Lệch chuẩn văn hóa

11:45 SA @ Thứ Hai - 15 Tháng Tư, 2019

Mỗi con người ít nhiều mang trong mình một giá trị ảo bởi đều sống trong không gian và thời gian mà khái niệm của chuẩn mực đang xáo trộn để tiếp cận chân lý. Để tiến tới một chuẩn mực hoàn hảo thì hãy chấp nhận thay đổi từng bước.

Lệch chuẩn - hệ quả khó tránh khi chuyển đổi cơ chế

Xã hội nào cũng có hệ thống giá trị riêng. Nhìn lại Việt Nam hơn một thế kỷ qua, ai cũng thấy sự thay đổi ghê gớm đến thế nào. Một đất nước có truyền thống dân tộc dựa trên chế độ tiểu nông, lại nằm cạnh quốc gia sở hữu nền văn hóa lớn như Trung Hoa, những ứng xử đảm bảo cho một dân tộc được tồn tại và không rơi vào số phận như nhiều tộc người khác trên dòng Dương Tử đã tạo nên tính cách người Việt truyền thống. Bên cạnh sự mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam thể hiện qua nhiều cuộc chống ngoại xâm, người Việt cũng bộc lộ những hạn chế khi có điều kiện hội nhập với nền văn minh thế giới.

Trong hơn 30 năm (chống Pháp và chống Mỹ), nhiều tư tưởng tiến bộ đã phát huy sức mạnh của nó như đoàn kết dân tộc, phát hiện nhiều gương mặt tiên phong và mang tới một chỗ dựa kinh tế vững chắc. Nhưng khi bắt tay vào xây dựng chế độ mới, nó đã bộc lộ sự bất cập. Minh chứng rõ nhất là hệ thống xã hội coi trọng tầng lớp bần cố nông, hạ thấp một số tầng lớp khác trong đó có tầng lớp tri thức, tư sản nên đã hạn chế sự phát triển. Hay một trong những yếu tố được xã hội coi trọng là trí tuệ, mà đại diện cho trí tuệ là bằng cấp, học hàm, học vị. Nhưng vì đặt tiêu chuẩn bằng cấp ở mức tuyệt đối, xã hội đã nảy sinh việc mua quan bán tước, trở nên khá phổ biến.

Hệ thống giá trị có phần bị đảo lộn, không tạo nên chuẩn mực lâu dài mà chỉ mang tính nhất thời, nguyên căn bởi nó không có cội rễ truyền thống. Có một số giá trị giả. Sự thiếu chuẩn mực đã dẫn tới sự tuỳ tiện trong vận dụng. Chuẩn mực không có nền tảng trở thành giá trị ảo, tạo nên thứ đạo đức giả. Có những điều được coi là tiến bộ xã hội, nhưng nó không ăn nhập với chuẩn mực (mà thực tế sự chuẩn mực này cũng chưa rõ ràng) nên vô tình trở thành lạc lõng. Sự lệch chuẩn không chứng tỏ xã hội đang xấu đi, mà nó là hệ quả của sự chuyển đổi xã hội. Khi sự chuyển đổi liên tục diễn ra, hệ thống chuẩn mực tự thân cũng thay đổi.

Hãy công bằng hơn khi xét đoán chuẩn mực

Nhìn trong thời kỳ chuyển biến đó, sự lệch chuẩn là điều khó tránh khỏi. Chỉ khi xã hội hình thành nên nền kinh tế ổn định và phát triển, sự vận hành mới khiến những giá trị ảo mất dần. Cộng với những giá trị dân tộc, chuẩn mực sẽ dần thẳng đường tiến.

Đặc thù thời đại là sự phát triển quá mạnh mẽ, nhất là sự đột biến của cách mạng thông tin, tạo nên sự nhũng nhiễu, nhân danh tự do để hạ thấp người này, bôi đen người khác. Sự “hỗn loạn” ấy nếu đi theo đúng quy luật sẽ giúp con người tiến tới sự văn minh và nền tảng dân chủ. Nhưng đồng thời, nó cũng chứa đựng những mặt trái.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Đạo đức và suy thoái đạo đức

    23/01/2009Cao Tự ThanhĐạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội...
  • Thế nào là con người có văn hóa

    05/10/2008Nguyễn Ân ThànhCon người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Đạo đức xã hội

    22/03/2007GS, TS. Nguyễn Duy QuýMặt tráicủa kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh, ngày càng mạnh và sẽ còn tiếp tục gay gắt hơn nữa trong những thập kỷ tới. Những mặt trái này đã chậm được nhận thức, chậm phát hiện, chậm xử lý.Hiểu biết phiến diện về kinh tế thị trường, trong đó điều đáng nói là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đạo đức và lối sống tư sản đã không được nghiên cứu đầy đủ, không thấy hết những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nó vào nước ta khi mở cửa và hội nhập... đã dẫn tới sự xem nhẹ, coi thường những bảo đảm đạo đức và văn hóa nói chung đối với xã hội...
  • Tính tương đối của các giá trị

    12/01/2007Lịch sử và nhân loại học cho thấy sự biến thiên to lớn trong chuẩn mực và tín ngưỡng giữa những dân tộc và những nền văn hóa khác nhau. Có sự khác biệt tuyệt đối nào giữa cái gì đúng và và cái gì sai? Hoặc những phán đoán như vậy có đơn thuần là sự biểu hiện của một nền văn hóa nào đó hay của một ý kiến cá nhân?
  • xem toàn bộ