Kinh dịch

08:45 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Hai, 2009

Kho tàng văn hoá phi vật thể phương Đông vốn nổi tiếng lịch sử với tư tưởng triết học, nhân sinh quan, đạo đức xã hội, trong đó Kinh Dịch trở thành bộ sách tủ của nhiều thế hệ nho học vì nó vô cùng thần bí, càng nghiên cứu càng thấy mênh mông.

Là một trong ba bộ sách cổ nhất của Trung Hoa sau Kinh Thi và Kinh Thư. Nó có thể ra đời vào cuối đời Ân khoảng 1000 năm trước Công nguyên, (là loại sách mà Tần Thuỷ Hoàng không đốt bỏ). Cuốn sách tập trung công sức nhiều học giả, đạo gia như Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Phí Trực, Vương Bật, Trịnh Huyền, Thiệu Khang Tiết, Chu Hy bổ sung thêm 2000 năm nữa theo từng giai đoạn lịch sử. Tác phẩm đầu tiên nói về Kinh Dịch là cuốn Chu lễ đời nhà Chu chép rằng có ba loại bói do quan Thái bốc giữ là Liên sơn dịch, Quy tàng dịch và Chu dịch, dần dà hai loại đã mất đi chỉ còn Chu dịch. Chữ Dịch có thể hiểu: biến đổi, giao dịch và biến dịch (theo quy luật nhất định). Lúc đầu Chu dịch chỉ là những phán đoán về thời thế, vận mạng nhưng sau đó người ta thêm những giải thích có tính hệ thống và Chu Dịch trở thành cuốn cẩm nang lý luận triết học. Ngoài phần kinh gốc, đời nhà Hán người ta gói gộp cả phần bổ sung vào thành Kinh Dịch. Dịch khó hiểu vì nó vốn là một bộ điển tịch tối thượng cổ, ngôn ngữ cực kỳ hoang sơ, người đời sau không thể hình dung ra được và mỗi câu mỗi quẻ của Kinh Dịch đòi hỏi con người ta phải nghiền ngẫm suy luận, phát triển óc tư duy sáng tạo.

Nhiều nhà nghiên cứu kỳ văn cổ học hiện đại đã so sánh sự hình thành vũ trụ từ vụ nổ BigBang với bản chất Kinh Dịch dựa trên thuyết âm dương. Sự tạo thành âm dương trong bầu Thái cực hỗn độn (Thái cực có nghĩa lớn hơn hết, trước hết là khí Tiên thiên bất diệt và nguồn gốc của sự sống), sau tách thành Lưỡng nghi là dương vạch liền - và âm vạch đứt - - . Đặt các vạch này chồng lên nhau sẽ được Tứ tượng: Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm. Tiếp theo, ta lấy âm và dương chồng lên Tứ tượng và sẽ thành Bát quái là Càn (trời, ba vạch dương), Ly (hoả, dương dương âm), Khôn (đất, âm âm âm), Khảm (nước, âm dương âm), Đoài (hồ, âm âm dương), Chấn (sấm, âm âm dương), Tốn (gió, dương dương âm) và Cấn (núi, dương âm âm). Nếu lại lấy bát quái đặt chồng lên nhau lần lượt 8 x 8 thành 64 quẻ (mỗi quẻ là kết hợp của sáu vạch âm dương và mỗi vạch có thể biến đổi một lần như vậy sẽ thành 384 biến quẻ) gồm 30 quẻ Kinh Thượng: Càn, Khôn, Truân, Mông, Nhu, Tụng, Sư, Tỷ, Tiểu súc, Lý, Thái, Bĩ, Đồng nhân, Đại hữu, Khiêm Dự, Tuỳ, Cổ, Lâm, Quan, Phệ hạp, Bí, Bác, Phu, Vô vọng, Đại súc Lôi di, Đại quá, Khảm, Ly. 34 quẻ Kinh Hạ: Hàm, Hằng, Độn, Đại tráng, Tấn, Minh di, Gia nhân, Khuể, Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tuy, Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, Đỉnh, Chấn, Cấn, Tiệm, Quy muội, Phong, Lữ, Tốn, Đoài, Hoán, Tiết, Trung phu, Tiểu quá, Ký tế, Vị tế. Sau đó đến phần Thập dực (thực chất là 10 truyện chú giải của những học giả xưa đối với bản gốc của Kinh Dịch): Thoán truyện, Tương truyện, Hệ từ truyện, Văn ngôn truyện, Thuyết quái truyện, Tự quái và Tạp quái truyện.

Người Trung Hoa từ cổ chí kim chỉ sử dụng 64 tượng hình này để diễn giảng tất cả các quan niệm của họ về vũ trụ nhân sinh, thiên văn, xã hội. Từ công việc cụ thể như ăn uống, tu thân, nhóm bạn, tìm thầy, giữ gìn gia đình, tề gia, dạy trẻ đến giáo dục quần chúng, trị quốc an dân, hình pháp, dụng binh, đoàn kết, dùng hiền tài, làm cách mạng và cuối cùng là xem thời vận, thiên văn để tránh dữ đón lành, cùng chung sống với tự nhiên.

Khi mới ra đời, Chu Dịch dùng để bói, nhưng sau khi người ta đem tư tưởng Khổng, Lão thêm vào thì Kinh Dịch trở thành một pho triết học tổng kết đạo đức của Trung Hoa. Kinh Dịch còn hàm chứa cái Đạo của bầu trời, mặt đất và con người trong một quan hệ tác động biện chứng theo quy luật vô hạn của dịch: sinh ra - biến hoá - suy yếu - mất đi. Tóm lại, Kinh Dịch chỉ ra bản chất của vạn vật lý luận của nó có thể coi như một cánh cửa. Cửa đóng là ở trạng thái âm (tiêu cực), cửa mở là chuyển sang trạng thái dương (tích cực). Cứ thế cánh cửa mở ra đóng lại nhiều lần là biến đổi (chuyển hóa trạng thái lẫn nhau của âm dương). Thời gian đóng mở liên tục mãi như vậy là Thông biến. Sự tồn tại không thành vật khi cửa mở gọi là Tượng, sự hiện hữu thành vật khi cửa đóng gọi là Khí. Nhu cầu làm ra cửa để đóng mở gọi là Quy phạm và tác dụng của nó làm cho muôn người ra vào theo phản xạ không cần ý thức gọi là Thần. Người đời chưa thể hiểu hết Kinh Dịch nên vẫn gọi nó la Vạn năng thiên thư.

Các học giả Tây phương đều cho rằng: Ấn Độ có Yoga làm thay đổi phương thức và quan niệm về thể dục với sức khỏe còn Kinh Dịch của Trung Quốc làm thay đổi quan niệm triết học và cách tư duy về thế giới. Sách được dịch nhiều sang tiếng Pháp, tiếng Anh. Phát minh xuất sắc đầu tiên từ Kinh Dịch thuộc về Leibniz - triết gia kiêm toán học gia của Đức, người nghĩ ra phép nhị phân số học năm 1679 dựa vào hai vạch âm dương trong Kinh Dịch. Nhà tâm lý học Thụy Sĩ, Jung, đã dùng Kinh Dịch để tìm hiểu cội nguồn tâm lý tư tưởng của con người tại một thời điểm nhất định. Trong quân sự Nga và Mỹ đang ráo riết nghiên cứu công năng đặc dị của con người qua liên lạc bằng tâm thức cảm ứng. Trong thiên văn, Dịch là cơ sở để nghiên cứu chu kỳ vận động của mặt trăng các hành tinh cùng sự thay đổi của khí hậu. Trên thương trường, người Nhật Bản và Hàn Quốc dang ứng dụng luật biến dịch để giành quyền kiểm soát thị phần... Gần đây, cơn sốt đọc Kinh Dịch lan rộng khắp Trung Quốc, rất nhiều hội Dịch học ở các tỉnh, thành phố lớn mời những học giả tiếng tăm, nghiên cứu Dịch lâu năm đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm rồi in thành hàng ngàn đầu sách, trong đó hàng trăm cuốn chỉ dẫn ứng dụng y học cổ truyền, phòng bệnh bằng phương pháp duy trì bảo vệ sự cân bằng âm dương trong cơ thể con người hoặc trong cách luyện khí công, điều chỉnh kinh mạch.

Kinh Dịch từ lâu đã được dịch sang tiếng Việt qua các bản dịch của các bậc trí giả, nhà nghiên cứu đại thụ như Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Tịnh, Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần và của một số nhà triết học khác nhưng cũng chưa ai tự nhận mình là một nhà Dịch học bởi Kinh Dịch vẫn còn là một đám mây mù ngũ sắc dày đặc biến ảo bao la, hơn nữa, tuy sách thì nhiều, nhưng hầu hết đều bàn về cách hiểu Dịch hơn là vận dụng vào thực tiễn! Tại thời điểm bài viết này, Hà Nội cũng có một số lớp học Dịch do vài ba nhân vật nghiên cứu tài tử giảng dạy với phương châm học thuộc lòng để chọn hướng đất, đặt mộ, xem ngày buôn bán tốt. Nghe đồn phong trào này rôm rả đến nỗi nhất định Hội Dịch học nghiệp dư Hà Nội sẽ ra đời đúng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Không hiểu tin này có đáng mừng không?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngũ hành và khoa học

    09/11/2015PhD. Nguyễn Thế HùngHọc thuyết Ngũ Hành có vài ngàn năm tuổi. Cái tuổi đó được xem là bền vững. Nhưng Học thuyết ấy rất huyền bí, bị khoa học hiện đại xem là nhảm nhí, đôi khi phản khoa học nữa. Thực tế, chúng ta đang quay lưng lại với Ngũ Hành và quay lưng lại với một "khái niệm văn hóa đã và đang bền vững"...
  • Nguyễn Hiến Lê, người trí thức chân chính

    29/09/2013Nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong con mắt của những người đồng thời và của lớp hậu sinh thường được nhìn nhận như là một học giả có sự nghiệp trứ tác đáng nể về đủ mọi phương diện khảo cứu, biên soạn, dịch thuật với 122 tác phẩm để đời mà hầu như tác phẩm nào cũng có một giá trị riêng biệt đáng được nhắc nhỏ, mà ít ai nhấn mạnh đầy đủ đến khía cạnh ông là một trí thức chân chính thể hiện ở thái độ yêu nước thương dân chân thành,lúc nào cũng bận bịu việc đời, trăn trở với những nỗi thăng trầm của dân tộc cũng như về những vấn nạn của thế giới mà số phận của dân tộc không thể tách rời...
  • Luận thêm về thuyết Ngũ hành

    19/06/2008PhD. Nguyễn Thế HùngMột cách tự nhiên nhất và khoa học nhất chúng ta có thể hỏi: Tại sao cổ nhân cứ qui các vật, các khái niệm trên đời này về Ngũ hành? Tại sao phép gán đó lại có thể là chỗ dựa cho các tư duy? Tại sao thầy thuốc dùng Ngũ hành lại có thể chẩn bệnh chính xác, chữa bệnh hiệu quả?
  • Thuyết âm dương - ngũ hành trong “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác

    11/05/2007Đoàn Quang ThọThuyết âm dương - Ngũ hành sau khi vào Việt Nam đã được các nhà tư tưởng Việt Nam tích cực tiếp nhận và vận dụng hết sức sáng tạo trong thực tiễn. Một trong những tấm gương tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo thuyết âm dương - ngũ hành vào việc phát triển nền y học nước ta là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh,gồm 28 tập, 66 quyển.
  • Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

    26/06/2006Trần Thị HuyềnHọc thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này...