Sơ lược hành trình tìm mộ cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập
(Chungta.com) Hành trình tìm mộ cố TBT Hà Huy Tập kéo dài từ 23/9/2008 tới ngày 22/11/2009 là một câu chuyện dài, hết sức độc đáo, ly kì, ngoạn mục, mẫu mực và đầy trắc trở. Ngoài việc đạt được kết quả là di hài cố TBT Hà Huy Tập đã được Đảng, Nhà nước tổ chức tang lễ theo nghi thức quốc gia tại Dinh Thống Nhất - Tp. HCM ngày 1/12/2009, và sau này là tìm được mộ của danh tướng họ Hà Trần - Hà Mại. Công cuộc tìm mộ còn mở ra cái nhìn mới về sự liên kết, giao tiếp giữa giới âm của những người đã khuất với con cháu họ đang sống giữa đời thực, một chủ đề đáng để chúng ta suy ngẫm mà không có một giáo lý, giáo huấn, không có kinh kệ, sách vở gì thay thế bằng bức chân thực tế vào hiện thực tâm linh vời vợi cao xanh... Bà Hà Thị Thanh Vân hiển linh Tại bó hương trăm nén bốc lửa trong tay nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh Nơi chụp: Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh Thời gian: 18h 07' ngày 07/10/2009 Người chụp: PGS. TS. Hà Vĩnh Tân |
Xem thêm:
Hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập được tìm thấy vào những ngày cuối tháng 11 năm 2009. Về hành trình và chi tiết công việc tìm kiếm, chúng tôi đã gặp chị Trần Thu Hà – thư ký chương trình tại một hội thảo về Đạo Mẫu và tiềm năng đặc biệt của con người, xin trích giới thiệu bài viết của chị để bạn đọc tham khảo.
Mùa hè năm 2008, GS – VS Đào Vọng Đức – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người và tôi đã có buổi nói chuyện với các anh đại diện dòng họ Hà về phối hợp xây dựng chương trình tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.
Sau khi hai bên thống nhất phương pháp làm việc, tôi được giao làm thư ký, viết đề cương và liên hệ mời các nhà ngoại cảm Trần Thị Ngọc Ánh, Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Hữu Thuận tham gia chương trình tìm kiếm hài cốt cố TBT Hà Huy Tập.
Đầu tiên chúng tôi tổ chức đoàn lên K9 làm lễ xin phép, sau đó về Hà Tĩnh làm lễ xin gia tiên họ Hà giúp đỡ. Sau khi được phép, các nhà ngoại cảm bắt đầu làm việc.
Tại nhà thờ họ Hà ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã tiếp cận được vong linh bác Hà Huy Tập và một vài đồng chí của bác. Toàn đoàn được cung cấp nhiều thông tin nhằm xác định địa chỉ khu vực có hài cốt. Sau đó 1 ngày, tại phòng thờ nhà anh Hà Huy Lợi, nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận vẽ sơ đồ chi tiết khu vực có hài cốt và thông tin (người âm) yêu cầu đoàn đi phải đủ “Tướng - Hiệu - Diệu – Binh” vì bác Tập là quan lớn.
Từ trái sang: Chị Ánh - anh Lợi - chị Hà và anh Thuận ngồi nghỉ cạnh hố khai quật
(ảnh do chị Hà cung cấp)
Chiều 19/12/2008, trước ngày vào TP. HCM, nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh gọi điện cho tôi nói rằng Thánh Hoàng Mười muốn gặp đại diện của Trung tâm và dòng họ. Tôi và cháu Hà Huy Thanh (con trai Lợi) đến Điện nhà cô Ánh. Thánh Hoàng Mười “giáng” và hỏi chúng tôi đoàn đi đã hội đủ “Tướng -Hiệu- Diệu –Binh” chưa. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì thông tin từ nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận hoàn toàn được giữ kín.
Tôi báo với Thánh Hoàng Mười thành phần đoàn đi vào TP. HCM. Thánh bảo thành phần chưa đầy đủ (thiếu GS Đào Vọng Đức) nên đoàn sẽ gặp một số vướng mắc trong chuyến đi sắp tới. Thánh sẽ giúp đoàn, vì Thánh trấn thủ đất Nghệ An- Hà Tĩnh. Sau đó Thánh phất cờ lệnh khao quân quyền và nói đã “điều” hàng vạn quân binh vào vùng Gia Định - Bến Ngựa - Hooc Môn - Bà Điểm (TP. HCM) để giúp đoàn. Thánh trao 3 tờ tiền 10.000đ được lấy ra từ 3 lá cờ lệnh, đưa cho tôi 1 tờ, gửi chuyển cho Anh Lợi và cô Ánh mỗi người 1 tờ. Thánh nói hãy mang theo chuyến đi, đây là “Lệnh”.
Sau cuộc gặp cô Ánh, chúng tôi mới hiểu “Tướng” ở đây có ý chỉ GS- VS Đào Vọng Đức, nhưng ông không thể đi cùng đoàn, quả nhiên khi vào TP. HCM chúng tôi gặp một số vướng mắc.
Nhà ngoại cảm Bích Hằng (áo đỏ) và chị Hà (cầm máy ghi âm) đang xác định vị trí khai quật
Theo hướng dẫn của vong linh, không ai biết diễn biến sẽ thế nào. Ăn uống thất thường, đi ngày đi đêm, vừa đói vừa khát, mệt, buồn ngủ... tất cả chúng tôi đều phải vượt qua.
Đêm 20/12/2008, tôi và cô Ánh ngủ chung phòng ở khách sạn, gần sáng, bỗng nhiên tôi nghe tiếng gọi. Bừng tỉnh, cô Ánh (cháu Đỏ nhập) nói với tôi: “Cô Hà nhắn cả đoàn đến Nghĩa trang liệt sỹ TP. HCM, nơi có bia mộ ông Bảy Già trước khi mặt trời mọc để nghe cuộc họp của các đồng chí của bác Tập, bàn việc bác ấy có nên về quê không?”.
Tôi sợ quá, lạnh toát cả người. Rõ ràng “Ma” đang nói chuyện với tôi. Cô Ánh giới thiệu: “Cháu là Đỏ, là con trai anh Hà Huy Lợi đã được theo phục vụ Thánh Hoàng Mười. Định thần lại, liếc nhìn đồng hồ đã chỉ 1.05 phút, tôi vội gọi điện cho anh Lợi và anh Sỹ.
Khi chúng tôi đến nghĩa trang thì trời đã mờ sáng, nghĩa trang rộng mênh mông. Đột nhiên anh Hà Huy Dương (người cháu trong họ tộc bác Hà Huy Tập) như được dẫn đường, đi thẳng đến ngôi mộ của đồng chí Võ Văn Tần (ông Bảy Già) mà không cần tìm kiếm gì cả. Tại đây chúng tôi được nghe phần kết luận của “cuộc họp” thông qua “phiên dịch” là cô Ánh.
Trưa hôm đó, tôi vừa nằm nghỉ được vài phút thì bị một vật gì đó rơi vào đầu, mở mắt ra tôi thấy đó là cái gối, nhìn sang giường bên thấy cô Ánh đang nhún nhảy trên giường và nói “cháu đây”. Hóa ra cậu bé Đỏ lại nhập vào cô Ánh để đánh thức tôi dậy. Cậu tiếp tục nói một số vấn đề liên quan đến chuyến đi. Từ đó đến tối, cậu bé lúc nhập lúc xuất. Ba nhà ngoại cảm thay nhau ra thực địa (người này đi thì người kia ở lại khách sạn). Những lúc đó Đỏ liên tục gọi điện thoại nói chuyện, nhưng trên máy điện thoại của chúng tôi không hiện số của người gọi, nghe xong không còn dấu vết lưu trên máy. Khoảng 8 giờ tối cùng ngày, cậu Đỏ nhập lần nữa, tôi bảo đêm nay đừng đánh thức cô nữa. Đỏ nói đùa là vẫn đánh thức tôi, nhưng đêm đó tôi được ngủ yên đến sáng. Sau mỗi lần Đỏ nhập, tôi để ý và thấy khi Đỏ “thăng” rồi, cô Ánh không biết gì cả.
Tất cả các chuyến đi xa tôi đều ở cùng phòng với cô Ánh, và về đêm khi vong nhập vào cô Ánh tôi lại thông báo cho mọi người trong đoàn đến cùng nghe thông tin.
