yên là phá thai.
Nhiều người đặc biệt quan tâm đến trẻ em ở Châu Phi và ở Ấn Độ, nơi có nhiều cái chết vì sự đói khát và các thứ khác. Nhiều người cũng lo ngại về tất cả tình trạng bạo lực ở đất nước Hoa Kỳ vĩ đại này. Đó là những mối quan tâm rất tốt. Những thường những người này không quan tâm đến hàng triệu trẻ em đang bị giết bởi quyết định chủ tâm của chính mẹ họ. Và điều này là sự hủy diệt lớn nhất của hòa bình ngày nay – sự phá thai dẫn con người đến sự mù lòa
Vì điều này tôi kêu gọi ở Ấn Độ và ở khắp mọi nơi “Hãy để chúng ta mang đứa trẻ trở lại.” Đứa trẻ là món quà mà Chúa ban tặng đến cho gia đình. Mỗi một trẻ em được tạo dựng trong một hình ảnh đặc biệt giống Thiên Chúa cho những điều lớn lao hơn chính là yêu thương và được yêu thương. Trong năm gia đình này, chúng ta phải mang những đứa trẻ trở lại là trung tâm của sự chăm sóc và quan tâm. Đó là con đường duy nhất để thế giới tồn tại bởi trẻ em chính là hy vọng duy nhất của tương lai. Bởi người gia được kêu gọi trở về bên Chúa và chỉ có trẻ em là thay thế họ.”
Hãy xem những gì Chúa nói với chúng ta? Ngài nói rằng: “Ngay cả nếu một người mẹ có thể bỏ quên đứa con của mình, thì Ta sẽ không quên các con. Ta khắc tên các con trong bàn tay Ta”. Chúng ta được khắc tên trong bàn tay Ngài và từ quan niệm này cả những đứa trẻ chưa chào đời cũng được khắc tên trong bàn tay Chúa và được Chúa kêu gọi để yêu thương và được yêu thương không chỉ trong cuộc sống hiện tại này mà là vĩnh cửu. Chúa không bao giờ quên chúng ta.
Tôi sẽ kể các bạn một vài điều tốt đẹp. Chúng tôi đang chiến đấu chống lại việc phá thai bằng cách quan tâm đến những người mẹ và nhận nuôi những đứa trẻ. Chúng tôi đã cứu hàng ngàn mạng sống. Chúng tôi đã gửi những lời này đến các phòng khám, bệnh viện và sở cảnh sát: “Xin đừng bỏ đi những đứa trẻ, chúng tôi sẽ chăm sóc chúng” Do đó, chúng tôi nói với những người mẹ đang gặp rắc rối: “Hãy đến, chúng tôi sẽ chăm sóc con và chúng tôi sẽ tìm một ngôi nhà cho đứa trẻ của con”. Và chúng tôi có nhu cầu rất lớn từ những cặp vợ chồng vô sinh- nhưng tôi không bao giờ mang đứa trẻ cho cặp vợ chồng nào đã làm điều gì đó dẫn đến việc vô sinh. Giêsu nói “Kẻ nào tiếp nhận một đứa trẻ trong danh Ta tức là tiếp nhận Ta”. Bằng cách nhận nuôi một đứa trẻ, các cặp đôi tiếp nhận Giêsu nhưng bằng cách phá đi một đứa trẻ, cặp vợ chồng đó đã từ chối tiếp nhận Giêsu .
Xin đừng giết đi một đứa trẻ. Tôi muốn đứa trẻ đó. Hãy cho tôi đứa trẻ. Tôi sẵn lòng tiếp nhận bất cứ đứa trẻ nào bị bỏ rơi và đưa đứa trẻ đó đến với cặp vợ chồng đã kết hôn những người sẽ yêu nó và được yêu thương từ nó.
Chỉ từ ngôi nhà trẻ thơ của chúng tôi ở Calcutta, chúng tôi đã cứu hơn 3000 trẻ em từ việc phá thai. Những đứa trẻ này đã mang đến tình yêu và niềm vui cho bố mẹ nhận nuôi chúng và lớn lên với đầy đủ tình yêu và hạnh phúc.
