Lễ Vu Lan - sự tiếp biến văn hóa - tôn giáo

10:39 SA @ Thứ Sáu - 20 Tháng Tám, 2021

Lễ Vu Lan là một nghi lễ Phật Giáo được du nhập Việt Nam. Khi Phật Giáo đến với Việt Nam đã nhanh chóng có sự giao hòa với tín ngưỡng Đạo Mẫu và tục thờ cúng tổ tiên của người bản địa từ ngàn xưa.

Sự giao lưu, tương tác này với Đạo Mẫu và tục thờ cúng tổ tiên của Việt Nam đã tạo nét đặc sắc mới cho Lễ Vu Lan và những biểu hiện văn hóa của con người Việt Nam trong toàn bộ nghi lễ Vu Lan được diễn ra trong ngày rằm tháng 7 hàng năm. Nét đặc sắc thể hiện ở chỗ là Lễ Vu Lan chỉ để tưởng nhớ đến cha mẹ, đặc biệt thể hiện đạo hiếu với Mẹ. Nhưng khi đến Việt Nam thì Vu Lan không những thể hiện lòng thờ kính cha mẹ mà còn thể hiện lòng kính trọng tưởng nhớ đối với tổ tiên, và hơn nữa thể hiện sự tương thông cảm ứng đối với các cô hồn vốn không có thân thích với mình. Chúng ta có thể biết điều đó trong có bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.

Từ chỗ tưởng nhớ đến cha mẹ, tổ tiên đã khuất đến chỗ tưởng nhớ tất cả những người đã khuất mà khi sống đã trải qua đủ mọi cung bậc cuộc đời, đến khi chết cũng là khói lạnh hương tàn, bơ vơ cô quạnh. Lễ Vu Lan đã thức tỉnh lòng người dân Việt Nam lòng trắc ẩn với những kiếp người, thể hiện sự thương cảm rất nhân văn mà chúng ta thấy rõ điều đó trong bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du cũng như những nghi lễ được tiến hành trong dịp này, ví dụ như đàn mông sơn thí thực, giải oan cắt kết…

Một số nghi lễ có những nơi diễn ra đến 3-4 ngày liền, thể hiện tất cả các khoa cúng khác nhau và biểu thị thông qua các nghi thức canh, kệ, tán, tụng trong Phật Giáo.

(Trích trả lời PV Đài Tiếng nói VN)
12.08.2011

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc lễ Vu Lan và nghi thức Bông hồng cài áo

    11/08/2019Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ...
  • Lễ Vu Lan, chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao, cỗ đầy

    21/08/2018Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người âm" sẽ được hưởng…
  • Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính… vật chất

    05/09/2017Nguyễn Phương AnhKhi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố ngày lễ Vu Lan vì thế cũng tràn đầy… vật chất...
  • Văn hóa hiếu đạo

    07/01/2019Nguyên CẩnTình trạng nhập siêu văn hóa Trung Hoa đã có từ rất lâu , nhưng cần “gạn đục khơi trong”, loại dần những pha tạp, hủ tục không phù hợp với tinh thần trí tuệ của đạo Phật, góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc tốt đẹp...
  • Giáo dục vu lan

    25/08/2018Cao Huy ThuầnVu Lan là ngày báo hiếu. Chữ hiếu trong đạo Phật quan trọng đến nỗi chính đức Phật là người làm gương. Phật nói: Phật ra đời là để làm năm việc: chuyển pháp luân, độ cha mẹ, đem đức tin lại cho những kẻ không có đức tin, ai chưa có chí nguyện bồ tát thì làm cho họ có, và thọ ký làm Phật cho bồ tát...
  • Thế kỷ của những chuyển dịch văn hóa

    03/04/2018Nguyễn HòaĐối với Việt Nam, thế kỷ XX là thế kỷ của các biến động chính trị - xã hội. Để giành lại độc lập, dân tộc đã phải hao tổn quá nhiều xương máu và nước mắt. Những biến thiên ngoắt ngoéo của lịch sử đã đẩy văn hóa dân tộc vào tình thế chỉ trong một thế kỷ, đã phải chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn văn hóa rất khác nhau, trong các tình thế khác nhau...
  • Văn hoá và sự "đứt gãy": Vì đâu?

    29/12/2014Thái Nam ThắngVới một quá khứ nhiều đứt gãy và một nền tảng văn hoá không được tiếp nối một cách chăm chút, đàng hoàng và có hệ thống, thì những biểu hiện văn hoá thường sẽ là "giật gấu vá vai".
  • Vu Lan Huế, thấp thoáng trở về...

    13/08/2011Thái Kim LanHuế tưng bừng nơi từng gốc cây cổ thụ với các buổi cúng cơm cho vong nhân khuất mặt, những buổi cúng thị thực ngoài trời cho cả thiên thần quỉ vật. Vu Lan là một ngày lễ thánh thiện nhân ái nhất trong năm với tấm lòng tự nguyện từ bi hỉ xả cho muôn loài....
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • xem toàn bộ