'Phỏng vấn' Mẹ Teresa
Trong bài phỏng vấn tôi tự 'sáng tác' này về Mẹ ( nhưng qua nghiên cứu tài liệu thực về Mẹ, và cố gắng phản ánh đúng về tư tưởng của Mẹ), không hẳn ngưỡng mộ Mẹ với tư cách là người được giải thưởng Nobel ( 1979 ) mà bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc với một người Phụ nữ tuyệt vời nhất, đồng thời về sự giác ngộ chân kiến, chân tâm của tôi.
Hỏi: Có lý do ban đầu nào đưa Mẹ đến lựa chọn làm những việc từ thiện như sau này không ?
Trả lời: Chúng ta được dạy rằng mọi điều đều có lý do, nhưng lý do căn nguyên nhất là ở trái tim ta, mở ra với nhân tình thế thái, cảm nhận được sự cần thiết của những việc tốt nhỏ bé mà ai cũng có thể làm được, chứ không phải rằng có một ai cụ thể đã biết ta chưa và đã gọi tên ta mà đến giúp họ hay không. Cũng không hẳn là phải đợi một ngày đủ nhận thức ra chiếc mũ ‘sứ mệnh’ mà thực ra ai cũng đã đội trên đầu ‘Lương tri’
Hỏi :Mẹ có nghĩ rằng Dư luận xã hội cho rằng Giáo hội luôn đưa Mẹ ra tiên phong trong các chuơng trình tư thiện để phát triển ảnh hưởng của Giáo hội ?
Trả lời: Các tổ chức đều có những mục tiêu của nó. Mục tiêu tốt, phương pháp tốt và kết quả tốt đều là tốt. Nhất lại là tạo ra những con người Tốt khi có nhiều điều đẩy họ đến sự chưa tốt. Bất kể ai mà góp phần của mình vào quá trình đó đều được sáng danh Chúa mà có công đức. Hàng ngay thấy một việc tốt, bạn sẵn lòng làm nó, bắt đầu từ mình, từ những điều có thể thì bạn đã là tiên phong. Bắt đầu là sáng lên một thiện tâm tốt, cùng trong một tổ chức tốt, hướng ra làm xã hội tốt, đó là ai ai cũng nên làm
Hỏi : Cũng có ý kiến, lại được đăng trên một số tờ báo rất uy tín thế giới, cho rằng Mẹ không thực tin và Chúa ?
Trả lời: Khi Tôi đứng trước Thánh Giá, khi tôi đọc lời cầu nguyện của mình đến Người tấm lòng tôi, trí năng tôi tràn ngập ánh sáng của Đức Thiên Chúa. Tôi biết thế, chứ không phải người khác biết hộ tôi bằng những định kiến của họ. Có thể nhìn thấy bóng đen của ai đó chiếu trên vách tường màu đen mà rằng : họ không thấy ánh sáng được chăng ? Một người đàn bà quá nhỏ bé như tôi, nếu làm được điều gì hữu ích với nhiều người khác, thì đó chính là niềm tin với Thiên Chúa !
Hỏi: Trong Kinh Thánh cũng kể : ngay như cả Jesus cũng thốt lên khi đang bị treo trên những đầu đinh của cây thập giá rằng : Giehova, hỡi Đức Chúa Trời ! Sao Ngài nỡ bỏ tôi chịu đau đớn. Mẹ có nghĩ là nhiều người bình thường khác cũng bị Chúa bỏ rơi không ? sự từ thiện trong khuôn khổ của Giáo hội sẽ có khả năng bù đắp thế nào ?
Trả lời: Những đau khổ, bệnh tật, nghèo khó của kiếp người không phải do Thiên Chúa tạo ra, mà tinh thần đời đời của Người là cứu vớt, chở che, phát nguyện đến mọi chúng sinh, mà con người cần phải là kẻ có lương tri đầu tiên và trách nhiệm cao cả nhất nghe thấy, đáp ứng, tham gia. Chúa có thể làm được tất cả, nhưng Ngài biết nên giành chỗ cho mỗi người ra tay phúc thiện : khổ mình nhặt Phước trên đường khổ, tìm dần thấy Đạo của Chúa trong cuộc sống và từ trái tim mình. Có tâm hồn sáng thiện trong chính mình thì sẽ tin rằng có Đức Chúa ! Mỗi người là một phần còn lại sẽ làm những gì mà Ngài muốn con người làm để có thật một Thiên Đàng trong đức Tin cho mọi người
.
Hỏi: Dòng ‘Thừa Sai Bác Ái’ do mẹ thành lập có thể mô tả như thế nào ? Sau này và sau này nữa sẽ hoạt động ra sao ?
Trả lời: Đức Chúa Cha nói : ta không sáng lập ra Thiên Đường, là có sẵn, ta chỉ là kẻ chỉ đường bởi Đạo của Thiên Chúa Giehova ! Thì các tổ chức khác mà chúng ta đang tiến hành cũng có một phần nhỏ ý nghĩa như thế từ sự soi ánh sáng cứu thế của Người mà chúng ta có thể giác ngộ. Do vậy Đức Chúa Con đã làm nên Kito giáo, những môn đệ sau này của Ngài phát triển tiếp tư tưởng của Ngài theo những thực tiễn xã hội và hoàn cảnh, ý tưởng tinh thần đa dạng, nhưng từ một gốc đó mà thôi. Hãy giành thời gian sống: làm việc nhân ái, hãy giành thời gian nghĩ: sáng việc nhân từ, hãy giành thời gian găp gỡ: chìa tay nhân nghĩa, hãy giành thời gian thư thái : mỉm cười nhân hậu. Ai cũng có trái tim, mọi điều khởi nguồn từ đó : bác ái, và dùng lý trí để thấu hiểu các màu nhiệm của Thiên Chúa, dùng bàn tay để xoa dịu các vết đau nhân quần, dùng đôi chân để đến với tiếng kêu khó của người khó .
Hỏi : Nhiều người gặp Mẹ, kể cả đến các chính khách, những nhà hoạt động quốc tế đều chung cảm nghĩ không chỉ là nhân hậu mà từ Mẹ toát ra ‘uy quyền’
Trả lời : Có lẽ đơn giản là : khi họ gặp tôi, không còn hiện diện của uy quyền chính trị, uy nghi của chức vụ mà chỉ còn đồng điệu với nhau ở sức mạnh trong mỗi nhịp đập trái tim con người đến con người, nên có cảm nghĩ vậy ! Hơn nữa xung quanh tôi là những cộng sự đều đồng lòng nên cộng hưởng được ý nghĩa xã hội của tinh thần bác ái nhân từ: điều đó đúng là mạnh hơn tất cả ! Còn ‘Quyền’ ư ? Bản thân dòng’ Thừa Sai Bác Ái’ đã có ý nghĩa là mệnh lệnh hành động tốt luôn nên từ chính bạn. Tôi cũng luôn như vậy ! Nếu tự chúng ta không thể ra mệnh lệnh cho mình làm việc tốt, ắt sẽ bị kẻ xấu ra mệnh lệnh để làm việc xấu
Hỏi : Con người có khái niệm Ma Quỉ và Thánh Thần ? Ý nghĩ của Mẹ về việc này ?
Trả lời : cuộc sống luôn có hai mặt là do chính mâu thuẫn về tâm trí của con người, do sự hữu hạn về năng lực quản trị của xã hội loài người. Con Khỉ có não, những không có nhận thức về Ma quỷ hay Thánh Thần, đó là nhận thức và quy ước của chính con người thôi. Nhưng thành Đạo có nghĩa là có giáo lý để biết đấu tranh tránh được mặt xấu, trước hết trong mình, rửa tội để Bản thể dần sạch sẽ, mang Thánh thể. ‘Ma Quỷ’ hay sặc sỡ, lừa mị, cám dỗ, hoặc đe dọa con người, còn Thánh Thần luôn qua những thiếu hụt và gian khó chân thực để thử thách con người mà chính họ sáng lên Đạo chân thiện. Nhân danh Cha và Con và đức Thánh Thần ! Amen!
Kính cảm ơn Mẹ !
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý