Độc giả đương đại: Không thể mãi là "trẻ con"

11:11 CH @ Thứ Ba - 14 Tháng Mười Một, 2017

Thời buổi thông tin truyền thông đa chiều, người viết cứ “bày món” thông tin ra đấy, thậm chí còn cố tình (hoặc vô tình làm như cố ý, cố ý làm như vô tình) sắp đặt thông tin theo nhiều cách rất điệu nghệ. Đọc theo cách nào tùy thuộc rất lớn vào tầm hiểu biết của mỗi cá nhân.

Tốc độ “tám chuyện” băng thông rộng

Tiếp nhận thông tin trái chiều được đăng tải công khai về thần tượng của mình, ít ai có thể giữ được bình tĩnh. Ban đầu còn lịch sự tìm lý lẽ để trao đổi, đối thoại với nhau, sau thì các bên đều quyết liệt, chỉ vì không thể nào thống nhất được ý kiến… Đặc biệt là khi những câu chuyện “được tiết lộ” thuộc loại khó có thể “khảo cứu” hầu biết rõ thực hư.

Thế nhưng, sự đời bao giờ cũng thế. Khi một “ngôi đền” được “xây bệ” gần như hoàn chỉnh, nhuốm màu thiêng liêng, hoặc có hơi hướng trở thành tín ngưỡng trong lòng công chúng, sẽ bỗng dưng xuất hiện những vị “tiên tri giả”, nhân danh bạn bè, đồng hương, đồng đội cũ, cùng cơ quan, cùng lĩnh vực hoạt động…“tiết lộ” những hồi ức (cả tốt lẫn xấu, trước thì tốt, sau thì xấu dần) về “tượng thần” trong mắt công chúng. Chuyện này không chỉ xảy ra với giới văn hóa mà khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực trong xã hội.

Thô thiển luận giải, đương nhiên “tiên tri giả” muốn nổi đình đám bằng (hoặc gần bằng) tượng thần nên mới chấp nhận “mọi cái giá” để làm chuyện động trời. Tinh tế phân tích, thì các “ngôi đền” lộng lẫy mà bây giờ công chúng hương khói xì xụp, khi còn đương thời, tất yếu cũng có đủ cả tham sân si, hỉ nộ ái ố như mọi người.

Thế nên, nếu người viết đã nắm trong tay một vài chi tiết, dăm ba câu chuyện, thì hoàn toàn có thể ung dung tự tại mà quẹt diêm, châm mồi lửa, bình tĩnh đốt đền xong rồi ném nốt vết dầu loang về phía đám đông.

Trên các phương tiện thông tin mỗi ngày, những cá thể viết nhỏ nhoi liệu có cách nào dễ dàng gây bão tố, tạo xoáy ngầm kéo tuột số đông công chúng theo trào lưu riêng của mình? Chẳng có gì mới hơn, “tiên tri giả” nhiều đời nay vẫn phải chọn cách nói ngược để gây dấu ấn, bất kể dấu ấn đó có thể là cực kỳ tồi tệ.

Liệu đó có phải là một thói quen xấu? Hoặc thậm chí, chỉ là thói xấu riêng của người Việt Nam, như một số người quy kết?

Xin thưa rằng không phải thế. Đó chỉ là truyền thông hiện đại, khi mà mọi cánh cửa thông tin đều dễ dàng rộng mở tới công chúng. Cả thế giới chịu sự tác động của truyền thông trong nhiều lĩnh vực. Thêm nữa, với tính lan truyền cực nhanh trên internet, độc giả cần phải có bản lĩnh hơn rất nhiều trước những luồng dư luận đa chiều.

Độc giả "lớn lên"

Nếu độc giả có con (cháu) đang ở lứa tuổi xì – tin, hoặc thử tóm ngay lấy một cháu nhà hàng xóm, hoặc bắt quen với một "girl_xinh" đang cần… “cứu net” ở quán café wifi, tóm lại là trong bất kỳ văn cảnh nào có thể, hãy thử chọc giận các cháu bằng cách nói đạp đổ "hot boy/hot girl" trong lòng các cháu mà xem. Ai biết được cơn giận của các cháu lên đến đỉnh điểm thì kinh khủng như thế nào.

Thời buổi thông tin truyền thông đa chiều, người viết cứ “bày món” thông tin ra đấy, thậm chí còn cố tình (hoặc vô tình làm như cố ý, cố ý làm như vô tình) sắp đặt thông tin theo nhiều cách rất điệu nghệ. Đọc theo cách nào tùy thuộc rất lớn vào tầm hiểu biết của mỗi cá nhân.

Chẳng có thần tượng nào toàn một màu tươi sáng, cũng như chẳng có nhân vật phản diện nào thực sự được “định vị” chỉ có sắc đen. Đấy là bạn tự nghĩ thế thôi. Chưa chắc những góc khuất u ám đằng sau một bức chân dung tươi sáng đã là đáng vứt bỏ, nếu bạn nhìn nhận rằng bi kịch (cá nhân, tập thể…) đắng cay đó một thời đã là chất liệu sống cấu thành nên tài năng thăng hoa bốc cháy trong tim bạn.

Ngay cả khi câu chuyện đến với bạn chỉ là một “trò vui” mang tính “sáng tạo” của “tiên tri giả” thời @. Thật bình tĩnh, bạn vẫn có thể thẩm định được các giá trị khác nhau trong đó và thụ hưởng mặt tích cực của thông tin.

Đã đến lúc độc giả phải "lớn" lên để cập nhật với truyền thông đương đại, đa chiều, đa sắc diện. Chả lẽ cứ mãi làm "con trẻ", chịu nhận sự tác động (khá dễ dàng) từ một vài chiều hướng thông tin thực chất cũng chỉ mang tính cá nhân?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái giá của sự thiếu thông tin

    19/11/2010Thành NguyễnBạn có biết tại sao giá tiền của một chiếc xe máy mới và của một chiếc xe mới đi được một tháng lại chênh lệch rất nhiều? Tại sao sinh viên Việt Nam học khá giỏi, kiến thức khá vững ở một vài lĩnh vực ví dụ như Toán nhưng vẫn khó tìm được học bổng cao học tại nước ngoài?
  • Thiếu thông tin

    13/06/2008Phạm Thanh HàChỉ tại thiếu thông tin, ông chủ nhà tôi bảo thế, nên dân tình cứ hành xử theo lối tự vệ, mạnh ai nấy chạy. Giá gạo, giá vàng, giá xăng rồi giá đôla không kiểm soát được, cứ ào tào tăng lên, trong khi thực ra lượng gạo không thiếu, USD dự trữ cũng vậy. Chẳng qua do một số kẻ đầu cơ xấu bụng tranh thủ lướt sóng kiếm lời…
  • Thế hệ 9x: Chỉ biết Google, không giỏi phân tích?

    31/01/2008Trọng Cầm (Theo Infoworld)Cuộc nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học London cho rằng: 9x ngày nay đã quá quen thuộc với việc sử dụng máy tính, mạng Web và nhất là công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, các em lại thiếu mất kỹ năng phân tích và phê bình cần thiết để xử lý các thông tin đọc được...
  • Cách mạng thông tin đã thay đổi chúng ta như thế nào?

    21/12/2007Minh BùiDường như có một sự chờ đợi nặng nề đặc sánh lại ở các quán café, quán bar, khi những người khách cô độc ngồi bên ly café mong chờ một bước chân bước qua ngưỡng cửa. Lặng lẽ sưởi ấm lòng mình bằng những gương mặt mới, những gương mặt có thể anh sẽ chỉ gặp một lần trong đời, những ánh nhìn của họ đau đáu một niềm hy vọng hiếm khi thành sự thật, mong người khách không quen biết sẽ nhoẻn miệng cười hay ngồi xuống cạnh họ, đem lại cho họ sự bình yên chân thành của một tình bạn không vụ lợi…
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • Cần phân tích mọi thông tin

    29/06/2003Có thể khẳng định rằng, thông tin do hoạt động marketing thu được chắc chắn sẽ giúp cho công ty thích ứng và vượt qua mọi biến động của thị trường. Tuy nhiên, khả năng sử dụng lợi thế này còn phụ thuộc vào chất lượng của những tin tức, vào sự phân tích sàng lọc chúng, có nghĩa là còn phụ thuộc vào công nghệ xử lý thông tin. Ở đây, việc phân tích cho được các thông tin có trong tay là rất quan trọng.
  • xem toàn bộ