Tôi biết các cặp gia đình phải kế hoạch hóa gia đình và với mục đích đó có cách bằng phương pháp tự nhiên.
Cách để kế hoạch hóa gia đình là phương pháp tự nhiên chứ không phải chứ không phải biện pháp tránh thai.
Việc phá hủy sức mạnh bạn cho cuộc sống thông qua biện pháp tránh thai, người vợ hoặc người chồng đang làm một cái gì đó cho bản thân họ. Điều này dẫn đến sự chú trọng đến chính họ và do đó, phá hủy những món quà của tình yêu trong người chồng hay người vợ. Trong tình yêu, vợ chồng phải chuyển sự chú ý vào lẫn nhau như những gì vẫn xảy ra trong kế hoạch hóa tự nhiên, chứ không phải vào chính họ, như diễn ra trong việc tránh thai. Một khi tình yêu đang sống bị phá hủy bằng cách tránh thai, phá thai theo sau đó rất dễ dàng.
Tôi cũng biết rằng có những vấn đề lớn trên thế giới đó là nhiều cặp vợ chồng không yêu thương nhau đủ để thực hiện kế hoách hóa gia đình tự nhiên. Chúng ta không thể giải quyết tất cả các vấn đề trên thế giới nhưng hãy đừng để chúng ta mang đến điều tồi tệ nhất cho tất cả chính là phá hủy tình yêu. Và điều này là những gì xảy ra khi chúng ta nói với mọi người thực hiện biện pháp tránh thai và phá thai.
Người nghèo là những người tuyệt vời. Họ dạy cho chúng ta rất nhiều điều đẹp. Một khi một trong số họ đã đến cảm ơn chúng tôi đã dạy cho họ kế hoạch gia đình tự nhiên và nói: “Các bạn những người đã thực hành đức sống trong sạch không đôi lứa, là những người tốt nhất để dạy chúng tôi kế hoạch hóa gia đình tự nhiên bởi vì nó là không có gì hơn là tự kiểm soát chính mình xuất phát từ tình yêu cho người khác.” Và điều mà người nghèo này nói là rất đúng. Người nghèo có thể không có gì để ăn, không có một ngôi nhà để sống, nhưng họ vẫn có thể là những người tuyệt vời khi họ giàu có tâm linh.
Khi tôi gặp một người đói khát trên đường, tôi cho anh ta một đĩa cơm, một miếng bánh mì. Nhưng một người đang bị ruồng bỏ, họ cảm thấy không được mong muốn, không được yêu thương, sợ hãi, là những người bị ném ra khỏi xã hội – sự nghèo đói tinh thần kiểu đó thì khó khăn hơn nhiều để vượt qua. Và phá thai, thường đến sau biện pháp tránh thai, đưa đến sự nghèo đói về tinh thần, và đó là sự nghèo đói tồi tệ nhất và khó khăn nhất để vượt qua.
Những người nghèo về vật chất có thể là những người rất tuyệt vời. Một buổi tối, chúng tôi đi ra ngoài và chúng tôi chọn bốn người trên đường phố. Và một trong số họ đang trong tình trạng khủng khiếp nhất. Tôi đã nói với các nữ tu: “Các chị em hãy chăm sóc của ba người kia; Tôi sẽ chăm sóc của người trông tồi tệ hơn.”Vì vậy, tôi đã làm cho cô ấy tất cả những gì từ tình yêu của tôi có thể làm. Tôi đặt cô ấy trên giường, và một nụ cười tuyệt đẹp xuất hiện trên khuôn mặt của cô ấy.”
Cô ấy nắm lấy tay tôi khi cô ấy chỉ một từ duy nhất: “Cảm ơn” và cô ấy chết.
Tôi không thể không kiểm tra lương tâm của tôi trước cô ấy. Và tôi hỏi: “Tôi sẽ nói gì nếu tôi ở vào vị trí của cô ấy?” Và câu trả lời của tôi rất đơn giản. Tôi sẽ cố gắng thu hút một ít sự chú ý đến chính tôi. Tôi sẽ nói: “Tôi đói, tôi đang chết, tôi lạnh, tôi đau đớn”, hoặc một cái gì đó. Nhưng cô ấy đã cho tôi nhiều hơn nhiều – cô ấy đã cho tôi tình yêu biết ơn của cô ấy. Và cô ấy đã chết với nụ cười trên khuôn mặt. Sau đó chúng tôi nhặt một người đàn ông từ cống lên, bị sâu bọ ăn đến một nửa, sau khi chúng tôi đưa ông đến nhà, ông chỉ nói:
“Tôi đã sống như động vật trên đường phố, nhưng tôi sắp chết như một thiên thần, được yêu thương và chăm sóc.”
