Hiện trạng xã hội qua ngôn từ
Trong số “10 bài được phản hồi nhiều nhất năm 2010” (Tuổi Trẻ, 1-1-2011) có tám bài về xã hội xuống cấp đạo đức với những từ hành hạ (3 lần), hành xử “địa ngục”, đánh dã man, độc ác, đâm chết người, (bêtông) lộ... cốt tre, một bài về cuộc sống đi xuống (tăng giá điện), một bài xã hội quan tâm tới số phận con người (trục vớt xe khách mất tích).
● Những con số thống kê định lượng về từ ngữ lại cho ta một bức tranh định tính về xã hội. Người ta đọc được báo chí nói chung và từng tờ báo nói riêng đề cập tới những điều gì. Trong những điều báo chí đề cập thì những điều gì được xã hội đọc nhiều nhất, quan tâm nhất (và tất nhiên, cả những điều gì nói ra và chẳng được mấy ai quan tâm)? Và những báo nào được xã hội đọc nhiều nhất?
Nói cách khác, dễ thấy có độ vênh nhất định giữa những điều được nói ra và những điều được quan tâm. Thông tin về những chủ đề, những bài báo đang “hút” khách trên các báo trực tuyến một mặt phản ánh dư luận xã hội và mặt khác rất quan trọng là chúng thật sự trở thành vũ khí hướng dẫn dư luận xã hội. Muốn định hướng dư luận xã hội không thể không quan tâm tới hiện tượng này.
● Có những từ ngữ lâu đời, đã một thời ít dùng, những kiểu quan hệ xã hội tưởng như đã lùi vào dĩ vãng, nay xuất hiện trở lại và bùng nổ khiến lớp từ này có số lượng từ ngữ mới và số lượt từ ngữ dùng nhiều tới mức đáng kinh ngạc. Lấy hai từ tặc và chạy để minh họa.
Về từ tặc, trong Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, xuất bản năm 1931, cho một ví dụ đạo tặc, nghịch tặc với nghĩa “giặc cướp”, ”phản nghịch”. Còn đứa con bội nghịch thì gọi là ”tặc tử”.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, xuất bản năm 1992, cho bốn ví dụ: đạo tặc, gian tặc, nghịch tặc, phản tặc. Thời kháng chiến chống Mỹ có thêm không tặc (kẻ lái máy bay Mỹ xâm phạm, bắn phá miền Bắc). Các kiểu ”tặc” ngày nay nhiều gấp bội: hải tặc, lâm tặc, đinh tặc, cáp tặc, đất tặc, tin tặc (“Thợ săn tin tặc ở Mỹ”, Người Lao Động, 9-6-2005)...
Về từ chạy, trong Việt Nam tự điển cho hai ví dụ với nghĩa ”xoay xở để lo việc”: chạy chọt, chạy quan. Trong khi đó Từ điển tiếng Việt đã loại đi từ chạy quan, chỉ còn lại chạy chọt. Riêng chạy tiền, chạy thầy chạy thuốc cả hai từ điển đều hiểu theo nghĩa “khẩn trương lo liệu để đạt cái đang cần, đang mong muốn”.
Bạn muốn biết tiếng Việt hiện nay? Chỉ riêng tít báo, chúng ta đã gặp chạy án: “Hoàn tất kết luận điều tra mảng chạy án vụ PMU 18” (Thanh Niên, 7-4-2007); chạy chức: “Nạn chạy chức, chạy quyền xảy ra khá phổ biến” (Tuổi Trẻ, 20-11-2007); chạy điểm: “Xét xử vụ “chạy điểm” tại Bạc Liêu (Thanh Niên, 26-11-2007), chạy hạn ngạch: “Con trai thứ trưởng cũng tham gia chạy hạn ngạch” (Tuổi Trẻ, 15-3-2007), chạy quyền: “Nạn chạy chức, chạy quyền xảy ra khá phổ biến” (Tuổi Trẻ, 20-11-2007); chạy trường: “Thi đâu học đấy, không còn chạy trường” (Tuổi Trẻ, 7-4-2007). Rồi chạy bằng, chạy thạc sĩ, chạy huy chương, chạy bằng khen, chạy quota, chạy việc làm...
Qua từ ngữ, chúng ta nhận ra hiện thực xã hội là như vậy.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá