Hành trang vào đời
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Tác giả Bùi Hữu Giao đã bỏ ra nhiều công sức tâm huyết viết nên cuốn sách này. Tác giả tổng kết từ kinh nghiệm cá nhân, những kiến thức qua quá trình đọc, nghiền ngẫm và hệ thống. Tác giả đã có một quá trình công tác lâu năm trong quân đội, làm nhà giáo, nhà báo, từng là Phó hiệu trưởng một trường Trung học Sư phạm. Những đúc kết kinh nghiệm của tác giả có giá trị nhất định giúp cho bạn trẻ làm hành trang vào đời. Nó cũng gợi ý cho các bậc làm cha làm mẹ những ý tưởng để dạy dỗ con cháu nên người tốt, có ích cho xã hội. Tác giả đã trích dẫn nhiều gương danh nhân trong nước cũng như trên thế giới để lớp trẻ suy nghĩ noi theo, đặc biệt là những lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Mặc dù tác giả không phải là cán bộ Đoàn, nhưng rất nhiều đoạn, nhiều phần hướng dẫn thanh niên phù hợp với những mục tiêu giáo dục thanh thiếu niên như các phần: "Yêu lao động, yêu tiến bộ, yêu tổ tiên, yêu nhân loại, yêu quê hương, yêu Tổ quốc..."
Đúng như tác giả Bùi Hữu Giao, trong phần tựa của mình đã nhìn nhận "Những điều tác giả nêu trong cuốn này chỉ là ý kiến cá nhân, có thể còn nhiều sơ suất. Bởi thế, Hành trang vào đời vẫn chỉ là cuốn sách tham khảo. Rất mong bạn đọc góp ý kiến phê bình để chúng tôi sửa chữa trong lần tái bản sau.
TỰA
Cuốn này là sách gia huấn của tác giả. Được bạn bè yêu cầu và khuyến khích, tác giả cho xuất bản cuốn này nhằm cung cấp một tài liệu tham khảo cho các bạn trẻ yêu đời và các bậc ông bà, cha mẹ giàu lòng thương yêu con cháu.
Một triết gia nói: "Đặt câu hỏi đúng, quan trọng hơn là trả lời đúng cho câu hỏi sai" (A.Toftler). Đặt câu hỏi đúng nhiều khi rất khó, tìm ra lời đáp cho câu hỏi đúng lại càng khó hơn. Thực hiện câu "Ráng tìm sẽ thấy" trong Kinh Thánh, từ lúc vào đời đến nay, tác giả đã miệt mài tìm kiếm và đã tìm được nhiều câu hỏi đúng. Tác giả cũng tốn nhiều thời gian để tìm lời đáp thỏa mãn đòi hỏi của nhiều người cho các câu hỏi đó. Tạm nêu vài câu như sau:
- Một thanh niên vào đời muốn tiến bộ nhanh, ít va vấp và thành công lớn trên đường đời cần có những điều kiện gì?
- Những hành trang mà mỗi thanh niên cần mang theo trên đường đời để tiến nhanh, tiến vững chắc tới cái đích vinh quang của cuộc đời là gì ?
- Sống trên đời ai cũng muốn bản thân, gia đình, con cháu mình có một cuộc đời tràn đầy hạnh phúc. Vậy thế nào là một người hạnh phúc và làm thế nào để có hạnh phúc?
- Muốn làm kinh tế giỏi, muốn trở nên giàu có, cần có những điều kiện gì? Hay là: Bí quyết làm giàu là gì?
- Nam nữ thanh niên, muốn xây dựng được một gia đình hạnh phúc phải làm gì và làm như thế nào? Làm sạo giữ được hạnh phúc bền lâu?
- Một con tàu đi giữa biển khơi mà không có đích, nó đi về đâu? Giữa biển đời đầy phong ba bão táp, ta có âm được cái đích vinh quang đẹp đẽ nhất cho đời để hướng mũi con tàu đời ta về nơi ấy không? Làm sao để làu ta lướt sóng, lao nhanh tới đích ấy?
- "Không có cực hình nào ghê gớm hơn là trong cảnh khốn khổ lúc cuối đời, ta ngồi nhớ lại thời hạnh phúc xa xưa" (Dante). Làm thế nào để đến cuối đời, ta được sung sướng, thanh thản nhìn lại những gian khổ mình đã vượt qua trên đường đời mà ung dung tự đắc? Làm sao để tránh cảnh bệnh tật triền miên, tránh cảnh con hư, con bất hiếu nhất là lúc cuối đời? Làm sao để “Thêm năm tháng cho cuộc đời và thêm cuộc đời cho năm thăng" hay làm sao để sống lâu và sống có ý nghĩa?
Và rất nhiều câu hỏi khác có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra hạnh phúc và hưởng hạnh phúc, nhất là hạnh phúc cuối đời của mỗi chúng ta.
Những nội dung này được áp dụng thành công trong cuộc đời tác giả, giúp cho một số bạn bè của tác giả thành công phần nào trong đời họ từ hơn 30 năm trước đây và giúp cho con cái tác giả thành công bước đầu trên đường đời của chúng chứ không phải lí luận suông.
Mấy chục năm qua, nhiều lần ta nghe khẩu hiệu: Nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Một đứa trẻ rất khoẻ, rất ngoan mà không đủ khôn thì nó dễ dàng thất bại trước những kẻ khôn lỏi, khôn vặt.
Khỏe, Khôn và Ngoan là ba yếu tố không thể thiếu trong một đứa trẻ, như ba chân của một cái kiềng. Thiếu một trong ba chân thì cái kiềng sẽ trở thành vô dụng. Thiếu một trong ba yếu tố nói trên, đứa trẻ trở thành nỗi bất hạnh của gia đình và góp phần làm tăng tai hoạ cho tổ quốc, cho nhân loại.
Con người thiếu Khỏe mạnh hoặc thiếu Khôn ngoan, họ trở thành kẻ thù của chính mình. Muốn có thân xác khoẻ mạnh, xin mời bạn đọc và thực hiện hành trang thứ nhất trong cuốn này. Muốn có tâm hồn trí não khôn ngoan, hãy nghiên cứu kỹ những điều nêu trong cuốn này và suy nghĩ để tìm cách ứng dụng các tri thức đó và cuộc sống hàng ngày một cách sáng tạo, sao cho phù hợp với thực tiễn của cuộc sống, của thời đại và của mỗi người.
Có một chân lý hiển nhiên mà nhiều người không chú ý đúng mức là trẻ con luôn luôn làm theo hành động của cha mẹ chứ ít khi làm theo lời khuyên của cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ đã nêu gương xấu cho con mặc đầu họ khuyên con những lời rất tốt đẹp. Do đó con cái họ hư hỏng. Họ không biết rằng trong việc dạy con: Không có gì nguy hiểm hơn một lời khuyên tốt kèm theo một gương xấu", "Con trẻ cần những người kiểu mẫu hơn những lời chỉ trích", "Gương mẫu luôn có hiệu nghiệm hơn những lời giáo huấn".
Để tránh tình trạng "Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm", trong cuốn này, tác giả muốn nói với các con mình rằng "Nói được là làm được " và muốn bảo các con hãy phát huy truyền thống gia đình, hãy làm như bố đã làm và cố làm hơn thế. Vì vậy trong cuốn này tác giả nêu một số việc làm của bản thân để làm gương cho con mình.
Các bậc ông bà cha mẹ giàu lòng thương yêu con cháu, ai cũng muốn có cuốn sách gia huấn như của Nguyễn Trãi ở trong nhà. Nhưng hơn 5,5 thế kỷ đã trôi qua, thời đại đã đổi thay quá nhiều, ta nói với con ta, phải nói những điều thiết thực với xã hội ngày nay để tránh tình trạng không bắt kịp thời đại. Một học giả phương Tây, khi nghiên cứu cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử đã nói: "Điều quan trọng không phải là cuốn sách dạy ta cái gì mà là nó gợi cho ta Suy nghĩ đến vấn đề gì". Cuốn sách này không dạy đời và không dạy bạn cái gì hết. Nó chỉ gợi ý cho bạn trẻ suy nghĩ đến những vấn đề cần chuẩn bị trước khi vào đời và gợi ý cho các bậc cha mẹ (kể cả ông bà) những vấn đề cần suy nghĩ, những việc cần làm để giúp con cháu mình vào đời tết hơn.
Những điều tác giả nêu trong cuốn này chỉ là ý kiến cá nhân, có thể còn nhiều sơ suất. Tác giả mong nhận được những lời chỉ giáo của mọi người, bất kể ở độ tuổi nào, để sửa chữa khi tái bản.
Sau khi đọc cuốn này, nếu bạn tìm được chút xíu cái bổ ích cho mình thì tác giả mãn nguyện lắm rồi.
MỤC LỤC
Chương I: Hành trang vào đời
Ba việc lớn trong cuộc đời mỗi người
Chọn phương châm sống đúng
Khôn chết, dại chết, biết sống
Học cách suy nghĩ đúng
Ba yếu tố chính tạo nên hạnh phúc
Biết chọn việc làm, yếu tố để thành công
Hành trang đường đời bao gồm những gì
Nội dung các hành trang
Hành trang thứ nhất : Một thân thể cường tráng
Ăn uống thông minh:
+ Ăn ngon
+ Ăn để khỏe mạnh sống lâu
A. Cơ thể cần những chất bổ gì
B. Làm sao để cung cấp đủ các chất đó cho cơ thể
- Tính khẩu phần cho cả nhà
- Nhu cầu dinh dưỡng của khối óc
- Khẩu phần cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Khẩu phần cho người cao tuổi
- Khẩu phần cho người nghèo
- Khẩu phần cho trẻ con và trẻ dậy thì
- Tổ chức bữa ăn và cách ăn
- Trở về với thiên nhiên
C. Năm tiêu chuẩn của bếp ăn xuất sắc
Hành trang thứ hai: Một kiến thức vững vàng
Sáu điều kiện học giỏi cho học sinh phổ thông.
Qui luật làm việc của khối óc
Phương pháp học giỏi 3 môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ
9 bí quyết học giỏi của sinh viên xuất sắc ở Mỹ
Hành trang thứ ba: Một ý chí sắt thép
A. Về lý luận
B. Về thực hành
Hành trang thứ tư: Đạo lý làm người
Nội dung thứ nhất: yêu lao động
Nội dung thứ hai: yêu tiến bộ
Nội dung thứ ba: yêu tổ tiên
Nội dung thứ tư: yêu nhân loại
Nội dung thứ năm: yêu tổ quốc
Nội dung thứ sáu: yêu bản thân
Nội dung thứ bảy: yêu chân lý
Hành trang thứ năm: Những đặc tính, tác phong quý
Chương II: Hạnh phúc
I. Năm tiêu chuẩn của một người hạnh phúc
II. Làm thế nào để có hạnh phúc
III. Sáu tiêu chuẩn người khôn ngoan
Chương III: Đồng tiền, trí thông minh và sự khôn ngoan
Chương IV: Học và hàng
Chọn nghề, học nghề
Hành nghề
Kiếm việc làm
Kiếm tiền
Tiêu tiền
Xây dựng tổ ấm gia đình
Tìm hiểu người yêu
Ưu sinh học
Bốn cộng đồng trạng hôn nhân
Về tình bạn
Phụ lục : Những điều cần phải biết
Các bảng số liệu về dinh dưỡng
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường