Lai rai một chút về đọc sách

05:35 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Mười, 2019
Tối nay rảnh, bỗng dưng có hứng muốn tâm sự một tí. Về sách thôi, đương nhiên. Tôi còn có gì để nói nữa đâu ngoài sách. Đời nhạt lắm.
.
Tôi là một reader, là một người đọc sách. Thống nhất gọi vậy cho chuyên nghiệp, mặc dù reader mà tôi ám chỉ trong bài này chủ yếu là những người đọc sách thực sự coi nó (hoặc chỉ có ý định coi nó) như một thú vui chứ không phải là một mục tiêu nghề nghiệp. Nếu anh không đọc sách thì cả nhà anh đói thì còn gọi gì là "mọt sách".
.
.
Nói lại, tôi là một reader, là một người đọc sách, đương nhiên. Và tôi tự thấy mình có cái gọi là văn hóa đọc, dù cho nói chung thì tôi quên đến 3/4 những gì tôi đã đọc. Như vậy thì việc đọc là tốt hay không tốt, cái đó chưa nói được. Đọc sách cũng giúp tôi thay đổi một số suy nghĩ, cơ bản thì là theo hướng tích cực hơn, nhưng những gì là tính cách, là con người của tôi bây giờ thì tôi nghĩ phần lớn (đến 90%) là tổng hòa kết quả của giáo dục, môi trường gia đình xã hội và bản chất cha sinh mẹ đẻ của chính mình. Cái tôi muốn chia sẻ ở đây, đấy là, theo tôi, cách người ta cổ vũ cho văn hóa đọc ở Việt Nam hình như là có vấn đề. Hay cách lôi kéo người đọc sách ở Việt Nam mình có vấn đề.
.
Về cơ bản thì, vì là một dạng văn hóa được xã hội (hay truyền thông) mặc định là ở cấp cao, nên ai cũng mong muốn mình là reader, là dân đọc sách. Nhưng rồi thì sự đọc nó vẫn cứ đi xuống. Quan điểm của tôi nhé, nếu chưa phải dân đọc sách, muốn thành một reader, các bạn nên chú ý một số thứ như sau.
.
Thứ nhất, quên khẩn trương ngay và luôn việc đọc sách với mục tiêu là nó sẽ PHẢI giúp gì cho bạn trong cuộc đời đi.
.
Bạn chỉ cần đọc sách một cách thật thoải mái, với tâm trí của người giải trí, như các bạn xem phim ấy. Đương nhiên là bạn vẫn có thể đọc sách có mục đích, nhưng là kiểu nghiên cứu hay làm một cái gì cụ thể, chứ để là reader thì có lẽ là không đâu. Tin tôi đi, sách chả giúp ích gì lắm cho bạn trong cuộc đời đâu. Nó cho bạn một số lời khuyên, một số quan điểm sống ... OK. Nhưng rồi bạn cũng sẽ quên thôi, như tôi đã quên 3/4 số sách mà tôi đã đọc ấy. Và sau khi bạn quên thì 100% bạn lại auto quay lại với cái bản chất của bạn, với cái mà người ta gọi là tâm thức/tiềm thức gì đó của bạn. Bạn sinh ra thế nào, nó sẽ vẫn như thế, kể cả bạn có đọc sách hay không. Bạn yên tâm là nếu bạn không đọc sách thì bạn cũng không thể chết được. Bạn vẫn có vô vàn cơ hội để có những kinh nghiệm trong cuộc sống, từ những mối quan hệ xã hội của bạn, từ giáo dục, từ bạn bè, từ gia đình hay từ các cách giải trí khác. Và cứ với tâm thế như thế, bạn nhẹ nhàng cầm một quyển sách lên đọc. Đọc chỉ để xem nó như thế nào nào. Thấy nó chán thì quăng. Bất luận nó là sách của tác giả nào cũng thế thôi.
.
Thứ hai, quên khẩn trương ngay và luôn việc đọc sách noi gương mấy ông giàu, rồi siêu giàu đi.
.
