Đủ loại trường, lớp

08:30 SA @ Thứ Bảy - 03 Tháng Ba, 2007

Doanh nhânthời nay phảiluôn họchỏi, nếu muốn doanh nghiệp của mình phát triển bền vững. Nhu cầu học tập của doanh nhân rất đa dạng, nên các chương trình được thiết kế cho đối tượng này cũng phong phú và linh hoạt không kém. Đểcó một cái nhìn tổng quan, thử làm một vòng qua các trườnglớp dành cho doanh nhân...

Từ một, hai đến một, hai năm

Hiện nay, chỉ cần lướt qua các thông tin quảng cáo trên báo chí hàng ngày cũng có thể thấy được sự phong phú, đa dạng của thị trường cung ứng dịch vụ đào tạo cho doanh nhân. Tuy nhiên, do chưa có một đầu mối theo dõi, quản lý hoạt động này nên không thể có được một con số thống kê chính xác về số trường, lớp cho doanh nhân đang có.Theo nhận xét chung, số cơ sở trường lớp khá đông nhưng tạo được sự tin tưởng về chất lượng thì lại không nhiều.

Tựu trung, tham gia vào thị Tường này có các trường, viện (hoặc trung tâm) nghiên cứu, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các hội đoàn của doanh nghiệp và các Công ty làm dịch vụ đào tạo. Về thiết kế chương trình, có các cuộc Hội thảo chuyên đề hoặc khóa học ngắn hạn từ một vài ngày đến hai, ba tháng và cũng có các chương trình đào tạo dài hạn trình độ Đại học và trên Đại học...

Hẳn nhiên nội dung các khóa học này không nằm ngoài các môn học về quản trị kinh doanh như marketing, quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, tài chính -kế toán quản trị...

Chẳng hạn, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ đào tạo quản trị doanh nghiệp của Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh mở các khóa đào tạo bắt đầu từ năm 2002, trung bình 3 - 4 khóa/tháng, một lớp khoảng 15 - 20 học viên. Nội dung đào tạo tập trung về quản lý sản xuất và quản lý dự án, chủ yếu nhằm vào cán bộ quản lý cấp trung với số doanh nhân theo học chiếm khoảng 20%.HộiDoanh nghiệp trẻ TP. Hồ Chí Minh có chương trình "Kỹ năng lãnh đạo và quản lý", dành cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các khóa học thường từ 1 - 3 ngày. Học viên học theo cách trao đổi nhóm, thực hành giải quyết các tình huống như thật nhằm nâng cao kỹ năng lãnh đạo. Hoặc trường Doanh nhân và Giám đốc PACE với nhiều khóa học ngắn và dài hạn cung cấp kiến thức nền về các vấn đề trong quản lý và điều hành doanh nghiệp dành cho cấp trưởng phòng trở lên. Từ năm 2001 đến nay đã có 17.000 học viên theo học các khóa đào tạo của PACE, trong đó 60 - 70% học viên là doanh nhân. Cả hai đơn vị vừa nêu trên đều nhận được sự hỗ trợ một phần về chi phí tổ chức và chương trình bồi dưỡng giáo viên từ chương trình Business Edge của tổ chức MPDE Cần nói thêm là MPDF cũng đã tổ chức biên soạn bộ sách "Doanh nhân tự học" cung cấp những kiến thức quản trị kinh doanh cơ bản, thiết thực, có thể vận động vào thực tế hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một trung tâm đào tạo mới hoạt động từ đầu năm nay - Trung tâm Đào tạo CGM thuộc Công ty Giải pháp Sài Thành (SSC) đã có những chương trình học đặc biệt chuyên sâu vào hai lĩnh vực: Ngân hàng và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp.

Về chương trình dài hạn, các lớp đào tạo thạc sĩ quán trị kinh doanh (MBA) thời gian qua cũng được nhiều doanh nhân trẻ chọn học như một hướng phát triển sự nghiệp dài lâu. Chăng hạn, chương trình cao học quản trị kinh doanh do ViệnCông nghệ ChâuÁ (AIT - Bangkok) tổ chức, kéo dài trong một năm rưỡi, dành cho các nhà quản lý có kinh nghiệm của Công ty trong nước và Công ty đa quốc gia. Chương trình này bắt đầu tại Hà Nội từ năm 2000 và tại TP. Hồ Chí Minh từ 2004, đến nay tổng cộng có hơn 300 người theo học, tỷ lệ tốt nghiệp 82%. Tương tự, từ năm 2002, Viện Quản trị kinh doanh (UBI - Bỉ) phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn mở chương trình đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh, tới nay đã được 9 khóa học với số học viên khoảng 350 người, đa số là doanh nhân (yêu cầu phải có hai năm kinh nghiệm làm việc). Điểm đặc trưng của chương trình này là toàn bộ 15 môn học theo chương trình gốc của UBI đều do giảng viên cơ hữu của UBI đám trách và nội dung chương trình kết hợp cả lý thuyết và thực tiễn. Gần đây, Đại học RMIT Việt Nam cũng đã mở các chương trình MBA toàn thời gian giảng dạy theo kiều chính quy (trong một năm với ba học kỳ) và MBA bán thời gian (hai năm, sáu học kỳ) học vào các buổi tối. Các chương trình của AIT, UBI, RMIT đều đòi hỏi học viên ngoài bằng tốt nghiệp Đại học, còn phải thông thạo tiếng Anh vì ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh.

Là những người dang hoạt động kinh doanh, doanh nhân đi học tất nhiên có những đặc điểm và yêu cầu về học hành không giống như học sinh, sinh viên bình thường. Trước nhất, họ rất bận rộn, có ít thời gian để đến lớp .Do đó các khóa, các chương trình học thường được thiết ke sao cho tinh gọn, bố trí thời gian thích hợp - thường ngắn hạn và học vào buổi tối. Mặt khác, nội dung học thường chú trọng đến tính thực hành ứng dụng vào thực tế , huấn luyện kỹ năng. Riêng đối với chương trình đào tạo trình độ cao dành cho cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp thì yêu cầu và nội dung cũng phải cao hơn. ÔngGiảnTrung, Giám đốc trường Doanh nhân và Giám đốc PACE, nói: "Cấp lãnh đạo và cấp quản lý doanh nghiệp cần được bổ sung những tư tưởng quản trị và "đạo" kinh doanh... chứ không chỉ đơn thuần là các kỹ thuật nghiệp vụ để tác nghiệp như nhân viên. Nói cụ thể hơn, họ cần những khóa học cung cấp cả tư duy và phương pháp để từ đó tìm ra giải pháp cho bài toán quản lý cụ thể tại Công tymình".

Ngoài chuyện cắp cặp đến lớp, doanh nhân còn có thể học qua các chương trình đào tạo tại chỗ của doanh nghiệp. Tiến sĩ Văn Huy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ đào tạo quản trị doanh nghiệp, cho biết nhìn chung việc đào tạo tại doanh nghiệp có ưu điểm là đi sát với nhu cầu của doanh nghiệp.Khi nhận được đơn đặt hàng chúng tôi sẽ đến khảo sát rồi mới đề nghị một chương trình đào tạo sát với thực tế của doanh nghiệp.Nội dung chương trình học đi vào nghiên cứu, giải quyết các trường hợp cụ thể đang diễn ra tại doanh nghiệp".

Cần một quỹ hỗ trợ đào tạo

Nhận xét tổng quát về thị trường dịch vụ đào tạo cho doanh nhân, một báo cáo của MPDF cho rằng, hiện nay các đơn vị đào tạo đang hoạt động đơn lẻ, thiếu sự hỗ trợ từ Nhà nước trong việc xây dựng một chiến lược đào tạo cho doanh nghiệp. Ở Singapore, nhà nước xây dựng quỹ hỗ trợ đào tạo do Nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành đóng góp. Nhà nước sẽ chọn một số ngành cơ bán và sử dụng quỹ này để hỗ trợ dào tạo bằng cách: xây dựng bộ kỹ năng cần có cho từng vị trí của từng ngành, sau đó đặt hàng các đơn vị đào tạo để thiết kế chương trình phù hợp với ngành đó. Như vậy sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và ba bên (Nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị đào tạo) đều có lợi. Mặt khác, cần phải tạo mối liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị đóng vai trò hỗ trợ đào tạo như các cơ quan do Nhà nước quản lý như VJCC, các viện kinh tế, các tồ chức nước ngoài như VJCC (Nhật Bản), Business Edge...

Ông Phạm Minh Cảnh, Tổng Giám đốc SSC, cho rằng thị trường đào tạo phục vụ nhu cầu bổ sung kiến thức và nâng cao kỹ năng về quản lý cho doanh nhân Việt Nam hiện nở rộ nhưng mớichỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng. Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước hứa hẹn sẽ có những phát triển vượt bậc, nhu cầu đào tạo đương nhiên cũng sẽ gia tăng. Điều này đòi hói các chương trình đào tạo phải có tính chuyên môn và tính ứng dụng ngày càng phái cao hơn nữa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Những bài học của một doanh nhân thành đạt

    15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
  • Bối cảnh văn hóa và quản lý nguồn nhân lực

    27/12/2006Phạm Thành NghịQuản lý nguồn nhân lực phụthuộc vào triết lý, cách nhìn nhận của người laođộng. Cách ứng xử, cách thức hành động phụ thuộc vào quan niệm, những thừa nhận, hệ thống giá trị được chia sẻ trong một nền văn hoá...
  • Doanh nhân mới kết quả và thách thức

    01/01/1900Lê Đăng DoanhCùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Nếu chỉ tính những doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân từ l990 - l999 là 45.005 và 14.400 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2000 thì số doanh nhân đã tăng lên đáng kể.
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Các nhà lãnh đạo dạy các nhà lãnh đạo

    15/08/2006Văn Nhật theo Fash CompanyMột xu hướng mới trong việc phát triển đội ngũ những nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp: thay vì kết hợp với các chương trình đào tạo MBA của các trường Đại học như trước đây, nay Công ty tự thiết kế những chương trình đào tạo Giám đốc cấp cao, tham gia giảng dạy trong các chương trình này là các nhà lãnh đạo cấp cao hiện tại của chính doanh nghiệp…
  • Nghề giám đốc

    04/07/2006Nguyễn Tất ThịnhNhằm giúp bạn đọc có tài liệu tham khảo về vấn đề đào tạo giám đốc doanh nghiệp, vai trò, vị trí của giám đốc doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Nghề giám đốc của Thạc sĩ Nguyễn Tất Thịnh...
  • Khi CEO sa đà vào các hoạt động thường nhật

    07/06/2006Dịch từ Customer Service ManagerTrên cương vị một giám đốc điều hành, bạn sẽ phải đối mặt với đủ mọi thách thức trong các giai đoạn đặc biệt khó khăn như mở rộng và phát triển thị trường, hay giữ chân những nhân viên tài năng nhất...
  • Thế nào là nền giáo dục mạnh?

    05/04/2006Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp))Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?
  • Đào tạo trong doanh nghiệp

    03/04/2006Hoàng Minh Châu (Phó Giám đốc FPT)Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới coi đào tạo như một chiến lược đầu tư quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh thì có nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi đào tạo như một khoản chi phí cắt giảm càng nhiều càng tốt...
  • Đạo kinh doanh cũng là đạo làm người

    02/02/2006Vốn là cán bộ đoàn, học sư phạm, tôi làm doanh nhân do… thời thế. Gọi nôm na là nghề chọn mình. Không được đào tạo bài bản, chỉ qua trường đời. Từ thực tiễn tôi có một góc nhìn riêng về đạo đức kinh doanh...
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    19/11/2005Nguyễn Vĩnh ThanhHiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Có hay không có thị trường giáo dục?

    09/07/2005Giáo sư Trần Phương“Chống thương mại hóa giáo dục”?Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”. Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
  • Học những gì và học thế nào?

    06/07/2005Trần Trọng Gia VinhMột doanh nhân trẻ, chủ một doanh nghiệp tư nhân có tinh thần cầu tiến. Và mặc cho áp lực công việc hằng ngày, anh vẫn thu xếp để tham gia vào một chương trình đại học tại chức vào buổi tối. Tuy nhiên, anh luôn cómột câu hỏi: “Liệu sẽ ứng dụng những cái gì học được vào công việc quản lý như thế nào?”. Câu hỏi đó từ hơn hai năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
  • Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt

    07/07/2005Hoàng Cương (Giảng viên Business Edge-MPDF)Thời gian gần đây, bạn chợt nhận thấy nhân viên của bạn có những biểu hiện khác thường: thường xuyên đi trễ về sớm, dễ cáu gắt khi được giao công việc, không đóng góp ý kiến hoặc chỉ đưa những ý kiến tiêu cực trong các cuộc họp, giảm năng suất và chất lượng công việc...
  • xem toàn bộ