Gặp được nhiều người qua "Dòng đời"
Gặp mình, gặp người thân, gặp người quen... Gặp gỡ và có thể lắng nghe được nhiều người khi đọc bộ tiểu thuyết "Dòng đời" của tác giả Nguyễn Trung, do NXB Văn nghệ TPHCM và Trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Đông - Tây ấn hành cuối năm 2006, dày 1.000 trang.
Nói về "Dòng đời" (DĐ), Nguyễn Trung tâm sự: "Ba thập kỷ đầu tiên của đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất, tôi thấy phải làm việc gì đó ghi nhớ lại chặng đường không thể nào quên này của tổ quốc chúng ta, theo cảm nhận của riêng mình, và bằng cách làm của riêng mình".
Mỗi một tập trong DĐ khái quát một giai đoạn lịch sử của đất nước từ 1975 tới nay. Trong DĐ, hầu như không một thành phần nào của xã hội bị bỏ sót. Cả trăm nhân vật với những mối quan hệ đan xen, nhưng xoay quanh tuyến chính là hai đại gia đình: Gia đình trung tá QĐNDVN Phạm Trung Nghĩa, gia đình bà Sáu Nhơn - tư sản Sài Gòn... Mỗi gia đình, có thể nói, là hình ảnh đất nước thu nhỏ. Gia đình nào thời chiến tranh cũng có con cái đi theo hai phía: Cộng sản và quốc gia.
Tác giả Nguyễn Trung. |
DĐ cũng thuộc dạng tiểu thuyết chính trị. Lời văn chân phương, giản dị. Các nhân vật, rõ ràng là đã được tiểu thuyết hoá, nhưng tính cách, ngôn ngữ sống động khiến người đọc không thể không so sánh nhân vật trong tiểu thuyết với ông A, bà B, chị C... có thực ngoài đời. Đây là ưu điểm - thu hút sự tò mò của người đọc, nhưng cũng là nhược điểm của DĐ - để lộ vai nhân vật.
Nhưng, trên hết, DĐ cuốn người đọc vào các tranh luận và đối thoại giữa các nhân vật: Đối thoại - nảy lửa ý thức hệ, đối thoại - dạy khôn, đối thoại triết lý... về các vấn đề của đời sống, của đất nước trong từng giai đoạn. Thỉnh thoảng trong các đối thoại, tranh luận, tác giả có phần "sơ suất" để lộ cái tôi của người viết với cái nhìn của một nhà phân tích thời cuộc, từng tham mưu, tư vấn các chính sách cho Chính phủ. Nhưng, vì thế mà đây lại chính là điểm mạnh của DĐ.
Gấp lại trang cuối cùng của tiểu thuyết. Cảm xúc qua đi. Tâm trí lắng lại hai điều: Cái nhìn vừa khâm phục, thương mến tin yêu, nhưng lại cũng có phần nghi ngờ, lo lắng của thế hệ đi trước với thế hệ trẻ hôm nay. Bọn trẻ bây giờ ma quái lắm, và một triết lý sống mà qua DĐ tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc: "Triết lý sâu xa "cha mẹ hiền lành để đức cho con" - chân lý phấn đấu làm người, khái niệm hiền lành, khái niệm để đức cho con vô cùng phong phú, vô cùng cao xa. Con đường đi từ hiền lành đến để đức cho con vô cùng trí tuệ và nhân bản. Nhưng, cố giữ đức tin như thế là để sửa mình, chứ thực hiện nó trong đời còn gian truân lắm".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường