Hành trang của tuổi vào đời

05:22 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Ba, 2008

Làm sao để hành trang vào đời của tuổi trẻ phong phú và chắc chắn? Trước hết, chúng ta bàn về nền nếp kỷ cương gia đình theo chuẩn mực nào là thích hợp.

Bên Âu Mỹ, phong tục của họ có nhiều điều đúng, văn minh, nhưng cũng có những điều không hợp với đạo lý Việt Nam như con trai đến tuổi trưởng thành mà không vào đại học phải ra đời tự lập, có gia đình phải ở riêng để tránh đụng chạm. Bố mẹ trọng tự do của con cái, không xen vào tình yêu của họ. Những sự việc đó đều tốt. Song cách sống của họ thay vợ đổi chồng dễ như thay áo, điều ấy không hợp với đạo lý Việt Nam. Cha mẹ về già sống cô đơn không gần gũi con cháu như ở ta.

Cha mẹ là người từng trải giáo dục con cái nhiều điều tốt, song thật thà mà nói, cũng có một số cha mẹ chưa đủ kiến thức nên còn vài cách dạy con lạc hậu. Nhà tâm lý học, phân tâm học Francoise Dolto nói, nhiều bậc cha mẹ dạy con ở tuổi 15-16 (là thời kỳ quá độ bước qua tuổi trưởng thành) vẫn áp dụng lối mệnh lệnh như những em bé lên 5 lên 7. Có cha mẹ dùng quyền lực bắt buộc con cái đã trưởng thành phải làm theo ý mình. Tôi đã gặp nhiều chuyện này.

Các bạn trẻ, bạn nào ở trong cảnh huống khó xử ấy nên kiềm chế, tế nhị tìm một đường lối nhẹ nhàng, cố tránh tình trạng cãi và ồn ào làm buồn lòng cha mẹ. Các bạn nên nhớ rằng cả cuộc đời của cha mẹ nhọc nhằn lo cho mình nên vóc, nên người. Cha mẹ ngày càng già, nay đau mai yếu, những ngày còn lại với ta không lâu nữa. Mới rồi Đài Truyền hình Việt Nam chiếu phim "Oshin", lúc cậu con trai chống đối ý bà, bà buồn. Cô con nuôi Na-su-kô đem đến cho bà ly rượu uống xong bà gục xuống bàn. Cô cúi nhìn thấy mẹ ngủ rón rén lấy tấm chăn đắp cho mẹ rồi nhìn mẹ lắc đầu nhè nhẹ nói trong thổn thức: "Mẹ ơi! Con thương mẹ lắm, cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng con". Xem tới đó cổ họng tôi nghèn nghẹn. Các bạn, tôi muốn các bạn ít nhất một lần nói với cha mẹ mình như vậy. Chả có cha mẹ nào kể công với con, dù sao khi nghe con mình tự nói ra như vậy cũng làm cho cha mẹ vơi đi những năm tháng nhọc nhằn. Người Tây phương nói: Trong những điều xấu, bội bạc là xấu nhất.

Cha mẹ nuôi con từ thuở ấu thơ cho đến ngày khôn lớn, con gái đi lấy chồng, bố mẹ nào khỏi chạnh lòng nửa mừng, nửa lo cho con trên bước đường đời nhiều bất trắc. Khi bước ra riêng bếp, từ đôi đũa con cũng phải mua sắm, chồng đi làm, vợ đi làm chưa chắc đã đủ trong đời sống cơ chế thị trường. Các bạn nên xài tiền bạc dè dặt hợp lý, đừng bừa bãi phung phí, phải biết tự chế, liệu cơm gắp mắm, không nên đua đòi, chạy theo vật chất sẽ không bao giờ thỏa mãn. Tiền bạc không phải mục đích cuộc đời, tuy vậy để nó thiếu thốn nợ nần làm cho đời sống cằn cỗi ưu phiền. Cảnh "vay nợ lắm khi tràn nước mắt - chạy ăn từng bữa toát mồ hôi" (Tú Xương) khó giữ được hạnh phúc.

Ở Nhật, con gái trước khi đi lấy chồng thường học qua lớp nữ công gia chánh. Họ quan niệm sau một ngày làm việc vất vả, người đàn ông về nhà được ăn bữa cơm ngon từ tay vợ mình nấu, nghe những lời dịu dàng thân thương, vợ chồng sẽ yêu quý nhau hơn.

Đàn ông nào cũng hãnh diện mình có vợ đẹp, nhưng các bạn gái nên biết sắc đẹp phải theo quy luật của thời gian, chỉ có đức hạnh mới chiếm lĩnh, ràng buộc tình cảm con người. Vợ chồng kề cận bên nhau khi vui khi buồn, lúc đau lúc ốm suốt cuộc đời thương nhớ.

Một lần đến thăm vợ chồng đứa cháu, bước vào nhà thấy mâm bát chén đũa ngổn ngang, vợ ngồi khóc, chồng mặt mày hằm hằm. Hỏi ra cô ấy vừa bị chồng đánh vì ghen bóng ghen gió. Người con gái nào cũng sợ gặp phải người chồng vũ phu. Tạo hóa sinh ra người đàn bà, họ chịu nhiều thiệt thòi mà trách nhiệm lại rất nặng nề, thiên chức của họ phải sinh đẻ nuôi dạy con cái. Tương lai nên hư của đứa con là công trình của người mẹ.

Cũng có một số người đàn bà lắm lời. Bởi vậy, bố mẹ mới dạy con gái: "Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa không đời nào khê". Nói cách khác, vợ chồng sống chung với nhau có lúc chồng phải biết giả điếc, vợ phải biết giả mù để bảo vệ hạnh phúc.

Các bạn trẻ, sau mười mấy năm ngồi trên ghế nhà trường, cơm cha áo mẹ chữ thầy, trách nhiệm của các bạn ngày nay là mang một số vốn kiến thức vào đời lo xây dựng đất nước ngày càng giàu có, hùng cường, văn minh. Con người không chỉ sống bằng bánh mì, còn có một lý tưởng, một nhân sinh quan cao đẹp.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Tuổi trẻ đang bị …tấn công

    09/02/2015Nguyễn Trung DânCái cảm giác như đang có luồng sóng ngầm sắp trở nên sóng dữ, sóng ác nhấn chìm tất cả cái đẹp đẽ, hy vọng, tương lai của giới trẻ với lối sống rất đáng quan ngại lo âu trong những ngôi nhà của chúng ta. Từ giáo dục cho đến nếp sống xã hội, các chuẩn mực đạo đức gần như vắng bóng thì lấy gì xây dựng nề nếp gia đình đây?
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Hành trang vào đời

    15/08/2006Tác giả Bùi Hữu Giao đã bỏ ra nhiều công sức tâm huyết viết nên cuốn sách này. Tác giả tổng kết từ kinh nghiệm cá nhân, những kiến thức qua quá trình đọc, nghiền ngẫm và hệ thống. Những đúc kết kinh nghiệm của tác giả có giá trị nhất định giúp cho bạn trẻ làm hành trang vào đời. Nó cũng gợi ý cho các bậc làm cha làm mẹ những ý tưởng để dạy dỗ con cháu nên người tốt, có ích cho xã hội....
  • Tuổi trẻ buồn

    02/12/2005Nguyễn VinhEm bảo em buồn. Tôi hỏi sao buồn. Em bảo không biết, tự nhiên thấy buồn. Buồn một cách lạ lùng, dã man và… bí mật lắm. Đến nỗi, chính em cũng không hiểu buồn từ đâu về và buồn vì cái sự gì nữa. Chà, thế thì “căng” quá…
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • xem toàn bộ