Ma to giỗ lớn
Có kẻ nói rằng: làm thế để giả nghĩa cha mẹ. Cái điều cha mẹ chết đi, hồn phách có còn mà trông thấy những sự dương-gian hay không, thì đây tôi không dám bàn, nhưng giá thử các cụ có trông thấy, thì chắc hẳn lắm khi cũng tức cười. Kìa như: có người, lúc cha mẹ còn sống, coi như người ngoài, ra lườm vào nguýt, bon chen từng tí; thế mà lúc cha mẹ vừa mới nhắm mắt lại, đã bò bò, lợn lợn, cỗ cỗ, bàn bàn, bán mẫu ruộng làm ma to, cắm khu vườn lo dỗ nhớn.
Tôi nghĩ không giả nghĩa nào bằng: lúc cha mẹ còn sống, nhà thường thì cố làm ăn cho cha mẹ hiển vinh; nhà có thì giáng nên tài trí để cha mẹ được danh tiếng.
Tôi tưởng lúc ông-cụ bà-cụ nằm xuống mà nghĩ được rằng: “ta đã sinh ra được con có tài có đức, cho xã-hội được nhờ; thì ta từ ta từ trẻ đến già, không làm nên điều gì, song đã để lại được dọt máu tốt, để chuộc lấy cái đời vô ích của ta”, thì chắc hẳn các cụ thỏa lòng hơn rằng, chết rồi có tư-văn hàng-giáp đến tế-lễ linh-đình.
Cũng có kẻ nói là nợ miệng: ăn của người thì phải mời người đến ăn.
Tang lễ vua Khải Định
Trong một đời người thiếu gì dịp thết khách, lại phải nhân khi bố mẹ chết, ra tưởng đền ơn người cho ta ăn một bữa. Thành ra khi bố mẹ chết, tưởng đến bố mẹ ít, tưởng đến kẻ cho ăn nhiều.
Tôi tưởng làm người, thực có hiếu với cha mẹ, thì lúc cha mẹ thác đi, còn có trí nữa mà nghĩ đến những điều thiệp-lịch mấy đúng còn có bụng nào mà để vào những sự thết đãi anh em.
Và làm ra cỗ bàn lại hóa ra mất cả lòng thành hàng sóm láng giềng, bạn-bè thân-thích. Thành ra ai cũng mang tiếng, vị có bữa rượu mấy đi đưa bà con tới mồ, chớ không phải vì thương vì tiếc bà con mà chịu khó nhọc đến đưa đám.
Sau nữa lại còn một nỗi: vừa mất cha mất mẹ lại còn vừa hết cơ hết nghiệp, hết tang người rồi lại đến tang của. Có đâu lại có như thế!
Những nhẽ tôi nói đây thì ai cũng biết, nhưng tại làm sao xưa nay vẫn biết rằng vậy mà vẫn làm ? Ấy là vì một điều thiên hạ hay khoe của.
Lạ quá! Kỳ quá! ở đời bao nhiêu lúc cần hách dịch mà chẳng hách cho!
Kìa như: mình cũng là người, người ta cũng là người, mà có ket vật mình ra … thì không thấy biết trọng thân. Để giữa lúc bố chết hách mấy đời một phen, khánh bại sản cũng đành.
Cảnh chụp người dân VN đầu TK XX
Thôi! thế như mà, có ông quân-tử đã bảo rằng: giống người không chữa được. Hãy để phải hách.
Giả như bây giờ những người quân-tử đàn anh trong làng nước, nghĩ ra một cách đổi tục lại, phàm ai có cha mẹ mất đi có lệ phải nộp vào cho dân vài trăm quan tiền để làm tràng học, hoặc mở cơ cục gì hay, thì …hình giáp hay là tư-văn mấy đến tế-lễ, như thế cái hách của đứa giại không phải chừa, và tiền đứa giại vất đi, dùng được làm điều lợi cho người khôn.
Các ông Cử, ông Tú bây giờ, xin đừng lo việc giời cao bể giộng vội, xin hãy cứ bàn cái ấy thế nào cho thành, thì là nước được nhờ lắm.
Thực-trí.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015