Hà Nội những năm 2000

03:01 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Bảy, 2010

Tôi đi xa Hà Nội lần đầu tiên năm 1997. Không nghĩ lần đi ấy sẽ kéo theo những lần đi khác, đẩy tôi ngày càng xa thành phố thân yêu của mình.

Trong quãng đời 14 năm đầy biến động ấy nói đúng ra tôi đã trở về hai lần, nhưng lần nào cũng vậy, ở tròn 2 năm lại xách túi ra đi. Không biết tại tôi đã thay đổi, hay tại thành phố thân quen của tôi đã không còn như trong hình dung của tôi về nó, từ những ngày xa xứ? Hay tại kỷ niệm dối lừa, vì người ta thường chỉ chọn lựa những gì dễ chịu nhất để nhớ về?

Không biết nữa, nhưng hôm nay bất chợt nghe bài hát (*) của nhạc sĩ Trần Tiến, bất chợt buồn.

Hà Nội những năm 2000, không bình yên như trong tưởng tượng của Trần Tiến. Hà Nội những năm 2000, nhiều dự án tiền tỉ hơn, nhưng chất lượng cuộc sống hình như không vì thế mà cao hơn.

Đi ngang qua bệnh viện K, thấy bệnh nhân và người nhà đông đến mức tràn cả ra đường. Mười bốn năm trước cảnh tượng này không hề có. Ở một trung tâm u bướu khác, số bệnh nhân đông đến mức không có đủ giường cho họ. Đến giờ truyền thuốc, mỗi bệnh nhân và người nhà tự cầm chai thuốc truyền cùng dây dợ, đi lang thang được ở đâu thì đi, kiếm được xó xỉnh nào ngồi tạm thì ngồi.

Bệnh nhân vạ vật tại Trung tâm U bướu Trung ương - Ảnh: Bích Ngọc (NCTG)

Ở xa thì quay quắt nhớ món ăn Hà Nội nhưng về Hà Nội bây giờ không dám ăn gì, vì ăn gì cũng sợ bị ngộ độc và ung thư. Ở nhà, mẹ tôi chỉ dám ăn đậu phụ, nhưng ngay cả món ăn rẻ tiền ấy bây giờ cũng không an toàn nữa rồi. Theo một người bạn cho biết, đậu phụ bây giờ họ cũng bỏ thạch cao, đừng tưởng rẻ thì người ta bỏ qua. Cũng như rau muống, rẻ thế mà vẫn bị tưới dầu hỏa.

Hà Nội thành phố tự hào nằm trong Top 20 thành phố lớn nhất thế giới, nhưng giữa mùa hè nóng bức tới 40o, điện vẫn bị cắt thường xuyên như cơm bữa. Đường vẫn tắc vào bất kể giờ nào, không cần đợi đến cao điểm. Và công an dù có đứng đầy đường, tình trạng giao thông vẫn không bớt hỗn loạn hơn. (Bạn có tin không, theo một điều tra, một phần ba lực lượng lao động của Việt Nam là công an đấy).

“Công an dù có đứng đầy đường, tình trạng giao thông vẫn không bớt hỗn loạn hơn...” - Ảnh minh họa: Huy Minh (NCTG)

Hà Nội những năm 2000, xe hơi và trọc phú nhiều hơn, nhưng khoảng cách giàu nghèo hình như cũng khoét sâu hơn. Ước mơ “trẻ con không còn ăn xin” của Trần Tiến hình như trở thành quá xa xỉ. Người ta chỉ quan tâm làm sao cho chúng đừng xuất hiện trước quan khách trong ngày Đại lễ 1.000 năm là ổn. Còn trước đó và sau đó thế nào, thì Trần Tiến cứ việc ước mơ cho thỏa thích vì ước mơ không ai đem ra đánh thuế.

Hà Nội bây giờ nhiều trường quốc tế, đến mức người ta sợ trẻ em quên cả tiếng Việt, nhưng cũng ngay tại đây thôi, vẫn còn những làng mù chữ, mà biết ra không khỏi kinh ngạc, đau lòng, và phẫn nộ.

Hà Nội những năm 2000, người ta mải mê son phấn phố cổ, dựng cổng chào tạm bợ mà lên đến tiền tỉ cho Đại lễ Thăng Long. Hội chứng lan tràn đến mức ăn theo nó, người ta có ngay một bệnh viện “U bướu Hà Nội ngàn năm”, và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao cũng được gán ngay cho “lập thành tích chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

Không ai quan tâm đến việc làm thế nào cho thành phố văn minh hơn, bắt đầu từ những cái nhỏ nhất, như có toilet công cộng sạch sẽ, giáo dục người dân đừng xả rác ra đường, đừng chen lấn xô đẩy, đừng nói to và nhổ nước bọt, biết cảm ơn và xin lỗi nhiều hơn.

Hà Nội những năm 2000. Tôi không muốn mang theo những hình ảnh như thế về thành phố thân yêu của mình. Tôi muốn nghĩ được về Hà Nội bằng thứ tình yêu mà Lưu Quang Vũ đã viết trong “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”. Nhưng hình như chưa được. Có phải vì lòng tôi đã khép cửa, hay là tôi vẫn quá nặng lòng với một Hà Nội nhọc nhằn, vất vả, nhưng dịu dàng và bình yên trong ký ức?


(*) Ca khúc “Hà Nội những năm 2000”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Một trường học yêu nước đầu tiên ở Hà Nội

    10/09/2013Nguyễn Vinh PhúcTừ giữa năm 1906 dân phố Hàng Đào thấy các nhà nho có tên tuổi như phó bảng Hoàng Tăng Bí, cử nhân Dương Bá Trạc, tú tài Lê Đại, huấn đạo Nguyễn Quyền... thường xuyên lui tới nhà cụ cử Lương Văn Can ở số nhà 4. Lại có cả các vị thanh niên Tây học danh tiếng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Bùi Đình Tá... cũng có mặt. Chẳng biết họ bàn việc gì song ai nấy đều đoán là liên quan đến "quốc sự" rồi.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Chuyện về nhà Hà Nội học đầu tiên

    03/07/2009Trung PhongDoãn Kế Thiện (1891-1965) là một nhân sĩ trí thức giác ngộ đi theo cách mạng, là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu... với trên 50 năm hoạt động liên tục, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cụ được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, cụ được vinh danh là nhà Hà Nội học đầu tiên.
  • xem toàn bộ