Khỉ Hanuman (Phần 1)

09:04 SA @ Thứ Hai - 22 Tháng Bảy, 2013
Tôi đã nghĩ rất lâu để viết câu truyện này hoàn toàn theo cách của mình, về hình tượng Khỉ Hanuman… Tôi không minh họa hay nói lại những gì bao nhiêu người từng tâm đắc với tinh thần Nhà Phật! Vì tinh thần đó đã vốn vĩ đại, đã tỏa sáng… mà tôi muốn bản thân đủ trải nghiệm để truyền tải một thông điệp khác: hành trình của Khỉ Hanuman, cách nghĩ của Nó về thế giới con người trong sự dấn thân vào khổ nạn cùng Thích Ca Mâu Ni với những đối thoại độc nhất vô nhị trên đường, mà tôi cảm được…


Khỉ Đực hàng ngày quấn quít bên khỉ Cái. Nó không biết được đã cùng Khỉ Cái đẻ được mấy Khỉ con. Bọn chúng có lẽ hòa vào đám đông Khỉ đang vô tư , chí chóe kiếm ăn loanh quanh ở cánh rừng rậm này….Mấy ngày nay Khỉ Cái ủ rũ, không còn sự hoạt bát nữa, nằm suốt trong một ổ lót lá cây khô trong một hốc cây to tìm được giữa rừng sâu, thi thoảng dốc ngực lên thở phì phò, trở mình nhìn ra bên ngoài vừa chứa đựng niềm thăm thẳm vừa như chả muốn nhìn gì lâu nữa, rồi lại co cuộn mình mệt mỏi như sẽ là đi vào giấc ngủ vĩnh viễn…

Những thứ Khỉ Đực mang về, có khi là cả tảng mối to cũng không khiến cho Khỉ Cái để ý đến nữa….nó lặng lẽ gối đầu lên đùi của Khỉ Đực như muốn được hưởng hơi ấm và che chở, cũng có thể nó chỉ cần cảm thấy gần gũi với bạn tình mãi như thế…

Khỉ Đực Buồn lắm. Toàn thân nó như cỗ giũ sự bất động như để Khỉ Cái được em ả, dùng một tay xoa nhẹ khắp thân thể , tay kia cao cào lên đầu Khỉ Cái, chăm chú nhìn vào Bạn tình, rôi thỉnh thoảng đưa mắt đi nhìn hướng đến xa xăm lắm…. Khỉ Cái như đã ngủ say, hơi thở còn rất khẽ. Khỉ Đực vun những lớp lá khô thành gối, đỡ đầu Khỉ Cái đặt nhẹ lên đó, Nó lững thững đi trong mơ hồ: Tiềm thức tự nhiên như mách bảo Nó ở đâu đó trong rừng thẳm này sẽ có một thứ lá hay sinh vật gì đó sẽ giúp cho Bạn tình của Nó khỏi bệnh. Khi đã khuất một chút, bỗng Khỉ Cái thức nhỏm dậy kêu lên một tiếng bi ai… Khỉ Đực nghe thấy, dừng lại một lúc rồi thoắt chạy trở lại…lăng xăng quấn quýt vỗ về Khỉ Cái, rồi nằm xuống ôm lấy Khỉ cái với những tiếng kêu khít khát gấp gáp, nhưng đầy vẻ yêu thương…Khỉ Cái như được yên tâm, ngả đầu xuống lớp lá ngủ trở lại…Lần này đợi thật lâu…Khỉ Đực trở dậy, dứt khoát và nhanh nhẹn, tung mình nhảy qua những mỏm đá, đu chuyển theo những chạc cây…rồi mất hút sau vài tiếng xào xạc, răng rắc nhẹ của cành la rừng…

Nó đã đi xa nơi xuất phát…Nó chịu bao nhiêu bầm dập khi mò xuống tận những vực thẳm sâu và âm u nhất để bới tìm trong đám cây thấp rậm, ở đó nếu có sinh vật nào bắt được ánh sáng mà sống sót nhờ thế thì chắc hẳn chứa đựng được năng lượng sống giúp cho Khỉ Cái hồi sức…Nó cũng đã quăng mình đầy xây xước để lên được những mỏm núi cao nhất, nơi chỉ có những tán lá của những cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi…ở đó nếu có sinh vật nhỏ nào mà cộng sinh được thì hẳn chứa đựng những tiềm năng làm cho Khỉ cái khỏe mạnh trở lại…Trong tình cảm và quyết tâm như thế, Nó quyết tìm được và trở về! Không điều gì như đã từng, chỉ có tình cảm vô hạn, bản năng sống và tinh thần kỳ lạ nào đó thắp lên trong nó cái niềm tin vượt trên cả bản năng, một niềm tin về tác dụng của những thứ đã kiếm được, dường như có một lực lượng nào bên ngoài, siêu nhiên vô cùng đã thâm nhập vào mách bảo như thế. Nó đã đi xa lắm trong rừng rậm mênh mông, nơi Khỉ Cái đang ốm nằm chờ , nhưng nhất định sẽ tìm về đúng nơi đó, sẽ cứu sống Bạn tình của Nó…

Nhưng không may cho Khỉ Đực, trên đường tìm về, đã rơi vào bẫy của những người đi săn thú. Sợi dây thít chặt bốn cổ chân của Nó, máu khó chảy được đến, đau đớn tột cùng như muốn rơi rụng ra khỏi cơ thể của . Nó giãy đạp mệt nhoài, nhưng tay luôn giữ chặt những thứ đã kiếm được. Nó đã mất quá nhiều sức, lả đi, toàn thân bất động dần. Nhưng từ cổ họng nó luôn khào khào ra những tiếng không hẳn là ai oán…mà thê lương, nước mắt nó không ngừng trào ra…nhìn vào chỉ thấy sự xa xăm, và cảm thấy sự đau khổ tuyệt vọng…Chả ai hiểu được cho nó rằng : nó chỉ nghĩ đến Khỉ Cái, hãy để Nó đưa được những thứ đang giữ chặt trong tay đây đến được cho Khỉ Cái, thì chết cam lòng. Nhưng đám thợ săn đã ra khỏi cánh rừng rậm, khuân thẳng Nó đến chợ buôn thú rừng của một thị tứ nhỏ gần đấy. Họ tháo dây buộc khít chân Nó ra rồi nhét vào một chuồng cài thưa bằng những thanh gỗ cóc cáy, được che nóc bằng vài cành lá dưới trời nắng chói chang…

Gần đó một người đàn ông trung niên cô hành, vẻ mặt đầy từ thiện, tóc húi trọc, nhỏ nhắn mà khỏe mạnh trong tấm áo choàng của lữ khách Samôn bạc màu…Ông đi từ tốn, bước chậm qua chợ thị tứ, đầu cúi xuống như tránh không nhìn vào những sinh linh bị trói nhốt trong các cũi rỏ bên đường…Ông cảm thấy được những tiếng yếu ớt nhưng thảm thiết cùng với những vẻ dạng tàn tạ đợi chết của bọn động vật… Khi đi qua chuổng cũi nhỏ nhốt Khỉ Đực… tâm hồn tinh tế của Ông lại nghe thấy tiếng của Nó phát ra không phải là tiếng của kẻ tuyệt vọng chờ chết…mà là điều gì đó như hướng về nơi rừng xa sâu, như gọi, như nhủ….như phát đi tiếng kêu gọi sự sống….Cả thân hình Nó như dành năng lượng để truyền đi những tiếng như thế . Ông khẽ rùng mình đầy xúc cảm…vì thứ tiếng như thế cũng đã từng phát đi từ chính trái Tim Ông khi hướng gửi tất cả tâm tình về nơi có người Mẹ đang mòn mỏi chờ đợi mình…

Ông dừng lại, đến sát chuồng gỗ nhìn chăm chú vào Khỉ Đực…Nó không muốn nhìn Ông, đầu vẫn cố ngước về nơi rừng thẳm với những tiếng kêu như thế, dù đang bị yếu ớt đi…Ông quay về phía người thợ săn trao đổi nhỏ vài câu, rồi lấy ra trong bọc vải gấm nhỏ mang bên người một ít Bạc vụn đưa cho người đó. Anh ta lặng lẽ mở chuồng tìm dây muốn buộc cổ Khỉ Đực lại để trao cho Ông. Nhẹ nhàng ngăn người thợ săn lại, nói : đừng thế, để tôi đưa tay mình dắt lấy Nó là được rồi. Ông đỡ lấy Khỉ Đực đã gần lả đi vì kiệt sức, cho Nó nằm trên đám cỏ vệ đường, lấy tiếp trong bọc vải đeo trên vai quả chuối và bầu nước, giúp nó ăn uống một chút….Khỉ Đực dần hồi tỉnh…Ông vuốt nhẹ lên đầu nó, thì thầm gì đó, rồi ngửa lòng bàn tay hiền hòa làm động tác như muốn bảo nó : hãy trở lại cánh rừng phía kia đi… Khỉ Đực nhỏm toàn thân trở dậy, rúi đầu nó về phía Ông một hồi hít hà, kêu lên khe khẽ…rồi ngước mắt lên nhìn thẳng vào đôi mắt ấm áp của Ông hồi lâu …như truyền được vào sâu thẳm cảm nhận của Ông rằng : Nó sẽ quay trở lại với Ông !

Khỉ Đực nhanh chóng nhảy đi những bước ngắn, qua lối mòn nhỏ dẫn vào bìa rừng. Nó dừng lại, quay đầu hướng về phía Ông hú lên một tiếng…Ông nhìn theo , vẫy tay như vừa gửi lời chào, vừa như khuyến khích hãy nhanh chóng trở lại rừng nơi kia…Khỉ Đực lao vút đi, hình ảnh trở nên nhanh nhẹn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết….
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • 66 câu Phật học làm chấn động Thiền ngữ thế giới

    10/05/2017Đọc được gì là tùy mỗi người…Nhưng xin hãy đọc thật chậm, nghĩ thật kỹ và nhớ thật lâu. Cuối cùng là làm theo được càng nhiều càng tốt…
  • Đừng làm Phật khóc

    21/03/2016Giao HưởngViệc xào xáo vì đồng tiền diễn ra hằng ngày ngoài xã hội là sự thường, nhưng ở đây đồng tiền đã chen vào chốn đền chùa thiêng liêng, vào các di tích của đất nước...
  • Tái sinh và luân hồi theo quan điểm Phật giáo

    21/08/2015Câu chuyện cháu bé ở Vụ Bản theo những người trong cuộc đã được nhiều người đưa lên phương tiện truyền thông. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu tâm linh khá thú vị cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có thể kết luận được...
  • Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

    09/03/2014Hoàng Thị ThơTư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến...
  • Phật giáo và Chính trị

    11/12/2013Nhà văn Thùy LinhĐức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…Có một vấn đề cố hữu là người ta hay đem trộn lẫn tôn giáo vào chính trị...
  • Văn hoá giáo dục Phật Giáo

    09/12/2013Lý Kim HoaGiáo dục dù nghĩa rộng hay hẹp, dù quan niệm theo phương Đông hay phương Tây , dù truyền thống hay hiện đại đều có nghĩa là xây dựng văn hoá, đưa văn hoá lên tầm cao. Văn hoá cao trở lại tạo động lực cho giáo dục tiến nhanh tiến mạnh, đạt được nhiều thành quả tốt hơn nữa....
  • Tại sao Phật giáo gần như biến mất khỏi Ấn Độ

    16/07/2013Hoàng Phong dịchVào khoảng năm 525 trước Jésus, Đức Phật đã tiên đoán trước:
    “Hai ngàn năm trăm năm sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu tín đồ trên toàn thế giới, nhưng lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo từng là một trào lưu tình thần chính yếu, suốt cho đến thế kỷ thứ X. Tại sao lại xảy ra như thế ?
  • “Zorba Phật” - Con người mới, tôn giáo mới

    23/05/2013Hà Thủy NguyênCác tôn giáo đã thuyết giảng mọi người rằng có quá nhiều khác biệt. Rằng Jesus là con trai duy nhất của Thượng đế, rằng bạn không bao giờ giống như Jesus. Điều đó là phi nhân tính. Điều đó tạo ra dạng hệ thống cấp bậc; điều đó là rất mất dân chủ, không công bằng, không ngay thẳng. Mọi người đều là con của Thượng đế giống hệt Jesus. Đúng có một chút khác biệt: ông ấy biết điều đó và bạn đã không tình cờ biết. Nhưng đó là khác biệt duy nhất. Ngược lại bạn cũng cùng Thượng đế nhiều như Jesus, như Phật và bất kỳ người nào khác. Họ biết; bạn không nhận biết, cho nên chỉ một chút nỗ lực là bạn trở nên nhận biết - đó là tất cả những điều cần đến...
  • Đức Phật trong ba lô

    23/02/2012Tâm NhiênCùng
    với quá trình trưởng thành và thay đổi, tuổi trẻ cũng có thể là giai
    đoạn của những lo âu, mệt mỏi. Những người trẻ tuổi nhiều khi cảm thấy
    lúng túng, như thể họ bị bỏ lại một mình giữa một nơi hoang dã hay giữa
    một chiến trường. Họ có thể cảm thấy như không còn ai để mà tin tưởng,
    không ai quan tâm đến họ, rằng họ không có mục tiêu nào trong cuộc sống.
  • Ông Phật văn Nguyễn Xuân Khánh

    03/02/2012Phạm Xuân Nguyên... Lấy ngay cuốn tiểu thuyết mới nhất của lão là “Đội gạo lên chùa” mà xem. Đọc xong cuốn đó, tôi thấy mình như được xông hương...
  • Phật giáo và những Dòng chảy Tư tưởng Hiện đại

    13/08/2010Quán Như Phạm văn MinhSau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • xem toàn bộ