Đừng để mình lạc hậu về tư tưởng

09:54 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Năm, 2016

Thật bất ngờ, hội trường NXB Trẻ sáng 11-5 chật kín các bạn sinh viên và cả học sinh phổ thông đến dự buổi trò chuyện của nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn về đề tài triết học...

Cùng với MC Tuyết Anh, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn (trái) có một buổi chuyện trò triết học thật thú vị với các bạn trẻ hôm 11-5 tại NXB Trẻ -Ảnh: L.Điền

Đây thực sự là “giới quan tâm” khi các bạn tự theo dõi thông tin từ Facebook của NXB Trẻ để đến, một số bạn đã mua và đọc loạt ba quyển sách của Bùi Văn Nam Sơn ra mắt trong dịp này là Chat với Hannah, Chat với John Locke Ý niệm hiện tượng học (năm bài giảng của triết gia Edmund Husserl).

Hành trình dấn bước vào triết học

Thu hút đám đông bạn trẻ bằng đề tài triết học chưa bao giờ là chuyện “dễ nhằn”, nhưng Bùi Văn Nam Sơn đã thành công ngoạn mục trong buổi sáng 11-5 với phong cách đầy tự tin và duyên dáng.

Nhà nghiên cứu họ Bùi nhớ lại hình ảnh ông thầy dạy triết hồi lớp 12 ở trường Nguyễn Bá Tòng: mỗi lần gặp học sinh, ông đưa tay chào và nói một câu tiếng Pháp, rằng “chỉ có tư tưởng mới hướng dẫn thế giới”.

Hình ảnh ấy, câu nói ấy có ấn tượng mạnh, khiến Bùi Văn Nam Sơn chú ý đến thế giới tư tưởng của con người. Cộng với mối băn khoăn của các vị tiền bối quê nhà thời bấy giờ, rằng người phương Tây nghĩ gì trong đầu? Tại sao một quốc gia oai hùng như Việt Nam mà mấy ngàn người Tây đến lấy dễ như thò tay lấy đồ trong túi vậy? Chính điều đó khiến cho Bùi Văn Nam Sơn khi du học đã chọn con đường đi sâu vào thế giới tư tưởng phương Tây.

Chúng ta nhầm lẫn giữa dạy khoa học và dạy triết học

Ông Bùi Văn Nam Sơn nhận định rằng chúng ta đang nhầm lẫn giữa dạy khoa học và dạy triết học. Ông dẫn lời bà Hannah Arendt rằng khác với khoa học thường có những chân lý chung quyết, triết học thì không, làm gì có vấn đề triết học nào được giải quyết rốt ráo cả rồi và không bao giờ nên đặt lại nữa.

Những câu hỏi về triết học, những vấn đề của triết học khác với bình diện của khoa học. Do vậy, việc đầu tiên trong một lớp triết là cần làm cho sinh viên hiểu rằng, với triết học, không có vấn đề nào phải áp đặt cả. Điều này thì ở ta chưa làm được. Mà nếu chúng ta không “học được triết” là gì? Là một hệ lụy cực nguy hiểm: lạc hậu về tư tưởng.

Bùi Văn Nam Sơn nói một cách day dứt: “Các bạn đừng để mình lạc hậu về tư tưởng, phải biết tư tưởng của thế kỷ 21 này là gì, lạc hậu về tư tưởng sẽ kéo theo các lạc hậu khác nữa. Khi người ta đã đi trước mình về tư tưởng, thì sản phẩm các ngành khác của họ làm sao mình đuổi kịp”.

Từ ý tưởng "chat trong mộng" đến bộ sách lịch sử triết học

Ba quyển đầu tiên trong Tủ sách Bùi Văn Nam Sơn do NXB Trẻ và NXB Đại học Quốc gia TPHCM ấn hành vừa ra mắt bạn đọc - Ảnh: L.Điền

à cũng chính từ thao thức với vấn đề lạc hậu về tư tưởng, bằng kinh nghiệm của mình, ông Bùi Văn Nam Sơn cho rằng rất Việt Nam cần một bộ lịch sử triết học “gồm thâu” đầy đủ tư tưởng của những triết gia hàng đầu xưa nay.

Nhưng ngoài những người theo nghiệp nghiên cứu triết, giới bạn đọc phổ thông nếu không được học triết trong trường, sẽ chẳng bao giờ đụng đến loại sách “Lịch sử triết học” như vậy. “Và tôi nghĩ, vậy thì tại sao mình không gặp (trong mộng) các bác triết gia ấy để tâm tình, rồi kể lại với các bạn trẻ. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là một kiểu “chat” với nhau, mình chat với các triết gia nhưng bằng ngôn ngữ của các bạn trẻ hiện nay.

Nói vậy, nhưng khi bắt tay vào làm việc thì tôi thấy mình cần nghiêm cẩn, đặc biệt là không đặt lời nói của mình vào miệng của các vị ấy được”.

Một nam sinh viên hỏi ngay, thế thì tính cách của các triết gia như Hannah Arendt, Jonh Loke, hay Martin Heidegger, Jean - Paul Sartre trong loạt sách này là của các vị ấy hay do ông Bùi Văn Nam Sơn tạo ra? Câu trả lời là ông Bùi đã cố gắng ghi lại trung thực tính cách của các triết gia mà ông chat cùng. Và rằng phần lớn tính cách ấy đều căn cứ trên văn bản, cho nên bạn đọc có thể yên tâm và hoàn toàn có thể dẫn dụng lại được.

Từ ý tưởng “chat trong mộng” với các triết gia như vậy, hai nhà xuất bản là Trẻ và Đại học Quốc gia TPHCM cùng phối hợp xây dựng kế hoạch xuất bản tủ sách Bùi Văn Nam Sơn.


Khi Cách mạng xuất phát từ nhu cầu khao khát tự do và nhân phẩm

Sự hấp dẫn của công việc "chat với triết gia" được ông Bùi mô tả như một lần nữa ông gặp lại những bài học quý.

Chẳng hạn trong lúc “chat”, ông phát hiện bà Hannah Arendt phê phán cuộc cách mạng Pháp và đánh giá cao cuộc cách mạng Mỹ, bởi bà cho rằng những người làm cách mạng Pháp là xuất phát từ nhu cầu cơm áo mà làm cách mạng, còn cách mạng Mỹ là xuất phát từ nhu cầu khao khát tự do và nhân phẩm của người dân.

“Nhận xét này rất quan trọng, và tôi đã tìm lại nguồn cội của hai cuộc cách mạng Pháp và Mỹ. Nhân vật quan trọng tôi tìm gặp là John Locke - triết gia khởi nguồn cho tư tưởng Anh - Mỹ”, Bùi Văn Nam Sơn dẫn đám đông bạn trẻ vào hành trình triết học của ông.

Hành trình ấy thật thú vị, bởi nó làm cho mọi người ồ lên khi biết tư tưởng của Hiến pháp Mỹ thật ra là dựa trên tư tưởng của John Locke, quan niệm “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” mà ai ai cũng biết ấy vốn của John Locke. Rồi tư tưởng của Husserl về hiện tượng học là như thế nào, Trần Đức Thảo của Việt Nam là môn đệ của Hiện tượng học và “có thể ngồi ngang hàng với Husserl mà không có gì phải ngại ngùng” là tại làm sao…

Nguồn:Tuổi Trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Hiện đại thứ hai” và nền văn hóa công luận

    26/11/2018Bùi Văn Nam SơnThế giới kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 bằng một sự kiện đặc biệt: hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu được tổ chức rầm rộ chưa từng có với kết quả... đáng thất vọng! Cái “Realpolitik” (“chính trị thực tế”') vì lợi ích trước mắt của các quốc gia dường như vẫn còn thắng thế trước các mối hiểm họa toàn cầu.
  • Thuyết hiện sinh: "Tiến lên để sống"

    27/10/2018Bùi Văn Nam SơnTriết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
  • Những mạch sống tinh thần của đại học

    13/04/2016Lê Tôn NghiêmGiáo dục đại học là năng lực dẹp bỏ những đánh giá riêng tư, tùy tiện, dành chỗ cho tri thức khách quan, dẹp bỏ ý muốn nhất thời, nhường chỗ cho sự phân tích vô tư những sự kiện...
  • Triết lý giáo dục trong những cuốn sách kinh điển

    10/04/2016Cao Việt DũngNền giáo dục Việt Nam nơi đào tạo ra rất nhiều đứa trẻ được nuông chiều nhưng không thực sự được tôn trọng, tự tin vì rất nhiều thứ khác ngoài nền tảng kiến thức và bản lĩnh cá nhân, chắc chắn cần có các thay đổi. Lời gợi ý đúng đắn rất có thể sẽ đến từ những cuốn sách như thế này.
  • Xây ở suy tư

    08/02/2016Bùi Văn Nam SơnTa xây để ở. Xây là phương tiện, ở là mục đích. Nhưng, nếu ta đơn giản chấp nhận sơ đồ phương tiện-mục đích mà không "suy tư" gì thêm, ta đã khóa chặt tầm nhìn về mối quan hệ căn cơ giữa xây và ở. Bởi, xây không đơn thuần là một phương tiện để tiến đến việc ở: xây, tự nó đã là ở. Sao thế?
  • Nhớ về buổi nói chuyện “Trưởng thành và Khai sáng” ngày 14/7/2011

    05/08/2015Một người trên 18 tuổi thì được coi là trưởng thành nhưng là trưởng thành về mặt sinh học. Một người chỉ được coi là “trưởng thành” về mặt trí tuệ và nhận thức khi người đó được “khai sáng” thông qua “sự học”, “thực học” và “biết học”. Đó là người có suy nghĩ và tư duy độc lập, dám nghĩ và dám tin để từ đó biết lỗi, biết ơn, biết sáng tạo, có khả năng phân biệt đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu; biết cái gì đáng khinh, cái gì đáng trọng…
  • Từ tư tưởng giáo dục của Rousseau, nghĩ về giáo dục Việt Nam

    07/07/2015Nguyễn Khánh TrungHình ảnh nhân vật Emile, sản phẩm giáo dục theo hình dung của Rousseau, và một học sinh Việt Nam cùng độ tuổi, khác nhau rất nhiều theo hướng Emile trưởng thành, vững chãi, độc lập hơn trong tư duy, phán đoán và hành động. Đây chính là hệ quả của các quan điểm giáo dục và cách tổ chức giáo dục khác nhau...
  • “Trà dư tửu hậu” và triết học

    05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
  • Khai minh và trưởng thành

    10/04/2013Ngân Hà (ghi)“Thế hệ cha tôi, nếu còn sống thì ông đã 110 tuổi, chưa thể hiểu khái niệm tự do như chúng ta ngày nay. Như nhiều nhà nho khác, cụ hiểu tự do theo hàm ý xấu: tự do là tự tung, tự tác, vô pháp, vô thiên! Điều này không lạ, vì khi khái niệm “freedom” của phương Tây được các học giả Nhật Bản dịch là “tự do”, các nhà nho Nhật Bản cũng phản đối quyết liệt. Cần hơn nửa thế kỷ, khái niệm này mới được các nước Đông Á chấp nhận và hiểu theo đúng nghĩa của nó”...
  • Một gam kinh nghiệm tốt hơn một tấn lý thuyết

    16/02/2015Bùi Văn Nam SơnTrong tác phẩm nổi tiếng "Dân chủ và giáo dục" (bản tiếng Việt của Phạm Anh Tuấn, NXB Tri Thức, 2008, 2010, 2012), John Dewey có câu viết nổi tiếng không kém: "Một gam kinh nghiệm tốt hơn một tấn lý thuyết, đơn giản chỉ vì lý thuyết chỉ có ý nghĩa sống động và kiểm tra được ở trong kinh nghiệm...
  • xem toàn bộ