Thử tiếp cận Khối Óc - Trái Tim bằng cái nhìn điều khiển học

08:28 SA @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười Hai, 2010

“Công việc phải làm suốt cuộc đời của bạn là hành trình đi từ Khối óc đến Trái tim,
ở đó bạn sẽ khám phá ra chính mình


(Linda Francis)

Óc và Tim thì động vật có xương sống nào cũng có. Nó đơn thuần chỉ thuộc phạm trù vật chất . Chỉ có Khối óc và Trái tim con người chúng ta ngoài thuộc tinh vật chất trần trụi, nó còn thuộc về một Thế giới siêu hinh học, ẩn giấu biết bao điều kỳ diệu , làm nên phẩm chất con người , phẩm chất Đời người và phẩm chất Người đời: Tâm hồn, Tâm thức, Tâm linh, Tâm lý , Tâm khảm, Tâm tình, Tâm tư, v.v.. Nghĩa là xung quanh một chữ Tâm: Ta hiểu là Nhân Tâm vậy!

Nhưng, Tâm là Trái tim, cho nên Nhân Tâm thuộc về “đời sống của Con Tim”, không thể dặt nhầm chỗ được. Nhà thơ lớn của Dân tộc : Tố hữu đã cảnh báo trong câu thơ đầy ắp triết lý : Trái Tim nhầm chỗ để trên đầu / Nỏ Thần vô ý trao tay giặc /Nên nỗi Cơ đồ đắm biển sâu. Trang tình sử của nàng Mỵ Châu và Trọng Thủy cho thăy, thảm họa Cơ đồ đã xảy ra do lẫn lộn “công việc” của Trái tim và “công việc” của Khối óc.

Để rõ hơn, ở một khía cạnh khác, ta thử suy ngẫm vài ví dụ sau: Đọc mẩu tin , “em bé 18 tháng tuổi bị cô bảo mẫu dùng băng dính dán chặt miệng để khỏi nghe tiếng khóc , đã làm em chết ngạc , không cứu chữa được” . Gập tờ báo , bàng hoàng nghĩ đến đứa con gái bé bỏng của mình , Trái tim ta thắt lại , nhói đau… Đúng vậy , nhưng không ai nói lên tâm trạng ấy , rằng “Khối óc ta thắt lại , nhói đau…”

Hay, ở một ví dụ khác, nói rằng ”Trái tim ta rạo rực , nhảy nhót với chiếc hôn đầu tiên…” chứ chẳng ai kể rằng “Khối óc ta rạo rực nhảy nhót …”

Vậy, với con người, Khối ócTrái timđã “thầm thì” với nhau bằng mối quan hệ nào?

Nhận thức sự sống theo quan điểm Điều khiển học(Cybecnetic), thì sự sống là một hệ Điều khiển học từ cấp độ Tế bào. Một Hệ thống sống có Ý thức như Con người, là một Hệ thống tự điều khiển cực kỳ phức tạp, mà Điều khiển học kỹ thuật không thể , và không bao giờ , mô phỏng đầy đủ và chính xác được, Đơn giản, bởi vì để mô tả và nhận thức Thế giới siêu hình , thì phải dùng công cụ siêu hình. Đó là Tư duy. Và Tư duy thì phải dựa trên nền tảng Ý thức, mà Ý thức thì không thể vật chất hóa được.

Tuy nhiên, cấu trúc của bất kỳ Hệ thống điều khiển nào cũng phải theo một sơ đồ Chính tắc, biểu diễn bằng các khối sau đây:

Một là, Khối Điều khiển trung tâm : Đó là đầu não , là “Bộ Tổng Tư lệnh” chỉ huy và kiểm soát toàn bộ hành vi của hệ điều khiển. Trong đó, bao gồm các chức năng: tiếp nhận và xử lý thông tin từ đối tượng , thông tin từ ngoại vi liên quan , lưu giữ chúng như một hệ thống qui chuẩn để làm dữ liệu so sánh (những thông tin này do một tập hợp Sensor cung cấp) , chức năng quan trọng nữa là thao tác các thuật toán , Tính toán , lựa chọn các thông số điều khiển tối ưu và truyền phát thông tin điều khiển đó đến khối thừa hành.

Hai là, Khối Thừa hành : Nhận thông tin lệnh điều khiển từ Trung tâm , khởi động cơ chế điều khiển , thực hiện thao tác điều khiển , tác động lên đối tượng điều khiển.

Ba là, Cơ chế Giám sát : Bằng Hệ thống Sensor, Cơ chế giám sát liên tục so sánh tín hiệu điều khiển với hiệu quả của quá trình điều khiển trên đối tượng để xác định độ sai .

Bốn là, Cơ chế Phản hồi âm : Xử lý Độ sai dưới dạng tín hiệu Điều chỉnh, truyền ngược về cho Trung tâm điều khiển để điều chỉnh lệnh mới , tương thích tình huống mới …

Sơ đồ cơ chế phản hồi âm (feedback)

Sơ đồ diễn giải hoạt động của
một vòng phản hồi cơ bản


Sơ đồ diễn giải vòng điều khiển tổng quát đối với Con Người

Còn nhiều chuyện khác trong cấu trúc của các hệ điều khiển khác nhau. Ở đây, ta chỉ cùng suy ngẫm về Khối ócTrái tim: Đâu là “Bộ Tổng Tư lệnh tối cao” chỉ huy và điều khiển hành vi và ứng xử của con người chúng ta?

Riêng con người, Tạo hóa trang bị một hệ điều khiển đặc thù với hai trung tâm chỉ huy cùng hiện hữu:

  • Khối óclà một thực thể vật chất , với cấu trúc của một Trung tâm chỉ huy điều khiển tối cao, kiểm soát toàn bộ hoạt động Thể chất và toàn quyền điều khiển mọi tương tác bằng hành vi của mình với chính mình và với môi trường sống như những thực thể đang hiện hữu . Khối óc dựa vào kho dữ liệu gọi là Lý trí , được tích lũy , với ý thức đầy đủ , từ một hệ thống thông tin đã qui chuẩn , hình thành trong môi trường xã hội : Luật pháp , Đạo lý , Pháp qui , Hương ước …cùng hiện hữu như những thực thể để điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình. Tuy có toàn quyền chỉ huy diều khiển, nhưng Tạo hóa không cho Khôi óc quyền điều khiển Trái tim bằng mệnh lệnh, dù Trái tim cũng là một thực thể : Nó không thể ra lệnh cho Trái tim ngừng đập giây lát như làm đối với Phổi .
  • Trái tim phụ trách “Phần hồn”. Nó nhìn thấu Thế giới Tâm hồn , nó cảm nhận được Thế giới Tâm linh , nó trò chuyện được với Tâm thức của chính nó . Nó có quyền trưng mượn những phần thực thể thuộc quyền kiểm soát của Khối óc để biểu lộ về mình như một phép chuyển hóa , từ cái vô hình hiện lên cái hữu hình: Người ta nói Con mắt là cửa sổ Tâm hồnlà theo nghĩa đó .

Khối óc, nhiều tình huống , phải phục tùng Trái tim . Đó là tình huống mà .như người ta nói : Tình cảm thắng Lý trí. Nghĩa là Khối óc tạm thời vứt bỏ các thông tin qui chuẩn để điều khiển hành vi ứng xử theo mệnh lệnh của Trái tim. Tưởng rằng đây là một lỗ hổng đạo đức, nhưng ngẫm nghĩ sâu xa thì không phải vậy . Tạo hóa thông minh, tạo ra một khoảng lặng , để con người tự vấn về mình , để khám phá chính mình và khám phá ý nghĩ cuộc sống của đời mình . mà không quá giáo điều , cứng nhắc , vô cảm , vô hồn . Nó giống với quá trình Tự giáo dục vậy. Đó là khác biệt lớn nhất giữa người với các hệ thống sống điều khiển hoạt động theo bản năng , hoặc nhờ dựa vào một chương trình cài đặt hay tự dựng.

Tới đây có thể nêu ra câu hỏi: Phải chăng, theo lý thuyết điều khiển học, thì Trái tim là Trung tâm chỉ huy tối cao ? Nếu không, lẽ nào tồn tại hai “Tư lệnh trưởng trong một Bộ Tư lệnh” ?