Với mấy bác như Bill Gates, Jack Ma, Mark Zuckerberg ... hay cái ông gì ở Chanel mới tạch gần đây (cầu cho ông yên giấc ngàn thu, tôi rất mê giá sách của ông, nhất là kiểu để sách nằm ngang ấy), tôi nói thật, mấy bác này có đọc sách hay không thì chắc chắn là vẫn rất giàu và rất giỏi. Chắc chắn, về thích đọc sách hay đam mê sách, thì mấy bác này chỉ cỡ tôi thôi. Thề. Và khả năng là, nói thật, các ông ấy cũng sẽ quên 3/4 những thứ mình đã đọc, như tôi. Các ông ấy thành công trong lĩnh vực của mình vì nhiều lý do, sách chỉ góp một phần nhỏ thôi. Không tin thì anh em chủ động alô liên hệ để hỏi mấy bác ấy. Chính truyền thông văn hóa đọc đã thổi phồng việc mấy bác ấy thành công là nhờ đọc sách lên đấy. Và vì thế nên nếu bạn đọc sách để nhằm được giống họ thì bạn nên quên nó đi. Bạn cứ yên tâm là kể cả bạn có đọc sách thì cũng không giống như thế được đâu. Thế nên, quên ngay khi còn chưa muộn. Loại truyền thông văn hóa đọc lấy mấy ông ấy ra làm tấm gương là kiểu truyền thông hơi dở hơi. Cơ mà bạn tin vào việc đó thì mới thực là đại dở hơi. Việc đưa mấy bác này ra làm gương để dụ anh em ham đọc sách hơn thì chỉ sớm làm anh em nản và đốt sách chỉ còn là vấn đề thời gian thôi.
.
.
Thứ ba, giả sử bạn đã bắt đầu đọc rồi thì theo tôi, bạn nên đa dạng hóa loại sách bạn đọc.
.
Nói thật, việc cắm đầu vào chỉ một loại sách bao giờ cũng là sai lầm lớn của đời thằng đọc sách. Chỉ đọc một loại sách chắc chắn điên, hoặc chí ít là cũng gàn gàn dở dở. Bạn có nhìn thấy mấy cô nàng chỉ đọc ngôn tình chưa? Hay mấy anh zai đa cấp đi Dream II Wave Tàu mặc vét tông chuyên đọc sách của Napoleon Hill? Hay mấy bác dân chủ chuyên đọc sách thâm cung bí sử hiện đại? Hoặc mấy anh em chuyên đọc sách sử, nhất là kiểu dã sử huyền sử gì đó, chủ yếu là để ngồi nhậu hai chân vác lên ghế mồm tóe nước bọt chém zó phần phật? Hay nhìn mấy tay miệng nói tay tung chưởng do đọc quá nhiều sách Kim Dung? Hay mấy anh chị em thiện lành lai-trim bán hàng (đương nhiên là không đóng thuế), miệng chửi xã hội bê bối, tay cầm sách của Thích Nhất Hạnh và Đạt Lai Lạt Ma? vân vân và vân vân ... Đấy là những anh em chỉ chuyên đọc 1 loại sách (mà không phải là dân nghiên cứu) đấy.
Cá nhân tôi coi trọng những người không đọc sách nhiều mà vẫn có văn hóa hơn hội đọc lắm nhưng chỉ một loại sách như thế này. Mà vấn đề cơ bản là nếu chỉ đọc một loại sách, bạn chắc chắn sẽ dễ chán, bất luận nó là thể loại nào. Mà chán thì đương nhiên là lại đốt sách, vấn đề cũng lại là thời gian thôi.
.
Thứ tư, tiếp tục giả sử bạn bắt đầu thích đọc, hãy bắt đầu tiếp cận với ebook hay sách nói thay vì chỉ đọc sách giấy.
.
Hãy đa dạng hóa kiểu sách, đừng quan tâm nó ở dạng gì (analog hay digital :D) miễn nó tải được nội dung hoàn chỉnh, hay ho và tôn trọng bản quyền là OK. Anh em mê sách trên cả thế giới này ít nhiều đều là con chiên bái vật giáo toàn tòng hết. Anh em thần thánh hóa quyển sách giấy, coi cái vật vuông vuông đóng ghim khâu vá cẩn thận ấy là một loại kinh thánh hay là một thứ gì đó tương tự. Thậm chí là nếu không đọc sách giấy thì nghĩa là không đọc sách. Ở sân bay, trên xe bus, sắp tới sẽ là trên đường sắt Cát Linh-Hà Đông ... nếu có đọc sách thì bắt buộc phải cầm sách giấy, vì cầm cái điện thoại đọc sách hay cái kindle thì có khi sợ mọi người éo biết là mình đang đọc sách. Thề. Cái này đặc biệt rõ với những người ít đọc sách. Những người không đọc sách thấy mấy ông cầm quyển sách giấy là ngưỡng mộ kinh lắm, nhìn cứ như giáo sư. Cái vụ ngưỡng mộ này làm cho anh em cũng muốn cầm sách giấy đọc ở nơi công cộng hơn là đọc ebook. Theo tôi, đa dạng hóa kiểu sách một phần làm mình đỡ nhàm chán, một phần giải tỏa cái không gian nhà vốn chật hẹp của mình (đa phần bọn đọc sách nhiều đều nghèo rớt và nhà chật). Quả thực là làm người nhà của một thằng mê sách giấy đúng là một thảm họa. Nó sẽ bày sách la liệt, và đừng mong nó sắp xếp gọn gàng. Nó hứa nhưng nó không làm đâu. Suy từ tôi ra là biết ngay. Tiếp cận với ebook là một cách tốt để giải tỏa cho không gian sống của mình và đỡ mệt cho người thân.
.
Nói thế không phải vì tôi không thích sách giấy. Tôi cũng thích sách giấy. Tôi cũng có từng có một nhà sách giấy. Nhưng bây giờ thì tôi giảm được sách giấy kha khá và chỉ giữ lại những quyển mà đừng hòng tôi bán (nếu chưa được giá). Tin tôi đi, khi bạn bắt đầu đọc được cả ebook lẫn sách giấy, khả năng bạn thành một reader chân chính sẽ cao hơn, và sự đọc sẽ trở thành một niềm vui thực sự đấy.
.
Thứ năm, với những anh em đã là dân reader chuyên nghiệp nhé.
.
Thể nào cũng sẽ có một hôm có người hỏi anh em là làm thế nào để thích đọc sách, nên đọc sách gì hay làm thế nào để con mình thích đọc sách, vân vân. Anh em nên list mấy cái tôi nói ở trên và tiếp theo mới bắt đầu giới thiệu sách cho họ. Anh em buộc phải giảm cái tôi của anh em xuống. Anh em nên nhớ, làm gì có chuyện cứ là dân đọc sách là bắt buộc phải đọc quyển này quyển kia. Tôi không đọc mấy quyển lê thê vãi đái của cụ Đốt thì sao nhỉ? Tôi không khoái kiểu lãng đãng không đầu không đuôi, mất trang thiếu chữ của Kafka thì sao nhỉ? Tôi không khoái mấy tác giả Nobel lọ chai thì ảnh hưởng gì đến việc tôi muốn đọc sách? Vậy nên khi giới thiệu cho dân tạm gọi là a-ma-tơ thì anh em nên giới thiệu những quyển hay nhưng dễ đọc cho họ. Cái này anh em làm được. Chắc chắn. Chỉ là bớt tinh tướng là mình giỏi và bớt mục tiêu lòe đám a-ma-tơ thì ắt là sẽ làm được. Bệnh lớn của anh em là hay buộc họ phải đọc những cái mà sau khi đọc xong cái thằng a-ma-tơ nó ngơ ngác, rồi anh em mới xồ vào và ủ ôi sách dễ đọc thế mà không hiểu à. Như thế là anh em chủ yếu muốn nâng mình lên chứ không phải giúp người ta. Bớt cái đó đi là tự dưng có thêm thằng đọc sách cùng mình. Vui vãi.
.
Còn việc làm cách nào để con thích đọc sách thì cứ coi như "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" đi. Mua mấy quyển sách chữ nghĩa tranh ảnh màu sắc lòe loẹt về ấn cho nó, nó thích là nó thích, nó không thích thì thôi. Nếu bản chất nó thích đọc sách thì tự dưng về sau nó sẽ thích. Chả ép được đâu. Thêm nữa, nếu bố mẹ nó thích đọc sách thì khả năng nó cũng sẽ tự nhiên thích đọc sách là cao. Còn bố mẹ cả đời trong nhà không có lấy một quyển sách nào thì việc con cái thích đọc sách chắc chắn là cứ nhờ ơn trên thôi. Thế cho lành, đừng cố.
.
Vài lời chia sẻ vậy thôi trong lúc nhàn rỗi. Không có ý gì.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách, đừng làm con mọt sách

    20/07/2015Sau những phản hồi nhiều chiều của bạn đọc về bài viết Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú”, ông Nguyễn Mạnh Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà, đã có những chia sẻ về sách self-help...
  • Mỗi thời đại, một cách đọc...

    07/07/2020Hồ Sĩ VịnhMỗi một thời đại có cách đọc tác phẩm của mình, và cách đọc theo thời đại của mình. Cách đọc mới không làm thay đổi và sai lạc cách đọc thời đại trước đó. Mọi cách đọc đều bình đẳng như nhau...
  • Chia sẻ về tủ sách 1500 quyển và cách đọc sách

    20/04/2020Nguyễn Thái KhâmMình nghiện mua sách và đọc sách. Đó là khẳng định đầu tiên :3. Bước chân vào con đường “nghiện ngập” này từ năm 1998 khi mà trên đường đi học về là khá nhiều nhà sách cũ...
  • Mua sách vứt đi - cách đọc được nhiều sách hơn

    27/09/2018Nguyen AnBài viết trước nói về các mục đích khác nhau của đọc sách, cũng như vấn đề mua xong mà không đọc, hoặc đọc xong mà vẫn trôi kiến thức. Hôm nay, mình giới thiệu quy trình đọc sách mà tôi đang áp dụng. Nó không những giải quyết được hai vấn đề trên, mà còn là qui trình đọc sách hiệu quả nhất Việt Nam...
  • 19 điều cần biết nếu trót yêu một Mọt sách

    09/06/2018Lyo (Theo Buzzfeed)Sách có thể là kết nối của những tâm hồn đồng điệu và dẫn lối cho họ đến bên nhau. Và sách cũng sẽ là món ăn tinh thần của những người đang yêu. Nhưng đôi lúc, có người lỡ trót yêu một mọt sách và họ cảm thấy rằng thật khó để nắm bắt tình cảm, vậy “họ” nên đọc 19 điều cần phải biết ngay dưới đây...
  • Cách đọc một cuốn sách khó

    09/04/2018Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức...
  • Cách đọc sách để thu được hiệu quả tối đa

    23/10/2017Đọc sách có vẻ là một việc khá dễ thực hiện đúng không? Và điều này đúng trong một số trường hợp. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc với mục đích giải trí hay giết thời gian thì chắc chắn việc đọc sách sẽ trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên, có một kiểu đọc khác đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Sundar Pichai: Từ mọt sách đến CEO Google

    01/02/2016Lê PhátSundar Pichai là một hình mẫu điển hình của người trẻ châu Á, lớn lên với sự trợ giúp của gia đình và bay cao bằng đam mê...
  • Con mọt sách

    23/10/2014Hà Linh QuânHồi đầu những năm 70 thế kỷ XX, ở Hải Phòng có 2 người đàn bà nổi tiếng trong giới trí thức. Họ không viết văn, làm thơ, soạn nhạc hay cầm cọ vẽ, nhưng họ có quyền phân phát các tiểu thuyết lừng danh nhất, những tập thơ tuyệt vời nhất, các đĩa nhựa ghi 9 bản giao hưởng của Beethoven hoặc những kiệt tác (in lại) của các danh hoạ thuộc trường phái ấn tượng Pháp...
  • Dạy cách đọc

    17/03/2014Phạm ToànNhiều nhà văn hoá thường hay lo lắng những chuyện tày đình, ít khi nghĩ đến những tiểu tiết. Chẳng hạn, các vị thích bàn chuyện đọc sách với nội dung cao siêu tới đâu, cách thức nhấm nháp nghệ thuật biểu đạt sách vở, nhưng ít khi chú ý đến chuyện dạy cho học sinh và sinh viên biết cách đọc.
  • Mọt sách thành đạt

    27/06/2006Trông dáng dấp, cung cách làm việc của ông chủ công ty kinh doanh vàng bạc lớn nhất miền Bắc vẫn có bóng dáng của một anh bộ đội Trung đoàn 47 (Bộ Tư lệnh Thủ đô), hay ông chủ của một xưởng sản xuất xe lam ở Hà Nội những năm 80.
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Từ “con mọt sách” trở thành tỉ phú

    12/02/2006Băng Hữu ThanhTừ những trang sách bổ ích làm nền tảng vững trãi cho Oprah Winfrey bước vào ngành phát thanh truyền hình rồi trở thành một nhân vật huyền thoại trong giới truyền thống ở Mỹ...
  • xem toàn bộ