Dân Tunisia lật đổ chế độ, bài học nào cho thế giới?

Thuỵ Phương dịch (Theo Washington Post)
09:30 SA @ Thứ Sáu - 28 Tháng Giêng, 2011

Tác giả William J. Dobson giải thích những gì mà các nhà độc tài trên thế giới có thể học được từ Tunisia, có thể học được từ Ben Ali.

Cả thế giới như được cổ vũ khi họ nhìn vào người dân Tunisia, những người từ lâu phải chịu đựng một chế độ độc tài, đã tự giải thoát mình khỏi cái ách khốn khổ. Khi người biểu tình đổ về Thủ đô Tunis, điều không tưởng đã xảy ra: Chế độ chuyên quyền mà Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali cẩn thận xây dựng trong suốt 23 năm đã không còn an toàn với chính ông.

Giống như một kẻ phạm tôi, Ben Ali cố tìm cách thoát khỏi hiện trường tội ác, bay sang Ảrập Xêút với hy vọng có thể bắt đầu một cuộc sống mới trong cảnh lưu vong. Và người ta hướng tới Tunisia như một minh chứng, một bài học cần rút ra cho chế độ chuyên quyền đang diễn ra ở những nơi khác trên thế giới.

Cứng rắn, nhưng đừng quá tay

Một trong những thủ lĩnh sinh viên, người đã tham gia cuộc lật đổ của Slobodan Milosevic của Serbia vào năm 2000 gần đây đã nói với tôi: "Các nhà độc tài giỏi thực sự là có thể thoả hiệp bất cứ lúc nào". Và đó là sự thật. Nhưng ngược lại, Ben Ali sở hữu các nhà tù chật ních và những kẻ "cung cấp tin tức" ở mọi nơi mọi chốn. Cái giá phải trả đã vượt quá lợi ích mang lại, khi ông bị dân chúng phản đối nhiều vấn đề ông có thể có sự lui gót. Nhà độc tài thông minh không từ bỏ quyền lực, mọi điều có thể đàm phán.

Đừng cố gắng thành Singapore

Sẽ là tốt đẹp nếu bạn có thể thức dậy như một con hổ trong nền kinh tế châu Á. Nhưng dường như không phải thế. Ben Ali tạo ra tỉ lệ tăng trưởng kinh tế 5%, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giáo dục đại học cho rất nhiều người và nâng tuổi thọ của người dân. Nhưng người dân Tunisia đáp trả ông ta? Nếu tính hợp pháp duy nhất của chế độ đến từ các hoạt động kinh tế sau đó thời khắc thịnh vượng trôi qua, toàn bộ hệ thống có thể bị tổn thương. Tunisia có thể có những con số tốt đẹp cho khu vực, nhưng các nhà cầm quyền châu Á không bao giờ để nền kinh tế của họ trở nên phụ thuộc vào những du khách châu Âu, như Tunisia đã làm. Sẽ an toàn hơn nếu là nơi tách biệt với những kỳ vọng thấp. Vì nếu bạn muốn trở thành Singapore và đi lên trong thời gian ngắn, chi phí sẽ rất cao, đặc biệt nếu tài năng duy nhất của bạn là trấn áp.

Cấp hộ chiếu cho những người trẻ tuổi

Nếu không thể mang lại việc làm cho tất cả mọi người, hãy khuyến khích di cư. Đó là cách tốt nhất để thoát khỏi gánh nặng làm đau đầu bạn khi những người trẻ tuổi được giáo dục hiểu rằng, họ không thể tìm việc làm hoặc sống nhờ cậy vào cha mẹ. Hugo Chavez và Mubarak đã nắm bắt điểm này: Người Venezuela và Ai Cập đang rời quê hương tìm kiếm những vùng đất mới. Và phần thưởng đem lại? Khi gặp cơ hội tốt nhất ở Mỹ, châu Âu hay các quốc gia vùng Vịnh, họ sẽ làm việc và mang theo nhiều tiền lúc trở về quê nhà.

Hãy để cho phe đối lập tồn tại - chỉ cần không để cho họ giành chiến thắng

Ben Ali xoá bỏ các đảng chính trị đố lập. Trong sự nhận thức muộn màng, đó là một sai lầm. Một phe chính trị đối lập cũng có thể là người bạn tốt nhất của một nhà độc tài. Bạn có thể tạo các phe phái giả, bạn có thể gây rối các bên hợp pháp, bạn có thể dẫn dắt những phe phái ấy vào chỗ xung đột lẫn nhau. Điều quan trọng là chúng tồn tại và rằng hệ thống được sắp đặt đầy đủ, chặt chẽ để phe phái ấy không bao giờ ngáng trở bạn. Những người chỉ trích sẽ nói điều này là giả dối, bề ngoài, họ đang sai lầm. Các đảng đối lập, nếu được quản lý phù hợp, sẽ là nơi hút đi những bất bình của công chúng. Tại Tunisia, người đã không có lựa chọn nào khác và phải đổ ra đường.

Mở rộng cánh cửa báo chí

Ở Tunisia, có hai điều bạn có thể tính được: Mặt trời mọc mỗi ngày và mỗi ngày Ben Ali ở trang nhất tin tức. Kiểm duyệt truyền thông là không tránh khỏi ở những chế độ chuyến chế, nhưng nó không đồng nghĩa với việc ém nhẹm, bao trùm. Kiểm soát tin tức truyền hình và đài phát thanh là chủ yếu, nhưng hãy để cho xuất hiện những lời phê bình, và cho một số ít phóng viên điều tra cung cấp thông tin cho những tờ báo độc lập với lượng phát hành không lớn. Đây là nơi mọi người có thể xả hơi, và chế độ sẽ có những nguồn thông tin cũng đáng tin tưởng.

Không bao giờ đàm phán với đám đông giận dữ

Khi Ben Ali xuất hiện trên truyền hình và cố gắng để cứu vớt quyền lực bằng cam kết cải tổ và hứa sẽ lui gót vào cuối nhiệm kỳ, ông đã vô tình khép kín lối thoát của mình. Bất kỳ người dân Tunisia nào cũng biết rằng quyền lực tổng thống đã chấm dứt. Trong giờ khắc xế tàn, lựa chọn cho một chế độ là rút lui hoặc phản ứng. Thật không may, đối với những chế độ tồn tại theo xu thế cứng rắn, bài học vào giờ phút cuối của Ben Ali có lẽ nên trông cậy vào những chiếc xe tăng hơn là đàm phán.

Con người mới thực sự quan trọng

Đây là một khái niệm đáng sợ cho chế độ độc tài, nhưng việc Ben Ali bị lật đổ không thể được gán cho bất kỳ ai ngoài chính bản thân người Tunisia. Không ai cáo buộc rằng, Mỹ, Pháp hay những cường quốc nước ngoài nào khác đứng phía sau. Trên thực tế, chế độ chuyên quyền Tunisia là một đồng minh đáng tin cậy của phương Tây và Mỹ không chỉ trích Ben Ali cho tới khi ông đóng gói hành lý tìm đường lưu vong.

Các chế độ Ả Rập không thể đổ lỗi cho người Hồi giáo; Ben Ali đã từ lâu đã vây bắt họ hoặc đuổi họ ra nước ngoài. Không có đảng chính trị đối lập kích động người dân, vì đây là điều không tồn tại ở thực tế. Một chế độ không thành công khi giải quyết các vấn đề cơm áo gạo tiền, nạn thất nghiệp, kinh tế, tham nhũng và kết hợp với những cuộc trấn áp đã đủ để bắt đầu một cuộc cách mạng.

Tunisia cũng đưa lại các bài học cho toàn bộ chúng ta. Đứng đầu trong số đó là: Hãy để người Tunisia tự giải thoát mình. Và giờ đây, khi họ làm được, thì đừng bỏ rơi họ lần nữa. Người Tunisia cần đảm nhận phần lớn công việc, nhưng họ không nên phải làm một mình.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Chống đối chính quyền là cái ác đấy!”

    27/01/2011Cảnh Chánh tổng hợpTrong năm 2009, sau khi hàng loạt phát biểu được Tân Hoa xã bình chọn là những phát biểu gây sốc trong năm, những tưởng quan chức Trung Quốc sẽ chú ý hơn lời ăn tiếng nói của mình. Nhưng tổng kết năm 2010 cho thấy chẳng có gì thay đổi...
  • Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia

    24/01/2011Ulrike PutzTruyền thông Tunisian đã chứng kiến một thay đổi bất ngờ và sửng sốt: Sau nhiều năm kiểm duyệt ngột ngạt, tất cả các hạn chế bỗng dưng biến mất. các báo được tường thuật tự do, các nhà báo làm việc thâu đêm - và dường như mọi người dân Tunisa đều muốn nói chuyện chính trị...
  • Vì sao Tổng thống Tunisia bị phế truất?

    17/01/2011Tường LinhTrong 23 năm cầm cương Tunisia, Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng như cải cách kinh tế thành công và triển khai một chính sách đối ngoại mềm mỏng, có lợi cho đất nước. Chẳng ai ngờ hôm qua, 15/1, Tòa án Hiến pháp Tunisia đã quyết định bãi nhiệm Tổng thống Ben Ali, sau khi ông tạm lánh ra nước ngoài vì các cuộc bạo động nổ ra trong nước và qua đó trở thành lãnh đạo đầu tiên trong thế giới Arab mất quyền lực vì biểu tình đường phố...