Hiệu ứng ‘Tunisia’ và suy nghĩ về Chính trị

10:21 CH @ Thứ Tư - 02 Tháng Hai, 2011
Định nghĩa Hiệu ứng Chính trị: Một sự kiện kinh tế - xã hội xảy ra ở một vùng Địa chính trị nào đấy, đến mức Chính quyền sở tại mất khả năng và tư cách kiểm soát nên đã xảy ra một kết cục là làm thay đổi tình thế khác với trước đó có thể được gọi là ‘cận cách mạng’, tạo nên một làn sóng lan tỏa hay cường kích vào các quốc gia lân cận hoặc có đặc điểm / tính chất cai trị tương đồng có chiều hướng củng cố Tâm lý quyết hành động của dân chúng xảy ra trong phạm vi đa quốc gia.

Lý do có ‘sự kiện Tunisia’ ?
- Nền kinh tế thị trường dẫn đến sự phân cực giàu nghèo, thêm vào đó là dân chúng chứng kiến giới quan chức thượng lưu xa hoa
- Sự thay đổi là dòng chảy cốt lõi của cuộc sống, mà Chính phủ phải là người khởi nguồn, kiến tạo, thúc đẩy nó đi đến chất lượng của Tam Dân cao hơn, nhưng họ đã vô cảm và bất lực
- Dân trí cao để có thể phản ứng bất bình trước một hành vi cảnh sát giẫm đạp lên mẹt hàng hoa quả của người dân lương thiện
- Nhân Tâm xã hội còn sống, chưa bị chai sạn để còn cảm xúc trước hành vi phải ‘tự thiêu’ của một người dân vì hết đường sống
- Sự dân chủ Âu Mỹ, ít nhiều đã thâm nhập vào hàng chục năm trước để các lực lượng dân chúng còn có cơ hội biểu tình, còn là áp lực quyết định dẫn đến thay đổi chính trị

Bốn điều thuộc về Dân chúng:
Dân chúng vốn : ‘dĩ Thực vi Tiên’ / hay ‘dĩ Tiên vi Thực’ thôi, nhưng vì bất khả thi do nền cai trị hủ bại, môi trường xã hội xuống cấp để cái bụng họ đói kinh niên, cái đầu loạn nên đi đến ‘dĩ Thực vi Thiên’ / hay ‘dĩ Thiên vi Thực’ làm phương châm cho mưu cầu thì đó là những mầm bất ổn gây họa

Bất chấp trình độ dân trí, không một nền chính trị nào che dấu được bản chất của nó trước dân chúng. Bởi vậy cách tốt nhất là Chế độ phải chứng tỏ năng lực hành pháp để thực hành hiệu quả những cam kết mà họ mong muốn.

Dù Dân tộc đó rất hiền hòa nhưng không cản trở được khi Dân chúng nổi giận, lúc đó không một vũ lực nào có thể chấn áp, vì khi đó không phải là một hay nhiều mạng sống mà cơn sóng thần đòi hỏi của Dân Sinh, Dân Chủ Dân Quyền

‘Cách mạng’ là khái niệm xã hội ở thời điểm bất ổn, dễ bị lạm dụng, tiêu phí nguồn năng lượng Nhân sinh, gây nên những hệ quả cực đoan. Cần tạo ra những khả năng xã hội tuần tự tiến tới văn minh tiến bộ ở chỗ chất lượng sống của Dân chúng Tự chủ, Cộng sinh, An Hòa trong Cộng đồng và với Thiên nhiên..



Dân chúng rất nhạy cảm và bất bình về những điều gì ?

- Thu hẹp các cơ hội sinh sống thiết yếu,thể hiện ở chỗ : Lao động tận tụy không còn là cứu cánh, không được xem là phương thuốc tối thiểu với Dân chúng nữa
- Sự Bất công Xã hội theo nghĩa ‘những tinh hoa phải uống cặn’ / tài năng phải ra rìa / hành vi giữ quyền lực hạ đẳng / nâng đỡ cho tiểu nhân / bảo kê cho thế lực đen /
- Sự bất nhất trong các chính sách làm xã hội khó sống bình thường, không êm thuận, gần như không nói trước được tương lai, sự bất ổn đã nằm sẵn ở đó với tất cả các bên
- Thái độ sống phè phỡn ăn trên ngồi chốc xã hội, dương dương tự đắc sử dụng Quốc Sản, lề lối làm việc vị kỉ gây hại cho dân chúng của giới Quan chức
- Lép vế trong quan hệ đối ngoại thể hiện : không thể có sự tham gia có vai vế và tích cực, không thể có những phản ứng kịp thời, mạnh mẽ, hiệu quả trươc thách thức lợi ích của Quốc gia thay vào đó là sự lẩn tránh bằng muôn thủ thuật nhược tiểu
Bốn điều của một số quốc gia còn lại
- Giữ vai trò ‘Bố già’ đề duy trì ‘Gia đình trị’ không theo cách Xã hội hóa dân chủ quyền lực
- Chuyên chính thay cho mất năng lực cải cách và không thể cam kết với Dân chúng và Quốc tế
- Mất tính chính danh Lãnh đạo ( tư cách Thiên đạo / Phẩm chất vì dân / Sứ mệnh Phụng sự )
- Vòng luẩn quẩn : sinh biến <--> mưu sự / Chính quyền <--> Tư lợi ...xa rời Chính sự an Dân

Bốn điều Giới Lãnh đạo cần lưu ý :
- Những khẩu hiệu thuần Dân túy đã gần như hết thời trong một xã hội dân trí ngày càng cao và có nhiều cơ hội mở của tiếp cận với thế giới bên ngoài. Thêm nữa, những cách hành xử Mỵ Dân sẽ kích động sự phán xét về năng lực chính trị
- Chuyện chính trị không còn là chuyện quyền lực cung Đình / hay các Thế lực khuynh đảo chính trường … trong các định nghĩa kinh điển mà là gắn trực tiếp với Tam Dân mang tính xã hội hóa và Toàn Cầu
- Đừng để dẫn đến 20 % Dân chúng nổi giận , lúc đó vấn đề đã ở gianh giới được khái quát thành các vấn đề chính trị khiến 80% còn lại tiếp sức. Nhưng khi 80% Dân chúng đã nổi giận cần tìm liên minh ủng hộ và giữ được kiểm soát với 20 % Nhân lực cốt lõi rộng rãi trong Xã hội
- Luôn có thông tin thực về tình hình, phải có hoạt động thường xuyên kiểm định và đừng quay lưng lại các chỉ số tín nhiệm của Dân chúng, không một hậu thuẫn Quốc tế nào hơn Dân cả. Khi 40% ủng hộ, 30% tạm chấp, 20% phiếu trắng, 10% phản đối là bình thường, ngược lại đáng lo.

Cuối cùng tôi muốn nói
• Nhà Lãnh đạo có vai trò xứng đáng bởi sự thừa nhận của Nhân dân và Cộng đồng về những gì đã kiến tạo và cống hiến hữu ích cho Sự nghiệp phát triển chung
• Ở vai trò đó, những người có trách nhiệm ý thức được kì vọng của Xã hội mà càng ngày càng phải phấn đấu tự hoàn thiện để mà chứng tỏ những tư cách và năng lực đại diện
• Vị thế của không phải là tranh chấp hay được cho mà là khả năng phát tỏa những giá trị vượt biên giới không gian và thời gian, khiến Xã hội luôn cần đến và tôn trọng Anh trong các Nghị sự
Tôi trích lại :Người mạnh nhất không bao giờ có khả năng duy trì được đủ để ở mãI vị trí lãnh đạo, trừ khi chuyển đổi sức mạnh thành lẽ phải, chuyển hóa sự khuất phục bởi bổn phận chuyển biến sợ hãi thành phụng sự, chuyển giao sự cai trị về tay Công lý ( Jean Jaques Rousseu )

Bất ổn chính trị đã lan sang Ai Cập

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tầng lớp đặc quyền của Đảng CS Liên Xô

    24/02/2014Vào một ngày mùa thu năm 1988, đột nhiên có hàng trăm, hàng nghìn nguời tụ tập bên ngoài của một cửa hàng ở Thủ đô Moscow. Nguyên nhân gì đã khiến cho cửa hàng không phải là lớn này trở thành tâm điểm của báo chí và dư luận đến vậy?
  • Dân Tunisia lật đổ chế độ, bài học nào cho thế giới?

    28/01/2011William J. DobsonTác giả William J. Dobson giải thích những gì mà các nhà độc tài trên thế giới có thể học được từ Tunisia, có thể học được từ Ben Ali...
  • Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia

    24/01/2011Ulrike PutzTruyền thông Tunisian đã chứng kiến một thay đổi bất ngờ và sửng sốt: Sau nhiều năm kiểm duyệt ngột ngạt, tất cả các hạn chế bỗng dưng biến mất. các báo được tường thuật tự do, các nhà báo làm việc thâu đêm - và dường như mọi người dân Tunisa đều muốn nói chuyện chính trị...
  • Vì sao Tổng thống Tunisia bị phế truất?

    17/01/2011Tường LinhTrong 23 năm cầm cương Tunisia, Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng như cải cách kinh tế thành công và triển khai một chính sách đối ngoại mềm mỏng, có lợi cho đất nước. Chẳng ai ngờ hôm qua, 15/1, Tòa án Hiến pháp Tunisia đã quyết định bãi nhiệm Tổng thống Ben Ali, sau khi ông tạm lánh ra nước ngoài vì các cuộc bạo động nổ ra trong nước và qua đó trở thành lãnh đạo đầu tiên trong thế giới Arab mất quyền lực vì biểu tình đường phố...
  • Tản mạn về quốc gia và chính khách không đón đợi

    08/01/2011Bùi Quang MinhNhững con đường (đã là hiện thực hay ở dạng tư tưởng, lý thuyết) mà các cá nhân, dân tộc khác đi qua, ở những thời khắc và tọa độ địa lý khác nhau luôn là những bài học chỉ đường cho chúng ta ngày hôm nay...
  • Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản âm thầm rút khỏi vũ đài lịch sử

    23/09/2010Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, loài người chứng kiến sự kiện Liên Xô - cường quốc có diện tích khổng lồ trải rộng trên lục địa Á - Âu, có lực lượng vũ trang hùng mạnh... nhanh chóng sụp đổ mà không phải đối mặt với một cuộc xâm lăng hay gặp một biến cố tự nhiên đặc biệt nào. Cho đến nay, nhiều học giả trên thế giới vẫn cố gắng nghiên cứu, lý giải nguyên nhân tan rã của Liên Xô.
  • xem toàn bộ