Sau đó, sau khi chúng tôi bắt sâu ra khỏi cơ thể của ông, tất cả những gì ông nói, với một nụ cười lớn, là: “Chị ơi, tôi sẽ về nhà với Thiên Chúa” và ông qua đời. Thật tuyệt vời chứng kiến sự vĩ đại của người đàn ông đó khi có thể nói như vậy và không cần đổ lỗi cho bất cứ ai, và so sánh với bất cứ điều gì. Như một thiên thần – sự vĩ đại của những người giàu tinh thần ngay cả khi họ nghèo về vật chất. Chúng ta không phải là nhân viên xã hội. Trong mắt một số người, chúng tôi có thể đang làm công tác xã hội, nhưng chúng ta phải là những người chiêm nghiệm trong trái tim của thế giới. Vì chúng ta được chạm vào cơ thể của Christ và chúng ta luôn luôn có sự hiện diện của Ngài.
Các bạn cũng phải mang sự hiện diện của Chúa đến gia đình mình, bởi vì gia đình cầu nguyện với nhau, ở lại cùng nhau.
Có quá nhiều hận thù, nhiều đau khổ, và chúng ta bằng lời cầu nguyện của chúng ta, với sự hy sinh của chúng, đang bắt đầu từ gia đình. Tình yêu bắt đầu từ gia đìnhvà không phải là chúng ta làm bao nhiêu, mà là bao nhiêu tình yêu chúng ta đưa vào những việc chúng ta đang làm.
Nếu chúng ta là những người chiêm niệm được trong trái tim của thế giới với tất cả vấn đề của nó, những vấn đề này không bao giờ có thể làm nản chí chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn nhớ những gì Thiên Chúa nói với chúng ta trong Kinh Thánh: “Ngay cả khi một người mẹ có thể quên mất đứa trẻ trong bụng mình – một chuyện không thể, nhưng ngay cả khi cô có thể quên- Ta sẽ không bao giờ quên các con.”
Và ở đây tôi đang muốn nói với các bạn. Tôi muốn các bạn tìm kẻ nghèo khó ngay tại nơi đây, ngay trong ngôi nhà của bạn và bắt đầu với tình yêu thương ở đó. Hãy trở thành tin lành với người thân của mình trước hết. Và tìm những người láng giềng xung quanh. Bạn có biết họ là ai không?
Tôi đã có trải nghiệm khác thường nhất của tình yêu thương những người láng giềng với một gia đình Ấn Độ giáo. Một người đàn ông đến nhà chúng tôi và nói: “Mẹ Teresa, có một gia đình đã không có gì ăn trong một thời gian dài. Hãy làm điều gì đó.” Vì vậy, tôi lấy một ít gạo và ngay lập tức đến đó. Và tôi thấy những đứa trẻ- đôi mắt sang lên vì đói. Tôi không biết nếu bạn đã bao giờ thấy người đói hay chưa. Nhưng tôi thấy điều đó thường xuyên. Và người mẹ trong gia đình mà tôi mang gạo đến đã lấy gạo và đi ra. Khi cô ấy trở lại, tôi hỏi cô ấy: “Cô đã đi đâu vậy? Cô đã làm gì? ” Và cô ấy đã cho tôi một câu trả lời rất đơn giản:” Họ cũng đang đói” Điều gây ấn tượng với tôi là cô ấy đã biết chuyện này – và họ là ai? Một gia đình Hồi giáo – mà cô ấy đã biết. Tôi đã không mang thêm gạo đến vào tối hôm đó vì tôi muốn họ, người Ấn giáo và Hồi giáo, tận hưởng niềm vui chia sẻ.