Thực tế đời sống chứng tỏ, đây là nguyên lý bổ sung , giống như nguyên lý bổ sung trong Vật lý Lượng tử : Tính hai mặt của một thực thể , tương thích với một Tổng thể Vũ trụ bao gồm Thế giới Vật chất ngự trị với một hiện thực bất định (Hệ quả Triết học từ Vật lý học hiện đại) và Thế giới của Siêu hình học ngự trị với mọi sắc thái Ý thức – Tâm linh. Và hai thế giới ấy phụ thuộc lẫn nhau :”Cái này xuất hiện bởi cái kia tồn tại”.

Mặt khác, để duy trì tính Thông nhất trong mâu thuẫn , Khối ócTrái timthực thi quyền năng của mình theo phương thức Đồng thuậnNhân nhượng, ở đây không tồn tại khái niệm đối kháng, mặc dù trong những tình huống hai bên phải thương thuyết có vẻ giằng co , có lúc nặng lời , như Tố Hữu đã kể lại trong bài thơ Con cá chột nưa về cuộc đấu tranh tuyệt thực của các chiến sĩ Cách mạng trong nhà tù Đế quốc. Đã mấy ngày nhịn ăn, đói lả . Bát cơm tù để đó , qua đêm , Trong vắng vẻ tịch mịch , người chiến sĩ Cách mạng nghe như trong đầu mình có tiếng năn nỉ van xin: Thôi, ăn đi, ăn đi / Chết làm chi cho khổ . Người chiến sĩ như khinh bỉ , trở người , nằm quay mặt vào chân tường . Tiếng thì thào trong đầu lại hiện lên với một chiến thuật cay độc : Đánh vào niềm kiêu hãnh và danh dự - cái thiêng liêng nhất của người chiến sĩ Cách mạng: Ăn đi vài con cá / Năm bảy cái chột nưa / Có ai biết , ai ngờ / Thế vẫn tròn danh dự . Đến nước này thì Trái tim phải lên tiếng , dù có phần gắt gỏng với “đồng nghiệp” của mình : Thôi, im đi cái giọng mày / Tao thà cam chịu chết
Và cuối cùng thì đầu óc cũng đành nghe theo mệnh lệnh của Trái tim, cùng lặng im mỉm cười thắng lợi.

Nhưng cũng có tình huống không kịp thương thảo giữa hai bên để tiến tới Đồng thuận hay Nhân nhượng . Trong tình huống đó Khối óc phải chấp hành sự quyết đoán của Trái tim .
Chuyện kể còn lưu truyền hiếm hoi về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, minh họa chính xác cho tình huông này : “ Có một lần, ông xuống dự Đại hội đại biểu của một tĩnh có nhiều hiện tượng cán bộ, đảng viên tham ô , xâm phạm đến lợi ích của quần chúng , ăn chặn gạo cứu đói của Nhà nước dành cho địa phương . Thật đáng xấu hổ ! Nghe báo cáo tình hình ấy ,ông thường không giữ được bình tĩnh . Trên bục phát biểu , khi nhắc tới hiện tượng này , giọng ông như lạc hẳn đi : Đảng viên gì ? Cán bộ gì ? Dân đói, Nhà nước gửi về mấy tạ gạo , ba ông Chi ủy dấm dúi chia nhau mỗi người mấy chục cân, thì không bằng …con chó ! Không thể nào để lại trong Đảng ta những con người thoái hóa đến mức ấy “

Rõ ràng lúc đó , trong ý thức của ông , dù có vụt lóe lên sự gợi nhắc đạo lý về “sự không xúc phạm”, nhưng cái nhức nhối từ nơi sâu thẳm của Trái tim do hành động bán đứng danh dự của Đảng với cái giá mấy chục cân gạo , thì lòng trung thành với Đảng với dân, đâu có bằng lòng trung thành của con chó đối với chủ . Đó là cái lý mà Trái tim dám chịu trách nhiệm phát ngôn của mình và lệnh cho não bộ (Khối óc) điều khiển phát âm hết công suất cho mọi người nghe. Thấu hiểu lòng Đảng dành trọn cho dân trong sự nghiệp của mình.