Nhà ngoại cảm Ngọc Ánh (trái, đang điện thoại điều khiển khai quật) và chị Hà
Một lần tại khách sạn ở Biên Hòa, Đỏ lên báo chúng tôi đến khu tưởng niệm ở làng Tân Thới Thượng lúc 3.00. Mọi người không biết đường đi, Đỏ gọi điện cho cô Chín (tôi thấy cô Ánh bấm điên thoại di động), nhờ chỉ dẫn cho đoàn. Đỏ nhập vào cô Ánh rất lâu, cứ thế nói chuyện với tổng đài âm phủ. Sau câu Alo, cậu Đỏ phàn nàn: “Sao hôm nay tổng đài âm phủ nghẽn mạng thế nhỉ, chờ nối đường dây lâu quá…” . Quá lâu, tôi bảo Đỏ nghỉ đi, để còn dậy mà đi đến Tân Thới Thượng. Lúc này đã chừng hơn 1giờ sáng...
Ngày 16/9/2009 Anh Hà Vĩnh Tân được giao làm chủ nhiệm chương trình nghiên cứu. Tháng 11/2009, anh Hà Huy Thanh thay anh Tân tổ chức giai đoạn khai quật. Tôi kết nối các nhà ngoại cảm với các bộ phận chuyên môn và dòng họ. Theo dõi, ghi chép tư liệu, quay video và chụp ảnh cho chương trình,cuộc họp trao đổi, phân tích các thông tin thu được.
Ngày 17/11/2009, đoàn họp ở Hà Tĩnh để chuẩn bị khai quật. Nhưng trước đó tôi định không vào Hà Tĩnh dự họp. Bỗng nhiên 9 giờ sáng ngày 15/11/2009, anh Vũ Hùng (chồng cô Ánh) gọi điện thông báo: “Hà đến ngay, Đức Hoàng Mười muốn nói chuyện với Hà”.
Đến nơi, tôi thấy cô Ánh đang mặc bộ quần áo ở nhà chứ không phải bộ quần áo như mỗi khi cô làm việc (anh Hùng bảo vừa ngủ dậy bỗng nhiên cô Ánh bị nhập và lên điện ngồi luôn). Cô đang ngồi khoanh chân hút thuốc lá như đang chờ đợi. Tôi hiểu và chào Thánh Hoàng Mười. Ngài nói: “Hoàng biết Ghế định không vào Hà Tĩnh lần này nhưng Hoàng khuyên Ghế nên đi. Ghế đã gắn bó, theo đuổi chương trình này từ những ngày đầu, cùng mọi người vượt qua cả chặng đường dài, nay Ghế hãy cố gắng đi nốt quãng đường ngắn ngủi còn lại. Ngày đó sắp đến, ngày mà Ghế và mọi người mong mỏi. Hoàng chỉ có thể nói cho Ghế biết thế thôi, vì có một số điều mà ngay bây giờ Hoàng chưa thể nói cho Ghế được. Riêng Hoàng, Hoàng khẳng định Hoàng rất muốn Ghế có mặt trong những những ngày cuối này...”. Khiđó tôi đã rất xúc động, nghĩ rằng Ngài đã đọc được ý nghĩ của tôi. Tôi hứa với Ngài là sẽ thực hiện đúng như lời Ngài dặn.
Nhà ngoại cảm Hữu Thuận (đứng giữa) hướng dẫn khai quật, anh Lợi (người đeo kính) nghe điện thoại hướng dẫn từ chị Ánh
Những ngày khai quật, mọi người rất ít được ngủ, ăn uống thất thường. Cô Ánh liên tục điều khiển qua điện thoại với bộ phận đào. Ánh thường đứng cách vùng khai quật khoảng 100m, cô nói là đứng cách một quãng như vậy nhìn rõ hơn hiện tượng xuất hiện dưới hố.
Khoảng 200 khối đất được đào lên, nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận từ Bắc vào đến nơi. Chúng tôi rất mừng vì có thêm Thuận vì anh túc trực thường xuyên bên hố đào, thỉnh thoảng lại xuống hố ngó nghiêng, nghe ngóng gì đó. Hôm đó thỉnh thoảng Thuận lại điện về cho mẹ mình ở nhà cúng thêm tại Điện riêng nhằm hỗ trợ cho đoàn khai quật (Nhà Thuận có Điện thờ Tứ phủ và mẹ Thuận có thể áp vong vào người sống. Bản thân Nguyễn Hữu Thuận có căn quả của Đức Thánh Trần).
12.30 phút đêm 22/11/2009, đứng bên miệng hố đào theo dõi và chờ đợi, tôi buồn ngủ và vô cùng mệt. Sau nhiều người ra về, còn hai nhà ngoại cảm Ngọc Ánh, Hữu Thuận, anh Hà Huy Lợi và tôi. Một số con cháu họ Hà tiếp tục nạo vét từng tí đất để tìm kiếm. Các anh Hà Huy Dũng, Hà Huy Sửu, Hà Huy Thanh, Hà Huy Hoàng,.. đặc biệt anh Hà Văn Sỹ gần 70 tuổi vẫn bì bõm dưới hố sâu bốc từng tí đất.
Trước đó ít phút anh Lợi bảo đã được cụ Hà Mại (cụ tổ họ Hà, là tướng thời Trần. Trong quá trình tìm kiếm, cụ rất hay nhập vào cô Ánh để cung cấp thông tin) đã báo là thời khắc sắp đến.
Bỗng nhiên anh Sỹ hét lên, tất cả chúng tôi chạy nhanh ra phía trước và quay video. Anh Sỹ đã được bác Tập nhập vào, gọi con cháu và dang tay ôm lấy vùng đất có hài cốt.
Lúc này máy quay của tôi chỉ 01h.15phút ngày 23/11/2009 (7/10/2009 âm lịch), thiêng liêng và kỳ diệu như có sự sắp đặt trước, đây chính là giờ đầu tiên của ngày Khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940.
Đây là những nét tóm tắt nhất quá trình tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập mà tôi là người may mắn được tham gia trọn vẹn.
Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn GS – VS Đào Vọng Đức, “tướng tinh thần”, người luôn theo sát suốt cuộc hành trình dù rất bận. Cảm ơn nhà báo Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, người nhiệt tình ủng hộ chương trình từ ngày đầu đến khi đưa linh cữu bác Tập về nơi an táng. Cảm ơn các nhà ngoại cảm, các cơ quan ban ngành liên quan và gia tộc họ Hà đã thành tâm, nhiệt tình ủng hộ thực hiện thành công chương trình./.
Tìm thấy hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập
(Phạm Vũ,Tuổi trẻ)
Hài cốt của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập vừa được tìm thấy và sẽ đưa về an táng tại quê nhà sau 68 năm kể từ ngày những lãnh tụ Đảng, Xứ ủy Nam Kỳ bị tòa án thực dân Pháp kết án tử hình.
Năm 1928, ông Hà Huy Tập sang Trung Quốc hoạt động trong tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, sau đó đi học tại Đại học Phương Đông, Liên Xô (cũ). Năm 1936, ông về nước hoạt động và giữ chức tổng bí thư. Năm 1938, ông bị Pháp bắt tại Sài Gòn. Hai năm sau, ông lại bị bắt và trước tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn, ông vẫn khẳng khái: “Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”.
Ngày 28-8-1941, ông bị Pháp xử bắn tại Hóc Môn, Gia Định. Năm đó, Tổng bí thư Hà Huy Tập mới tròn 35 tuổi.
Ông Hà Huy Tập (1906-1941) - tổng bí thư của Đảng (7-1936 - 3-1938) - Ảnh tư liệu
Ông Hà Huy Tập sinh ngày 24-4-1906 ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Giữa năm 1926 tham gia Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam, tiền thân của Tân Việt cách mạng Đảng. Cuối 1928, sang Trung Quốc hoạt động trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, sau đó đi học tại Đại học Phương Đông ở Liên Xô.
Năm 1936, được ban chỉ huy hải ngoại của Đảng cử về nước để lập lại Trung ương cấp ủy và giữ chức tổng bí thư từ ngày 26-7-1936.
Ngày 1-5-1938, ông bị quân Pháp bắt tại Sài Gòn, sau đó bị quản thúc ở quê. Ngày 30-3-1940, ông bị bắt lại và bị tuyên án 5 năm tù giam.
Ngày 25-3-1941, ông bị tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn đổi thành án tử hình. Cùng bị kết án tử hình với ông còn có Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần.
Ngày 28-8-1941, ông bị Pháp xử bắn tại Hóc Môn, Gia Định.
Lần ngược lại khoảng thời gian 16 năm hoạt động cách mạng của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, Hóc Môn, Gia Định (TP.HCM) chính là nơi ông đã in những dấu ấn sâu đậm nhất. Nơi đây, lần đầu tiên ông đặt chân đến vào năm 21 tuổi (1927) sau khi những hoạt động tuyên truyền yêu nước trong giới học sinh, công nhân ở Trung kỳ bị lộ.
Một kỳ bộ của Việt Nam cách mạng Đảng (sau đổi thành Đảng Tân Việt, sáp nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương) nhanh chóng được thành lập, số đảng viên mới tăng nhanh, nhiều cuộc bãi khóa của học sinh chống chế độ giáo dục hà khắc được tổ chức. Thành công nhất là cuộc bãi công của 300 công nhân hỏa xa đang nhọc nhằn làm đoạn đường xe lửa Gò Vấp - Biên Hòa đòi tăng lương thắng lợi. Những hạt mầm cộng sản đã được ươm.
Tài liệu điều tra của nhà chức trách Sài Gòn ghi nhận “một người có dáng thấp, nhỏ, rất nhanh nhẹn, từ miền Trung vào, chuyên làm chuyện gây rối trong thanh niên và học sinh”.
Còn trong Tiểu sử tự thuật, ông Hà Huy Tập ghi lại thời kỳ này: “Trong những ngày ở Sài Gòn, tôi là bí thư của tổ chức Đảng trong vùng. Vùng này thực tế chỉ gồm vài chi bộ nhỏ và vài chục đảng viên. Vì còn thiếu kinh nghiệm trên con đường hoạt động cách mạng, tôi chưa biết làm thế nào để đạt kết quả tốt hơn, nhưng tôi cũng đã kết nạp thêm được nhiều đảng viên mới, tổ chức được nhiều lớp học chính trị do chính tôi huấn luyện...”.
Năm 1936, ông Hà Huy Tập chọn làng Tân Thới Nhứt, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định làm nơi đặt cơ quan Trung ương Đảng. Cũng chính tại Bà Điểm, ông đã được bầu làm tổng bí thư trong hội nghị cán bộ tổ chức ban chấp hành trung ương lâm thời.
Suốt hai năm, hàng trăm cuộc họp, ba lần Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng đã được ông Hà Huy Tập tổ chức và chủ trì giữa những ụ rơm Bà Điểm. Hàng loạt bài báo, tác phẩm chính luận phân tích và khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản đã được ông viết bằng bút mực, bút chì dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu thắp bởi tay những bà má vườn trầu. Những kế hoạch khôi phục tổ chức Đảng đã được bàn bạc, chỉ đạo thực hiện và thành công trong những mái nhà lá nơi đây.
Giữa năm 1938, ông đột ngột bị bắt trong một chuyến công tác. Bị trục xuất khỏi Nam kỳ, ông Hà Huy Tập về quê, phải chịu sự quản thúc gắt gao và theo dõi cẩn mật nhưng vẫn cố gắng tìm mọi cách để xây dựng cơ sở hoạt động. Thực dân Pháp chưa bao giờ quên vai trò lãnh đạo quan trọng của ông Hà Huy Tập. Hai năm sau ông lại bị bắt khi Mặt trận Bình dân không còn nắm quyền ở Pháp. Khi bị đưa ra tòa và bị kết tội “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ”, ông Hà Huy Tập vẫn ung dung: “Tôi không có gì phải hối tiếc”.
Ông bị kết án tử hình và bị đưa ra trường bắn ở ngã tư Giếng Nước, Hóc Môn, Gia Định ngày 28-8-1941. Tổng bí thư Hà Huy Tập năm ấy mới tròn 35 tuổi. Nói đến ông Hà Huy Tập trong những ngày tháng cuối đời, những người Hóc Môn nhắc đến câu nói khẳng khái trước tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn: “Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”.
Và hôm nay, câu nhắn nhủ cuối cùng của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập với gia đình, bè bạn dường như đã linh ứng “Nếu tôi có chết thì gia đình, bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn. Trái lại, nên xem tôi như người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn... mà thôi”. Ông lại trở về sau 68 năm đi xa.
Chuyện kể về người chiến sĩ cách mạng Ngôi nhà của gia đình ông Hà Huy Tập - Ảnh: Vũ Toàn Nhânsự kiện ngày 1-12 lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đưa hài cốt cố Tổng bíthư Hà Huy Tập từ Hóc Môn (TP.HCM) về lại quê hương xã Cẩm Hưng, huyệnCẩm Xuyên (Hà Tĩnh), PV Tuổi Trẻ trở lại vùng quê nghèo đã có công sinhthành, nuôi dưỡng người anh hùng cách mạng này. Hai bên conđường láng nhựa vào khu lưu niệm Hà Huy Tập ở thôn Hưng Thắng, xã CẩmHưng đã đậm không khí đón đợi di hài người con của quê hương hi sinhcách đây 68 năm ở Hóc Môn. “Tôi đi lần này là không về nữa” ÔngHà Huy Đỏ, 91 tuổi (gọi cố Tổng bí thư Hà Huy Tập là anh con dì) vuimừng nói từng lời cho chúng tôi nghe về lần được gặp Tổng bí thư NôngĐức Mạnh năm 2001: “Ông Mạnh về thăm khu lưu niệm Hà Huy Tậpxong thì hỏi tôi biết những gì về anh Hà Huy Tập. Tôi thưa với ôngMạnh, tôi là hội trưởng hội phụ lão xã rồi kể chuyện đêm anh Tập vềlàng với bộ quần áo đen. Nơi đầu tiên anh Tập đến thăm hỏi là các cố(cụ) cao tuổi nhất trong làng. Có lần đến thăm một gia đìnhnghèo vừa có người qua đời, anh Tập khuyên trong thời gian để tang 50ngày không nên liên tục để cơm trên bàn thờ mà trước mỗi bữa cơm nênxới thêm một bát. Cuối bữa, đem chia bát cơm đó cho mọi người thì aicũng nhớ và không bị lãng phí. Mấy đêm sau đó, do mật thám đánh hơi gắtgao quá nên không thấy anh Tập ở làng nữa”. Ông Đỏ kể tiếp:“Ngày 30-3-1940 dân làng Kim Nặc bất ngờ thấy chiếc xe chở quan huyệnCẩm Xuyên Đặng Hiểu An cùng ba lính Pháp đậu trước cổng nhà dì ruột tôilà bà Nguyễn Thị Lộc (mẹ ông Hà Huy Tập). Lúc đó anh Tập đang đọc sáchthì nghe một lính Pháp nói: “Ông bị bắt lại”. Anh Tập nói ngay: “Tôibiết”. Chúng sai người thợ mộc đang sửa nhà cho dì Lộc cạy cả bộ hậu sựra để khám xét. Khi thấy bàn tay người thợ mộc do cạy hậu sự bị chảymáu, anh Tập nhìn người thợ mộc nói: “Lỗi tại tôi”. Thế rồichúng áp giải anh đi. Hôm ấy anh mặc áo sơmi trắng cộc tay, quần soóctrắng. Trước khi ra khỏi làng, anh đưa tay vẫy dân làng: Chào bà con ởlại, tôi đi lần này chắc không về nữa đâu”. Kể đến đây, ông Đỏ lặngngười, ánh mắt già nua hoe đỏ. “Phải làm được như cố Tổng bí thư Hà Huy Tập” Chúngtôi đến nhà ông Hà Huy Tữu - nguyên là chánh văn phòng Công an Nghệ -Tĩnh, người gọi cố Tổng bí thư Hà Huy Tập bằng bác. Ở tuổi 79 ông Tữuvẫn cần mẫn ngồi viết tiếp bài đăng báo về những nét đẹp truyền thốngcủa gia đình ông Hà Huy Tập. Tiếp chuyện chúng tôi, ông Tữu chobiết do cha mất khi ông Tập còn nhỏ, mẹ ốm nặng nên khi em gái ông Tậplà bà Hà Thị Thước vào Nam tìm ông Tập thì ông đã bị Pháp xử tử hình.Trước đó, trong thời gian chờ hành hình, ông Hà Huy Tập bí mật gửi mộtlá thư tay cho em rể Nguyễn Đình Cương qua bạn tù Võ Liệt được tha. Láthư viết bằng bút chì, có đoạn: “Cương nói với mẹ chớ có buồn rầu. Khitôi chết rồi không cần người lập tự. Và nói với bà con họ hàng xem tôinhư người đi xa chưa về”. Nhớ lại những chuyện kể về gia đìnhông Hà Huy Tập, ông Tữu nhắc nhiều đến chuyện đời của bà Nguyễn ThịLộc. Ông nói: “Cho đến bây giờ dân làng Kim Nặc vẫn truyền nhau về đứctính thủy chung, điềm đạm và lòng thương người của bà. Ngày ấy, giađình bà Lộc cũng nghèo nhưng hễ có ai đến vay tạm bơ (lon) gạo, đồngbạc là bà Lộc cho hẳn chứ không hẹn trả lại”. Ông nội của ông HàHuy Tập là đốc học (coi việc học trong tỉnh) Hà Huy Phẩm mỗi lần vềlàng là đi gặp người cao tuổi nhất trong làng, thăm và cho tiền ngườihoạn nạn. Ông cũng luôn dặn dò con cháu “muốn nên người thì phải chămhọc dù khó khăn đến mấy”. Cố Tổng bí thư Hà Huy Tập chỉ có mộtngười con duy nhất là bà Hà Thị Hồng, năm nay đã 71 tuổi, và một ngườicháu gái là bà Nguyễn Thị Kim Tiến - ủy viên dự khuyết BCH Trung ươngĐảng, thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, đạibiểu Quốc hội khóa XII. VŨ TOÀN - VĂN ĐỊNH |
Lễ truy điệu cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập tại Tp. HCM
(Tùng Nguyên,Dân Trí)
Ngày 1/12, lễ truy điệu và di dời hài cốt cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Huy Tập đã được tổ chức trọng thể tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM.
Đúng 9g sáng, lễ viếng bắt đầu. Hàng ngàn người dân, các tổ chức đoàn thể và lãnh đạo trung ương, địa phương đã đến viếng và tiễn đưa di hài đồng chí về an táng tại quê hương (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh).
Tham dự lễ truy điệu có ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; ông Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM; ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh...
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Trương Tấn Sang bày tỏ: “Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt của đồng chí Hà Huy Tập tuy ngắn ngủi, nhưng những sự đóng góp của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta là rất quan trọng và to lớn”.
Kết thúc điếu văn, đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định: “Tinh thần và sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang của đồng chí cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập sống mãi cùng với Đảng, Tổ quốc và nhân dân ta!”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đọc lời điếu nêu bật công lao của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.
Đến 13 giờ cùng ngày, các vị lãnh đạo và khách viếng kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ra xe di chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất để về Hà Tĩnh. Dự kiến đến ngày 2/12, tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức trọng thể lễ an táng hài cốt đồng chí Hà Huy Tập.
Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906 trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa; nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Đến cuối tháng 12/1928, ông đi Trung Quốc để bắt liên lạc với các tổ chức cách mạng Việt Nam ở nước ngoài. Năm 1936, ông được phân công về nước tổ chức lại Ban Chấp hành Trung ương và khôi phục tổ chức của Đảng. Đến thời điểm này, ông đã trở thành Tổng Bí thư của Đảng.
Từ tháng 5/1938 đến tháng 3/1940, ông bị thực dân Pháp bắt 2 lần và bị kết án tử hình. Ngày 28/8/1941, ông bị địch xử bắn tại ngã tư Giếng Nước ở Hóc Môn, Gia Định (nay là TPHCM).
Sau nhiều năm binh lửa, nơi chôn cất di hài đồng chí Hà Huy Tập hầu như mất hẳn dấu vết. Mãi đến năm 2001, một số thành viên dòng họ Hà như ông Hà Văn Sỹ, Hà Huy Lợi, Hà Vĩnh Tân, Hà Huy Thanh... đã bắt đầu tìm kiếm di cốt của cố Tổng Bí thư.
8 năm vất vả tra tìm tư liệu lịch sử, nhân chứng sống am hiểu tại địa phương, mãi đến năm 2009, nhóm tìm kiếm mới xác định được vị trí chính xác chôn cất thi hài cố Tổng Bí thư là tại Bến Tắm Ngựa (thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM).
3g sáng ngày 22/11/2009, đoàn tìm kiếm bắt đầu khai quật vị trí xác định chôn cất thi hài cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Mãi đến 1g30’ ngày 23/11/2009, ngày kỷ niệm 69 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2009) thì kết thúc việc khai quật, hoàn tất công việc tìm kiếm di cốt đồng chí Hà Huy Tập.
Một số hình ảnh trong buổi Lễ truy điệu và di dời hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập về đất mẹ, sáng 1/12 tại TPHCM:
Lễ truy điệu cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập tại Tp. HCM
và tiễn đưa về quê hương Hà Tĩnh
và tiễn đưa về quê hương Hà Tĩnh
Lễ đón di hài cố Tổng Bí thư diễn ra trong không khí trang trọng và đầy tình thân.
Đông đảo lãnh đạo và người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh kính dâng những nén tâm nhang lên cố Tổng Bí thư.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá