Khi có những người Trung Quốc đang đi rất nhanh

08:49 SA @ Thứ Hai - 30 Tháng Năm, 2016

Người Việt có quyền chỉ trích, lên án những mảng tồi tệ của người hàng xóm khó chịu, và chủ đề này sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng thật đáng tiếc nếu chỉ có thế. Chỉ thế thôi thì dân tộc Việt cũng không tốt hơn được...


Minh họa: Lê Thiết Cương

Một giáo sư Nhật vừa sang Việt Nam hỗ trợ tuyển sinh cho một trường đại học lớn chia sẻ thông tin: các trường đại học Nhật đang có nhiều học sinh Trung Quốc theo học, và xu hướng tiếp tục tăng mạnh.

Các học sinh này nói tiếng Nhật thông thạo, thậm chí ở một số môn học ngành tài chính, kinh doanh, họ học vượt trội cả sinh viên Nhật. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ là đối thủ cạnh tranh của chính các bạn trẻ Nhật trong thị trường việc làm tại các công ty giao thương giữa hai nước.

“That’s terrify. But they’re our customers anyway” (Thật đáng lo sợ. Nhưng dẫu sao họ cũng là khách hàng của chúng tôi) - ông giáo nói. Những thanh niên Trung Quốc này đang cạnh tranh “sòng phẳng” trên đất Nhật, với luật chơi của Nhật, bằng năng lực và ưu thế riêng của họ.

Trên bản đồ đánh dấu vị trí người học của một khóa học online về công nghệ thông tin của Trường UC San Diego trên Coursera, Ấn Độ dẫn đầu về số lượng học sinh trong khu vực châu Á với 409 học viên, tiếp sau là Trung Quốc với 70 người, cả mấy nước Asean gộp lại chỉ có vẻn vẹn 13 chấm đỏ.

Tương tự, ở một số môn học khác trên các khóa học online, học viên Trung Quốc cũng nhiều áp đảo so với cả mấy nước Đông Nam Á gộp lại. Coursera là một hệ thống giáo dục online lớn với hàng trăm trường đại học hàng đầu thế giới về hầu hết các ngành học.

Cùng các hệ thống khác như EDX, Open Campus của một số trường đại học, Coursera mở ra cơ hội học tập cho hàng triệu người trên thế giới về nhiều chủ đề khác nhau. Học viên từ các nước nghèo có thể đăng ký học bổng để được miễn học phí. Tất cả những gì còn lại là ý chí “muốn học” hay không. Người Trung Quốc có vẻ khôn ngoan tận dụng cơ hội này.

Bản thân tôi từng học cùng nhiều học viên Trung Quốc. Tôi cố tỏ ra khách quan nhất có thể để hiểu tại sao họ lại có thành tích cao và được nhiều người “nể”. Ai đó có thể phê phán động cơ học tập của họ là quá thực dụng - như phải đạt được điểm cao để vào công ty nọ, hoặc cho rằng họ không học cân bằng, ít chú trọng đến các môn xã hội, luật... mà chỉ chăm chăm vào các môn học kinh tế, thống kê, kế toán.

Cũng có người chê họ lập luận phi logic trong các lớp học về khoa học chính trị... Nhưng có một sự thật không thể phủ nhận: họ học giỏi trong những môn mà họ định sẽ học giỏi. Năm tôi tốt nghiệp, một học viên Trung Quốc được chọn làm đại diện cả khóa lên phát biểu thay mặt các học sinh quốc tế.

Người bạn làm kinh doanh phần mềm đến Bắc Kinh để gặp gỡ một số quan chức và “thiết lập mối quan hệ” để mở rộng cơ hội làm ăn. Anh cảm thấy thật khó khăn. Anh di chuyển tiếp đến Thượng Hải và dường như được sang hẳn một đất nước khác dù vẫn dùng chung tấm visa.

Khách hàng ở Thượng Hải nghe câu chuyện khó khăn của anh ở Bắc Kinh rồi nói: “Beijing? Let them do the talk. Here we do the work” (Bắc Kinh à? Để họ nói, còn chúng tôi ở Thượng Hải đây thì làm).

Trong lúc Trung Quốc bị phê phán về vi phạm bản quyền nghiêm trọng, họ cũng lại đang được khích lệ vì đổ tiền vào nghiên cứu và phát triển. Trong lúc khách du lịch Trung Quốc bị chê là “trọc phú” tiêu tiền, ở Trung Quốc lại cũng đang có nhiều triển lãm, giáo dục âm nhạc, hội họa để vực dậy văn hóa của họ.

Người Trung Quốc viết nhiều chuyện tiếu lâm về các thói hư tật xấu của mình. Người Việt cũng có thể dành nhiều giờ để nói về các tật xấu của người Trung Quốc. Ta chê họ nói to nơi công cộng, không xếp hàng, không logic trong lập luận. Ta phê phán họ dân tộc tính phi lý, đòi hỏi các quyền lợi vô lý.

Ta có thể công kích sự tham lam vô lối của Trung Quốc qua rất nhiều ví dụ kinh tế, chính trị. Nhưng cũng phải tỉnh táo nhận ra rằng ở nước Trung Quốc hiện đại vẫn đang có rất nhiều người làm việc, nhiều người sáng tạo. Nhận ra để làm gì? Để thấy rằng những người này đang đi nhanh, họ đang kéo cả dân tộc đó đi, và không khéo thì chúng ta đi rất chậm so với họ.

Người Việt có quyền chỉ trích, lên án những mảng tồi tệ của người hàng xóm khó chịu, và chủ đề này sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng thật đáng tiếc nếu chỉ có thế. Chỉ thế thôi thì dân tộc Việt cũng không tốt hơn được.

Để thật sự thay đổi thế so sánh, các cá nhân người Việt phải nhìn vào những cá nhân người Trung Quốc đang chạy rất nhanh, rất xa, và đúng đường về mặt giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế.

Có lẽ, những cá nhân Việt, chứ không phải đám đông chung chung mơ hồ, cần phải đặt mình vào thế tương quan với những cá nhân Trung Quốc đang học tập, đang làm ăn, đang đi theo hướng phát triển văn minh để nỗ lực vượt lên. Dường như đó là một cách bền vững để ta có đủ bản lĩnh đường hoàng đối mặt với những thách thức mà sự chênh lệch và cả tương đồng giữa hai bên đang mang lại.

Nguồn:Tuổi trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi cái ác trở nên phổ biến: Liều thuốc nào cho người Việt?

    09/04/2019Phạm Tường VânAleksandr Solzhenitsyn - nhà văn của lương tâm Nga ắt hẳn đã trải qua nhiều giằng xé nội tâm để viết ra một câu ứa máu: “Đường biên thiện - ác chạy qua trái tim mỗi người. Và ai sẵn sàng phá hủy một phần trái tim của chính mình?”
  • “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

    26/03/2018Ngựa HoangĐó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh

    15/05/2016Vương Trí NhànNào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Người Việt qua cách nói năng cười cợt

    27/04/2016Vương Trí NhànNước ta, những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ. Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu, người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái...
  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • “Làm người Việt là một định mệnh”

    30/03/2016Theo Bùi HảiMấy ngày nay, nhìn vào những tấm hình vụ nổ và tai nạn thảm khốc, tôi thường tự hỏi: Khoảnh khắc ngay trước khi ánh chớp định mệnh giáng xuống ấy, những nạn nhân đang nghĩ gì?
  • 8 tật xấu khó bỏ của người Việt

    27/03/2016Nguyễn HuyLâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ...
  • Tính đại khái, Sự nửa vời và Tinh thần trách nhiệm của người Việt

    21/03/2016Thái TuấnSự nửa vời cũng dễ làm người ta hài lòng với những cái gì mình có, tự biện minh cho những yếu kém và ngại thay đổi. Trong chính trị, nó dễ dẫn đến những thỏa hiệp trong cải cách, ngay cả trên những vấn đề quan trọng nhất của đất nước...
  • Nhìn thấu tâm tính người Việt qua... tản văn

    19/03/2016Ngọc Bi (thực hiện)Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác (Alphabooks và NXB Lao động) là tập tản văn đáng chú ý gần đây nhất của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên...
  • Người Nhật 'thoát Á' và người Việt 'xấu xí'

    18/03/2016Cao Huy HuânTrong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin phép nói đến những vấn đề liên quan đến tư duy, thói quen và ý thức của các dân tộc...
  • Lý lẽ người Việt

    16/03/2016Đỗ Trọng KhơiNhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước thì thương nhau cùng…
    Câu ca dao nói về tình yêu thương lưu truyền đã tự ngàn xưa như vẫn còn tươi son nét mực. Tiếng reo hân hoan ngày hội ngộ, vẳng sâu hơn, có tiếng thầm thì tình ly loạn buồn thương...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: không thật bụng, không hết lòng

    14/03/2016Vương Trí NhànTất cả các nước, không nước nào giao thiệp qua lại chặt chẽ với nước khác, mà không được cường thịnh. Có điều là tôi đã quan sát tình tình thiên hạ thì thấy rằng họ dễ giao thiệp với người, tính tình của ta thì quá khác người, cho dẫu muốn chọn lựa để giao thiệp cũng sợ việc khó thành...
  • Hạnh phúc của người Việt

    17/03/2012
  • xem toàn bộ