Còn nhiều thí dụ trong cuộc sống , trong đời người cho thấy sự hiện hữu mối quan hệ giữa thế giới thực thể và thế giới siêu hình trong con người , làm nổi rõ lên một chân lý , rằng Thế giới Tâm linh là hiện hữu chứ không phải là sản phẩm hư cấu , bịa đặt của sự mê muội . Con người là sự thu nhỏ của Vũ trụ . Điều khiển học Vũ trụ là Điều khiển học hệ thống lớn chứa trong nó cái hiện thực Vật chất biến động và cái Thế giới siêu hình bất định , nhưng phụ thuộc lẫn nhau , tương tác nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Tương ứng có hai cơ quan kiểm soát và điều khiển vừa độc lập vừa tương hỗ trong một Tổng thể thống nhất, bảo đảm sự vận hành và tồn tại của Vũ trụ , mà ở đây là chính con người .

Mặt khác, Tạo hóa xác nhận một điều, rằng Cơ quan kiểm soát và điều khiển Thế giới siêu hinh được ưu tiên quyền hạn hơn , cũng có nghĩa là Tạo hóa dành một không gian sáng tạo rộng hơn cho Vũ trụ, cũng là chính cho con người.

Từ đây, chúng ta cũng thu nhận được một hệ quả quan trọng , rằng : Công cụ , thiết bị kỹ thuật cấu tạo từ vật chất, chỉ có thể dùng đo lường khảo sát Thế giới Vật chất. Muốn tiếp cận Phản Thế giới , thì công cụ phải được chế tạo từ phản Vật chất . Điều này quá ảo tưởng, nên tốt nhất là phủ nhận sự tồn tại của Phản thế giới . Đó là sự lựa chọn của Khoa học chăng ?

Tương tự, công cụ để nhận thức thế giới siêu hình phải băng siêu hình : Đó là Tư duy .

Công cụ để tác động , biến đổi thế giới siêu hình phản ánh trong Trái timta ,cũng phải bằng siêu hình : Đó chính là Thiền định.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài nét tóm tắt về Điều khiển học

    22/04/2016Bùi Quang MinhĐiều khiển học là ngành khoa học nghiên cứu truyền thông và điều khiển, tiêu biểu là Cơ chế điều chỉnh phản hồi, trong cơ thể sống, máy móc và sự kết hợp của cả máy móc lẫn sinh học, ví dụ như trường hợp hệ thống kinh tế - xã hội. Thuật ngữ này được Norbert Wiener sử dụng lần đầu tiên vào năm 1948, bắt nguồn từ tiếng Hy-Lạp “ Kybernetes ", hay “steerman” (người thuyền trưởng)...
  • Sống thật, trải nghiệm và bản ngã

    09/03/2016Nguyễn Tất ThinhCó sống Thật mới Trải nghiệm thật, mới có Bản ngã thực là Người Trưởng thành và bởi vậy những điều thuộc về họ và tạo ra bởi họ mới thật đáng giá trị.
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

    04/02/2009Nguyễn Tất ThịnhNgười khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn...
  • Bàn về Tâm linh và Tâm thức

    12/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTôi muốn khởi đầu cho những bài viết tiếp sau về chủ đề mà bất cứ ai, tạm có thể nói về bản thân là trải nghiệm, cũng ít nhất đôi lần tự đặt câu hỏi. Thực ra, cho dù là Vô thức, ai cũng đang hành trình đến…để thấy được rằng: Có một điều gì đó cựa quậy sống động từ sâu thẳm đời sống tinh thần, một khi Ngộ được, sẽ giải tỏa được kho năng lượng vô hạn của Bản thân…
  • Những vấn đề triết học của Điều khiển học

    13/11/2005Sự phát triển của điều khiển học chứng tỏ rằng các lĩnh vực tổng hợp của các khoa học là những điểm hết sức quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng có tính chất cơ bản và cái mới có tính chất nguyên tắc trong các tri thức về thế giới.
  • Những nguyên lý Hệ thống và Điều khiển học

    04/05/2003Những nguyên lý/định luật đóng vai trò mô tả những ý tưởng cơ bản nhất trong một khoa học, thiết lập phương pháp luận để giải quyết vấn đề, hướng dẫn cho tư duy nói chung...
  • xem toàn bộ