Nhưng những đứa trẻ, lan tỏa niềm vui, chia sẻ niềm vui và bình yên với người mẹ vì cô đã có tình yêu để cho đi cho đến khi đau đớn. Và bạn thấy đấy, đây là nơi tình yêu bắt đầu – tại nhà trong gia đình.
Do đó, như ví dụ về gia đình này thể hiện ra, Chúa sẽ không bao giờ quên chúng ta, và có một điều gì đó bạn và tôi có thể luôn luôn làm được. Chúng ta sẽ giữ niềm vui về yêu thương Giêsu trong trái tim chúng ta, và chia sẻ niềm vui đó với những người mà chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc.
Chúng ta hãy làm rõ ràng một điều rằng – không có đứa trẻ nào không được mong muốn, không được yêu thương, không được chăm sóc, hoặc bị giết chết và vứt đi. Hãy cho đi cho tới khi đau đớn – với một nụ cười.
Tôi đã nói quá nhiều về cho đi một nụ cười, có một lần một giáo sư từ Mỹ đến hỏi tôi “Bà đã kết hôn chưa?” Và tôi trả lời rằng: “Rồi, và tôi luôn nhận thấy đôi khi rất khó để cười với người chồng của tôi, Giêsu bởi vì đôi khi Ngài có yêu cầu rất cao.” Đó là một điều dường như đúng.
Và có một nơi tình yêu đến – là khi có sự yêu cầu cao , ấy vậy mà chúng ta có thể cho nó đi với niềm vui.
Một trong những yêu cầu cao nhất đối với tôi là đi khắp nơi – và đứng trước công chúng. Tôi đã nói với Giêsu rằng nếu tôi không lên thiên đường vì lý do nào khác, tôi sẽ lên thiên đường với tất cả những việc đi lại và với tất cả sự xuất hiện trước công chúng, bởi vì điều đó đã thánh sạch tôi, hy sinh tôi và khiến tôi sẵn sang đến thiên đường.
Nếu chúng ta nhớ rằng Chúa yêu thương chúng ta, và rằng chúng ta có thể yêu thương người khác như Ngài yêu chúng ta, thì Nước Mỹ sẽ trở thành dấu hiệu của hòa bình của thế giới.
Từ nơi đây, dấu hiệu của việc chăm sóc cho những người yếu nhất trong những người yếu thế – những đứa trẻ chưa được sinh ra – phải đi ra ngoài thế giới. Nếu bạn trở thành một ánh sang rực cháy của công lý và hòa bình thế giới, thì thực sự bạn sẽ làm đúng với những gì những người sáng lập của đất nước này đại diện cho. Thiên Chúa chúc lành cho bạn!
Mother Teresa
On the last day, Jesus will say to those on His right hand,
“Come, enter the Kingdom. For I was hungry and you gave me food, I was thirsty and you gave me drink, I was sick and you visited me.” Then Jesus will turn to those on His left hand and say, “Depart from me because I was hungry and you did not feed me, I was thirsty and you did not give me drink, I was sick and you did not visit me.” These will ask Him, “When did we see You hungry, or thirsty or sick and did not come to Your help?” And Jesus will answer them,
“Whatever you neglected to do unto one of the least of these, you neglected to do unto me!”
As we have gathered here to pray together, I think it will be beautiful if we begin with a prayer that expressed very well what Jesus wants us to do for the least. St. Francis of Assisi understood very well these words of Jesus and His life is very well expressed by a prayer. And this prayer, which we say every day after Holy Communion, always surprises me very much, because it is very fitting for each one of us. And I always wonder whether 800 years ago when St. Francis lived, they had the same difficulties that we have today. I think that some of you already have this prayer of peace – so we will pray it together.
Prayer of St. Francis
Lord, make me an instrument of Your peace. where there is hatred let me sow love, where there is injury let me sow pardon, where there is doubt let me sow faith, where there is despair let me give hope, where there is darkness let me give light, Where there is sadness let me give joy. O Divine Master, grant that I may not try to be comforted but to comfort, not try to be understood but to understand, not try to be loved but to love. Because it is in giving that we receive, it is in forgiving that we are forgiven, and it is in dying that we are born to eternal life.
Let us thank God for the opportunity He has given us today to have come here to pray together. We have come here especially to pray for peace, joy and love. We are reminded that Jesus came to bring the good news to the poor. He had told us what that good news is when He said: “My peace I leave with you, My peace I give unto you.” He came not to give the peace of the world which is only that we don’t bother each other. He came to give the peace of heart which comes from loving – from doing good to others.
And God loved the world so much that He gave His Son – it was a giving. God gave His Son to the Virgin Mary, and what did she do with Him? As soon as Jesus came into Mary’s life, immediately she went in haste to give that good news. And as she came into the house of her cousin, Elizabeth, Scripture tells us that the unborn child – the child in the womb of Elizabeth – leapt with joy. While still in the womb of Mary, Jesus brought peace to John the Baptist who leapt for joy in the womb of Elizabeth.
And as if that were not enough, as if it were not enough that God the Son should become one of us and bring peace and joy while still in the womb of Mary, Jesus also died on the Cross to show that greater love. He died for you and for me, and for that leper and for that man dying of hunger and that naked person lying in the street, not only of Calcutta, but of Africa, and everywhere. Our Sisters serve these poor people in 105 countries throughout the world. Jesus insisted that we love one another as He loves each one of us.
Jesus gave His life to love us and He tells us that we also have to give whatever it takes to do good to one another. And in the Gospel Jesus says very clearly: “Love as I have loved you.” Jesus died on the Cross because that is what it took for Him to do good to us – to save us from our selfishness in sin. He gave up everything to do the Father’s will to show us that we too must be willing to give up everything to do God’s will – to love one another as He loves each of us. If we are not willing to give whatever it takes to do good to one another, sin is still in us. That is why we too must give to each other until it hurts.
It is not enough for us to say: “I love God,” but I also have to love my neighbor. St. John says that you are a liar if you say you love God and you don’t love your neighbor.
How can you love God whom you do not see, if you do not love your neighbor whom you see, whom you touch, with whom you live?
And so it is very important for us to realize that love, to be true, has to hurt. I must be willing to give whatever it takes not to harm other people and, in fact, to do good to them. This requires that I be willing to give until it hurts. Otherwise, there is no true love in me and I bring injustice, not peace, to those around me.
It hurt Jesus to love us. We have been created in His image for greater things, to love and to be loved. We must “put on Christ” as Scripture tells us. And so, we have been created to love and to be loved, and God has become man to make it possible for us to love as He loved us. Jesus makes Himself the hungry one, the naked one, the homeless one, the unwanted one, and He says, “You did it to Me.” On the last day He will say to those on His right, “Whatever you did to the least of these, you did to Me,” and He will also say to those on His left, “Whatever you neglected to do for the least of these you neglected to do it for Me.”
When He was dying on the Cross, Jesus said, “I thirst.” Jesus is thirsting for our love, and this is the thirst of everyone, poor and rich alike. We all thirst for the love of others, that they go out of their way to avoid harming us and to do good to us. This is the meaning of true love, to give until it hurts.
I can never forget the experience I had in visiting a home where they kept all these old parents of sons and daughters who had just put them into an institution and forgotten them – maybe. I saw that in that home these old people had everything – good food, comfort- able place, television, everything, but everyone was looking toward the door. And I did not see a single one with a smile on the face. I turned to Sister and I asked: “Why do these people who have every comfort here, why are they all looking toward the door? Why are they not smiling?”
I am so used to seeing the smiles on our people, even the dying ones smile.
And Sister said: “This is the way it is nearly every day. They are expecting, they are hoping that a son or daughter will come to visit them. They are hurt because they are forgotten.” And see, this neglect to love brings spiritual poverty. Maybe in our own family we have somebody who is feeling lonely, who is feeling sick, who is feeling worried. Are we there? Are we there to be with them, or do we merely put them in the care of others? Are we willing to give until it hurts in order to be with our families, or do we put our own interests first? These are the questions we must ask ourselves, especially as we begin this year of the family. We must remember that love begins at home and we must also remember that “the future of humanity passes through the family.”
I was surprised in the West to see so many young boys and girls given to drugs. And I tried to find out why. Why is it like that, when those in the West have so many more things than those in the East? And the answer was: “Because there is no one in the family to receive them.” Our children depend on us for everything – their health, their nutrition, their security, their coming to know and love God. For all of this, they look to us with trust, hope and expectation. But often father and mother are so busy they have no time for their children, or perhaps they are not even married or have given up on their marriage. So the children go to the streets and get involved in drugs or other things. We are talking of love of the child which is where love and peace must begin. These are the things that break peace.
But I feel that the greatest destroyer of peace today is abortion, because it is a war against the child, a direct killing of the innocent child, murder by the mother herself.
And if we accept that a mother can kill even her own child, how can we tell other people not to kill one another? How do we persuade a woman not to have an abortion? As always, we must persuade her with love and we remind ourselves that love means to be willing to give until it hurts. Jesus gave even His life to love us. So, the mother who is thinking of abortion, should be helped to love, that is, to give until it hurts her plans, or her free time, to respect the life of her child. The father of that child, whoever he is, must also give until it hurts.
By abortion, the mother does not learn to love, but kills even her own child to solve her problems.
And, by abortion, the father is told that he does not have to take any responsibility at all for the child he has brought into the world. That father is likely to put other women into the same trouble. So abortion just leads to more abortion.
Any country that accepts abortion is not teaching its people to love, but to use any violence to get what they want. This is why the greatest destroyer of love and peace is abortion.
Many people are very, very concerned with the children of India, with the children of Africa where quite a few die of hunger, and so on. Many people are also concerned about all the violence in this great country of the United States. These concerns are very good. But often these same people are not concerned with the millions who are being killed by the deliberate decision of their own mothers. And this is what is the greatest destroyer of peace today – abortion which brings people to such blindness.
And for this I appeal in India and I appeal everywhere – “Let us bring the child back.” The child is God’s gift to the family. Each child is created in the special image and likeness of God for greater things – to love and to be loved. In this year of the family we must bring the child back to the center of our care and concern. This is the only way that our world can survive because our children are the only hope for the future. As older people are called to God, only their children can take their places.
But what does God say to us? He says: “Even if a mother could forget her child, I will not forget you. I have carved you in the palm of my hand.” We are carved in the palm of His hand; that unborn child has been carved in the hand of God from conception and is called by God to love and to be loved, not only now in this life, but forever. God can never forget us.
I will tell you something beautiful. We are fighting abortion by adoption – by care of the mother and adoption for her baby. We have saved thousands of lives. We have sent word to the clinics, to the hospitals and police stations: “Please don’t destroy the child; we will take the child.” So we always have someone tell the mothers in trouble: “Come, we will take care of you, we will get a home for your child.” And we have a tremendous demand from couples who cannot have a child – but I never give a child to a couple who have done something not to have a child. Jesus said. “Anyone who receives a child in my name, receives me.” By adopting a child, these couples receive Jesus but, by aborting a child, a couple refuses to receive Jesus.
Please don’t kill the child. I want the child. Please give me the child. I am willing to accept any child who would be aborted and to give that child to a married couple who will love the child and be loved by the child.
From our children’s home in Calcutta alone, we have saved over 3000 children from abortion. These children have brought such love and joy to their adopting parents and have grown up so full of love and joy.
I know that couples have to plan their family and for that there is natural family planning.
The way to plan the family is natural family planning, not contraception.
In destroying the power of giving life, through contraception, a husband or wife is doing something to self. This turns the attention to self and so it destroys the gift of love in him or her. In loving, the husband and wife must turn the attention to each other as happens in natural family planning, and not to self, as happens in contraception. Once that living love is destroyed by contraception, abortion follows very easily.
I also know that there are great problems in the world – that many spouses do not love each other enough to practice natural family planning. We cannot solve all the problems in the world, but let us never bring in the worst problem of all, and that is to destroy love. And this is what happens when we tell people to practice contraception and abortion.
The poor are very great people. They can teach us so many beautiful things. Once one of them came to thank us for teaching her natural family planning and said: “You people who have practiced chastity, you are the best people to teach us natural family planning because it is nothing more than self-control out of love for each other.” And what this poor person said is very true. These poor people maybe have nothing to eat, maybe they have not a home to live in, but they can still be great people when they are spiritually rich.
When I pick up a person from the street, hungry, I give him a plate of rice, a piece of bread. But a person who is shut out, who feels unwanted, unloved, terrified, the person who has been thrown out of society – that spiritual poverty is much harder to overcome. And abortion, which often follows from contraception, brings a people to be spiritually poor, and that is the worst poverty and the most difficult to overcome.
Those who are materially poor can be very wonderful people. One evening we went out and we picked up four people from the street. And one of them was in a most terrible condition. I told the Sisters: “You take care of the other three; I will take care of the one who looks worse.” So I did for her all that my love can do. I put her in bed, and there was such a beautiful smile on her face.
She took hold of my hand, as she said one word only: “thank you” – and she died.
I could not help but examine my conscience before her. And I asked: “What would I say if I were in her place?” And my answer was very simple. I would have tried to draw a little attention to myself. I would have said: “I am hungry, I am dying, I am cold, I am in pain,” or something. But she gave me much more – she gave me her grateful love. And she died with a smile on her face. Then there was the man we picked up from the drain, half eaten by worms and, after we had brought him to the home, he only said:
“I have lived like an animal in the street, but I am going to die as an angel, loved and cared for.”
Then, after we had removed the worms from his body, all he said, with a big smile, was: “Sister, I am going home to God” -and he died. It was so wonderful to see the greatness of that man who could speak like that without blaming anybody, without comparing anything. Like an angel – this greatness of people who are spiritually rich even when they are materially poor. We are not social workers. We may be doing social work in the eyes of some people, but we must be contemplatives in the heart of the world. For we are touching the body of Christ and we are always in his presence.
You too must bring that presence of God into your family, for the family that prays together, stays together.
There is so much hatred, so much misery, and we with our prayer, with our sacrifice, are beginning at home. Love begins at home, and it is not how much we do, but how much love we put into what we do.
If we are contemplatives in the heart of the world with all its problems, these problems can never discourage us. We must always remember what God tells us in Scripture: “Even if a mother could forget the child in her womb – something impossible, but even if she could forget – I will never forget you.”
And so here I am talking with you. I want you to find the poor here, right in your own home first. And begin love there. Be that good news to your own people first. And find out about your next door neighbors. Do you know who they are?
I had the most extraordinary experience of love of neighbor with a Hindu family. A gentleman came to our house and said: “Mother Teresa, there is a family who have not eaten for so long. Do something.” So I took some rice and went there immediately. And I saw the children – their eyes shining with hunger. I don’t know if you have ever seen hunger. But I have seen it very often. And the mother of the family took the rice I gave her and went out. When she came back, I asked her: “Where did you go? What did you do?” And she gave me a very simple answer: “They are hungry also.” What struck me was that she knew – and who are they? A Muslim family – and she knew. I didn’t bring any more rice that evening because I wanted them, Hindus and Muslims, to enjoy the joy of sharing.
But there were those children, radiating joy, sharing the joy and peace with their mother because she had the love to give until it hurts. And you see this is where love begins – at home in the family.
So, as the example of this family shows, God will never forget us and there is something you and I can always do. We can keep the joy of loving Jesus in our hearts, and share that joy with all we come in contact with.
Let us make that one point – that no child will be unwanted, unloved, uncared for, or killed and thrown away. And give until it hurts – with a smile.
Because I talk so much of giving with a smile, once a professor from the United States asked me: “Are you married?” And I said: “Yes, and I find it sometimes very difficult to smile at my spouse, Jesus, because He can be very demanding – sometimes.” This is really something true.
And there is where love comes in – when it is demanding, and yet we can give it with joy.
One of the most demanding things for me is traveling everywhere – and with publicity. I have said to Jesus that if I don’t go to heaven for anything else, I will be going to heaven for all the traveling with all the publicity, because it has purified me and sacrificed me and made me really ready to go to heaven.
If we remember that God loves us, and that we can love others as He loves us, then America can become a sign of peace for the world.
From here, a sign of care for the weakest of the weak – the unborn child – must go out to the world. If you become a burning light of justice and peace in the world, then really you will be true to what the founders of this country stood for. God bless you!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn