Doanh nhân Nguyễn Trần Bạt và mối tình đầu với sách

07:16 SA @ Thứ Tư - 23 Tháng Mười Hai, 2020

Giờ đây ông Nguyễn Trần Bạt, ngoài tư cách một doanh nhân thành đạt, còn là tác giả của 11 cuốn sách (có cuốn phải gọi là bộ) luôn gây bất ngờ cho bạn đọc, một diễn giả luôn đắt khách của mọi diễn đàn quan trọng. Vì thế, những gì tôi kể lại dưới đây, có thể sẽ khiến bạn thấy thú vị...


“Tôi là kẻ bới những đống rác của đời sống để tìm ra những thứ giá trị cần cho cuộc đời của mình.” (Nguyễn Trần Bạt)
.

Cho đến tận năm 2004, cái tên Nguyễn Trần Bạt vẫn hoàn toàn vắng bóng trên thị trường chữ nghĩa thông thường. Bản thân tôi chưa từng một lần nghe thấy tên ông ở bất cứ đâu, mặc dù như sau này tôi biết, ông đã đăng bài ở một vài tờ báo nhỏ. Dần dần tôi sẽ biết rằng, trước khi cử người đến gặp tôi, ông Bạt đã cực kỳ nổi tiếng trên thị trường tài chính, đầu tư và trong giới chính khách, doanh nhân nội cũng như ngoại.

Ông là bạn của hầu hết các nhân vật chính trị có tai mắt trong nước và khu vực, từng ăn tối với vài chục vị đại sứ nước ngoài ở Việt Nam, là đối tác của nhiều ông lớn trong giới doanh nhân Mỹ, Anh, Úc… từ hàng chục năm trước. Ông nổi tiếng đến nỗi ngay cả Henri Kissinggiơ - một người rất kiêu ngạo - cũng phải biết đến và mời sang Hoa Kỳ đàm đạo.

Lúc ấy tôi cũng chưa hề biết ông là một doanh nhân thành đạt và giàu có, trong một lĩnh vực đòi hỏi nhiều tri thức đỉnh cao là nghề tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ. Ông có công mở đường đưa nhiều đại gia tài chính, đại gia công nghiệp vào làm ăn ở Việt Nam trong đó có thể kể đến Ngân hàng ANZ, bia Tiger...

Nhưng tôi thì tuyệt đối chưa nghe tí gì về ông, dù chỉ là do ai đó nhắc đến.

Chúng tôi biết nhau hoàn toàn do duyên trời.

Tôi nói vậy bởi tại sao khi muốn in sách, ông lại tìm đến tôi, dù cũng chưa mấy ấn tượng, mà không tìm đến ai khác? Đó là niềm may mắn cho cả hai chúng tôi. Với tôi thì được gặp, thân quen, đối thoại với một người có thể nói là vào loại thông minh nhất trong hàng ngũ trí thức, hiểu biết sâu sắc mọi lĩnh vực, cực kỳ hấp dẫn về phong cách và có khả năng kỳ diệu trong việc gọi chính xác bản chất của vấn đề chỉ trong vài chục giây. Còn với ông, nếu không gặp tôi, sách của ông đến giờ này có thể vẫn chỉ là những tập bản thảo dày cộp lưu truyền nội bộ với nhau. Đó là điều chính ông sau này nói ra.

Qua giới thiệu, những người giúp việc của ông Bạt đã tìm gặp tôi tại nhà riêng, với đề nghị đầy ngập ngừng muốn tôi giúp xuất bản những tác phẩm của sếp. Tôi hỏi sếp của họ là ai thì họ không dám nói. Bằng thái độ hết sức dè dặt, họ bảo ngay cả việc đó cũng phải về trao đổi với ông. Chỉ có mỗi việc nói tên ông ta mà cũng quan trọng thế sao? Cứ như ngày xưa nhắc đến tên húy của vua vậy! Tôi thấy hơi buồn cười nhưng không để tâm, chỉ gợn lên ý nghĩ, chắc cái ông sếp kia phải ghê gớm lắm. Nhưng ông ta sẽ chỉ ghê gớm được với cấp dưới của ông ta thôi - lúc ấy tôi nghĩ như vậy bằng vẻ ngạo mạn có phần trẻ con.

Trước khi ra về, nhân viên của ông Bạt để lại cho tôi ba bài viết về luật pháp và một bài trao đổi giữa ông với một giáo sư rất nổi tiếng người Úc. Tất cả đều không đề tên tác giả. Tôi nhận bản thảo theo lối xã giao là chính. Khi họ về rồi, tôi vứt những kẹp tài liệu “mỏng dính” ấy vào góc bàn làm việc, cùng với đám bản thảo vãng lai.

Mấy ngày sau, nhân rỗi rãi, tôi mới chợt nhớ đến mấy thứ người của ông Bạt đưa cho kèm thái độ khép nép của họ. Tôi quyết định thử đọc, bằng thái độ khá thờ ơ. Nhưng mà tôi lập tức không thể thờ ơ được nữa, bởi những gì hiện ra trước mắt. Đang nằm, tôi ngồi phắt dậy, như xem lẩn phía sau những chữ kia là một người như thế nào?

Ông ta cho thấy có một vốn kiến thức mênh mông và khá hệ thống. Nhưng điều đáng chú ý lại ở vấn đề mà ông ta đặt ra. Nó chưa hề thấy ở đâu, hoặc có thể tôi chưa đọc ở đâu ý tưởng và cách tiếp cận tương tự. Sau đó tôi đọc một mạch cả ba bài, nhất là bài trao đổi mà thực ra là trả lời phỏng vấn. Tôi mất cả một buổi tối cứ phải suy nghĩ về những gì mình đọc, nhất là về tác giả. Ông ta là ai mà sao có những suy nghĩ sắc sảo, phản ánh chính xác thực trạng xã hội Việt Nam ở nhiều mặt như vậy?

Phải là một người nghĩ rất nhiều, nghĩ triền miên về đất nước, về thế giới mới có những nhận xét tinh tường và rất khó bắt bẻ, như những gì tôi thấy. Rất triết học, nhưng lại cực kỳ văn chương. Thông thường loại bài viết theo kiểu như vậy không mấy hấp dẫn vì nó khô khan. Nhưng những bài viết mà tôi đọc thì ngược lại. Nó gây tò mò kinh khủng. Nó khiến muốn được đọc nhiều hơn và được gặp, đối thoại với tác giả ngay tức khắc.

Sau đó vài hôm, khi có dịp gặp lại, tôi nói nguyên vẹn cảm giác của tôi cho những người phụ tá của tác giả, coi như một thứ phản hồi.


Ba cuốn sách đầu tay của tác giả Nguyễn Trần Bạt

.

Vài hôm sau nữa họ gọi cho tôi, nói là sếp của họ rất mừng và muốn sớm gặp tôi. Tôi đồng ý. Địa điểm gặp là phòng tam giác ở khách sạn Melia. Tôi và một phụ tá của ông đến sớm nên khi ông bước vào, phía sau là vài người đã đến nhà tôi, vẫn nguyên vẹn vẻ khép nép, thì tôi bị ấn tượng ngay bởi cái phong thái đại gia nhưng không có chút gì kệch cỡm của ông.

Tất nhiên là kiêu ngạo. Rất kiêu ngạo. Điều đó thì khỏi phải bàn! Từ cái bắt tay, nụ cười đến cách giơ tay mời, đều toát lên vẻ kiêu ngạo của người biết mình có gì và ở đâu trong thang bảng thứ bậc của xã hội. Nhưng nếu tinh ý có thể thấy ông cũng khá tự ti, chưa dám tin vào giá trị thực của những thứ mình có. Tuy nhiên, điều đó chỉ thoáng qua. Bởi từ đấy cho đến cuối buổi, Nguyễn Trần Bạt - giờ thì tôi đã được biết tên ông ta - hoàn toàn làm chủ diễn đàn. Ông nói nhiều, cực kỳ lưu loát và sáng rõ.

Những gì mà người khác phải mất rất nhiều lời để diễn đạt, thì ông chỉ cần vài từ. Ông có khả năng gọi ra nhanh chóng và chính xác tên của bất cứ một thực trạng xã hội hay thực trạng tâm lý nào. Tuy nói nhiều, nhưng ông vẫn hoàn toàn làm chủ để không bị cuốn theo người khác như đa số trường hợp tương tự. Nhiều ý kiến ông đưa ra hoàn toàn mới mẻ và bất ngờ đối với tôi. Tôi ngồi nghe, cố giữ vẻ thản nhiên.

Cuối cùng, có lẽ sau nhiều cân nhắc, với tư duy của một nhà kinh doanh, một luật sư và đang nỗ lực cho việc “luật hóa” mọi giao dịch kinh doanh, Nguyễn Trần Bạt đề nghị tôi và ông ký một bản hợp đồng, theo đó tôi sẽ biên tập và hoàn thiện về mặt văn bản những cuốn sách của ông để chúng có thể xuất bản được. Tôi hoàn toàn hiểu tính đúng đắn và minh bạch trong đề nghị của ông. Nó là cách mà một doanh nhân nghiêm túc vẫn làm.

Tôi, với tư cách là bên đối tác, phải được lợi lộc gì đó từ công việc mà ông đặt tôi làm. Ông nghĩ như vậy. Xã hội chuyên nghiệp nên như vậy. Làm dịch vụ và nhận công xứng đáng. Đó là tiêu chuẩn của văn minh, của phát triển lành mạnh. Ông hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp.

Trừ với tôi.

Sau lời đề nghị đầy tự tin và chân thành của ông, Nguyễn Trần Bạt coi như đã làm xong những gì cần làm với tôi mà vì thế mới có buổi gặp gỡ long trọng này. Nhưng tôi làm ông hơi “ngớ người” khi bảo với ông là tôi đã ở cái tuổi không đi kiếm tiền theo kiểu đó. Tôi thuộc thành phần nghèo của xã hội, càng nghèo hơn nhiều lần so với ông. Nhưng tôi cũng có cái “kiêu ngạo” dở hơi của anh nhà nghèo, ấy là không kiếm tiền bằng mọi cách. Tôi không ký bất cứ hợp đồng nào, không cần một hào tiền công nào của cá nhân ông để biên tập bản thảo ông sắp đưa.

Tôi nhận lương của nhà xuất bản cho công việc biên tập ấy là đủ. Nhưng tôi hứa sẽ in bằng được những cuốn sách của ông, với điều kiện nó phải hay như những gì tôi đọc. Tôi sẽ làm tất cả để chúng đến tay bạn đọc, bởi vì điều đó không chỉ vô cùng cần thiết cho đất nước, mà còn là quyền của công dân về mặt xuất bản được quy định trong Hiến pháp mà tôi có nghĩa vụ phải trợ giúp. Tôi có trách nhiệm phải hợp sức cùng với ông để làm điều gì đó mà mình cảm thấy cần thiết cho cuộc đời này, như bất cứ người yêu nước nào cũng sẽ làm thế.

Tôi nói với tác giả như vậy mà không hề nghĩ nó khá là lên gân lên cốt, bốc đồng, thậm chí có hương vị bốc phét. Nhưng tôi chỉ nói đúng điều tôi đang nghĩ.


Nhà văn Tạ Duy Anh

.

Ông Bạt có vẻ không tin những lời ấy của tôi là thật lòng. Lần này ông cũng vẫn đúng. Có thể chưa đối tác nào của ông lại “chê” tiền công trong các bản thỏa thuận làm ăn. Mặt khác, mặc dù viết ra những điều rất uyên bác, tuy khá kiêu hãnh về bản thân, nhưng ông lại chưa dám tự tin những gì mình trình bày có thể thuyết phục được độc giả dưới dạng một cuốn sách. Và nhất là nó lại được in ra trong điều kiện xuất bản hiện nay. Không khí cuộc đàm đạo có phần chùng xuống.

Có thể ông Bạt coi việc tôi không ký với ông bản hợp đồng là do, thứ nhất, đó là một kiểu từ chối lịch sự khi không nỡ nói thật về chất lượng bản thảo của ông, thứ nữa, tôi thận trọng như vậy để còn tìm đường lui khi việc thực hiện lời hứa không khả thi. Ông lại đúng. Bởi vì theo cách nghĩ thông thường, khi tôi không nhận tiền thù lao, nghĩa là ông chưa đủ cơ sở để tin tôi có thể toàn tâm toàn ý cho những gì ông gửi gắm nay mai.

Chúng tôi chia tay trong sự thăm dò lẫn nhau. Chủ yếu ông thăm dò thái độ của tôi, xem những lời tôi nói chân thành và thật lòng đến đâu. Tôi biết hôm đó và vài ngày sau, ông rất muốn tìm hiểu xem tôi thực sự là người thế nào.

Về phần mình, sau khi nói khá mạnh với ông Bạt như vậy, lúc nằm vắt tay lên trán tôi đâm lo. Nghĩ lại thì mình cũng hơi bốc đồng. Có cả phần do men rượu chen ngang vào! Cứ nói mà không tính đến chuyện sẽ thực hiện bằng cách nào. Liệu tôi có thể giữ lời hứa với ông khi trong tay tôi có quá ít phương tiện để thực hiện? Tôi sẽ phải làm thế nào để thuyết phục ông Nguyễn Khắc Trường? Rồi còn ông Nguyễn Phan Hách?

Những vấn đề mà tôi đọc trong ba bài cũng đủ để tôi hình dung ra cuốn sách sắp tới rất dễ bị liệt vào loại “có vấn đề”. Mà như vậy thì khó mà vượt qua các cửa ải luôn được canh gác cẩn thận. Tôi hơi trách mình là tại sao lại nói chắc như vậy mà không hề lường tới muôn vàn khó khăn?

Tôi sẽ còn tự hỏi như vậy ngay cả khi những cuốn sách của Nguyễn Trần Bạt đã ra đời.

Rất may là sau đó mọi việc diễn ra thuận lợi. Văn hóa và con người, với nội dung độc đáo, hình thức đẹp, chính là cuốn sách đầu tay của ông Nguyễn Trần Bạt, mở đầu cho một chặng đường mới quan trọng trong cuộc đời ông, đưa ông vào hàng ngũ của những chuyên gia văn hóa hàng đầu.

Thoáng chốc đã mười mấy năm trời.


SỐNG CHO NGƯỜI KHÁC
(Tạ Duy Anh)
.
Ông rất giầu có. Nhưng ông là người không quan tâm đến những nhu cầu vật chất cho bản thân. Một người khôn ngoan, thức thời theo kiểu con buôn sẽ không dại gì mạo hiểm với khối tài sản to lớn của mình như những gì ông đã làm. Ông có đủ tư cách và điều kiện để hưởng thụ một đời sống thượng lưu chính đáng. Nhưng ông đã lao động cho đến lúc chết ngay bên bàn làm việc. Tất cả đều là vì cuộc sống của người khác. Xin chia sẻ kỉ niệm giữa ông và tôi, một kỉ niệm tôi sẽ giữ mãi như một báu vật.

Món quà lớn tôi nhận từ Nguyễn Trần Bạt

Trong đời mình, tôi luôn cảm thấy mình thực sự đã nhận từ Nguyễn Trần Bạt một món quà lớn, rất lớn, ngoài sức tưởng tượng nên chỉ có thể nói nó vô giá: Đó là tấm lòng tri kỷ lớn của ông.

Ở đâu đó tôi đã từng kể rằng, tuy cực kỳ giàu có, nhưng Nguyễn Trần Bạt sống vô cùng giản dị. Ông thích mua sắm ở những chợ “hàng bãi”. Đồ ông mặc trên mình hàng ngày chả khác gì những thứ tôi mặc.

.

Tôi cũng hơn một lần kể với bạn đọc rằng, tuy học vấn rất uyên bác, nhưng Nguyễn Trần Bạt vẫn cứ thấy có chút “tự ti” với việc xuất bản sách. Có lẽ vì thế, khi cuốn sách đầu tay có tên "Văn hóa và con người" ra đời, ông vui và hồi hộp y như trẻ thơ được nhận quà. Tiếp đó là cuốn "Cải cách và Phát triển", rồi đến cuốn "Suy tưởng" gây sóng gió, rồi "Cội nguồn cảm hứng", cả một seri, mà đều đình đám cả. Tuy là sách bàn về văn hóa, chính trị, kinh doanh… nhưng hấp dẫn không thua gì tiểu thuyết, lại được đủ các thành phần bạn đọc thích thú, khiến có cuốn phải tái bản ngay sau khi ra đời chỉ một năm, có cuốn tái bản nhiều lần.

.

Cũng từ đây, tác giả của những cuốn sách ấy không còn chỉ được biết đến như một doanh nhân thành đạt, mà thiên hạ dần quen với cái tên Nguyễn Trần Bạt trong tư cách nhà nghiên cứu văn hóa. Trong một lần nói chuyện với hàng trăm nhân viên tại chi nhánh TP.HCM, khi có cả mặt tôi, ông thật lòng bảo rằng, những cuốn sách đã xóa giúp ông “tiếng xấu” trọc phú và công đó thuộc về tôi.

.

Mối quan hệ giữa chúng tôi mỗi ngày thêm thân tình, gắn bó, cũng nhờ những cuốn sách.

.

Một hôm, đang giữa buổi làm việc, ông bất ngờ kéo mấy cán bộ thân cận xuống thăm tôi tại nhà riêng mà không hề báo trước. Ông rất ít khi làm việc gì đó khi chưa có kế hoạch chi tiết và thường phạt nặng nhân viên nào tùy tiện làm vậy. Thế mà lần này thì chính ông lại phá lệ.

.

Ông tự đắc bảo là ông biết chắc chắn hôm nay tôi có nhà! Chả hiểu sao hôm đó vợ tôi cũng không đi làm! Tôi bèn nhờ vợ sửa vài thứ để mời ông uống ly rượu như thói quen tiếp khách quý tôi vẫn duy trì, nhưng ông xua tay. Khi tôi bảo rượu tôi định mời ông do các linh mục ở Đại Chủng viện Hà Nội tặng, nhân một lần tôi đến nói chuyện với các Chủng sinh, thì mắt ông vụt sáng lên:

- Vậy hả? Rượu của Chúa thì nhất định phải uống rồi.

.

Chúng tôi chạm cốc và tất cả cùng dốc cạn. Bấy giờ, ông Bạt mới thủng thẳng nói lý do ông xuống thăm tôi. Ông bảo ông và mấy cán bộ thân cận của ông, mỗi người vừa mua được một mảnh đất ở suối Nẩy (hay Lẩy?) tại Xuân Mai (tôi lần đầu nghe tên địa danh này) để làm khu nhà nghỉ cuối tuần. ,

.

Ông khoa tay mô tả đó sẽ là nơi tuyệt đẹp, phù hợp với những người cần yên tĩnh viết lách. Ông tiện thể “khoe” về cái duyên bất động sản của mình, rằng nhiều nhân viên nhờ ăn theo duyên của ông mà thành khá giả. “Có đúng không các bạn?”, ông quay sang hỏi mọi người nhưng không để nghe trả lời. Lần này, tại nơi mà ông đang nói đến, bản thân ông đã mua khoảng chục sào, các nhân viên thân cận mỗi người cũng dăm ba sào. Và ông muốn “kéo” vợ chồng tôi cùng về đó cho vui… tuổi già!

.

Nghe ông Bạt nói vậy, tôi bật cười lớn. Ông ra hiệu cho tôi là ông biết vì sao tôi cười rồi, nên nói luôn:

- Chú định nói với tôi chú không có tiền chứ gì? Tôi cho vay. Bác Bạt không thiếu tiền cho cô chú vay. Ví dụ cô chú mua ba sào, chỉ cần thế thôi, mất khoảng ba trăm triệu đồng, với tôi chuyện đó bé tí thôi mà. Bao giờ cô chú có thì trả, kể cả một trăm năm sau…

.

Tôi nghe ông nói chân thành như vậy thì thôi không cười nữa. Tôi hiểu đó là tấm lòng của ông dành riêng cho chúng tôi. Nhưng làm sao tôi có thể nhận một món quà lớn như vậy, thậm chí quá lớn (cho đến lúc ấy, chưa bao giờ tôi có trong nhà tới một phần ba số tiền đó). Vợ tôi vừa rót nước vừa đưa mắt cho tôi đầy cảnh giác, vì cô ấy vẫn rất sợ những cơn ngẫu hứng dễ dãi của tôi. Tôi hiểu ý vợ tôi muốn nói gì. Tôi bèn từ chối khéo:

- Bọn em không có số thổ trạch bác ạ. Các cụ chỉ cho đủ một chỗ ở thôi. Thế này cũng là ăn lạm vào phần của con cháu rồi.

- Cô chú không có số, nhưng tôi thì có - ông Bạt xua tay, giọng có phần gắt gỏng - Tôi cho cô chú “mượn” số của tôi, gọi là ké cũng được!

.

Ông quay ra thuyết phục vợ tôi:

- Tạ Duy Anh nó là nhà văn, nó chỉ biết viết thôi, anh không bàn với nó chuyện đất cát, mà anh muốn bàn với em. Anh đã ngắm cho cô một miếng rồi, đẹp, chỗ đó về lâu về dài khá ổn, cô quyết đi.

.

Đến lượt vợ tôi cười cười bảo:

- Nhà em nói đúng đấy bác ạ, bọn em chỉ được các cụ ban lộc đất cát một lần thôi...

.

Biết là chúng tôi không nhận món quà ông tặng, ông Bạt tỏ ra có chút cụt hứng. Sau này, khi cuốn "Đối thoại với tương lai" (tên này do tôi đặt) ra đời, quá ấn tượng cả về hình thức và nội dung, lại kịp để ông mang về Sài Gòn khoe với bạn bè đúng dịp Tết Âm lịch, ông bèn mời nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tôi đi du lịch một tour châu Âu. Ông đã cử người sang gặp chúng tôi bàn về thời gian của chuyến đi. Nhưng cả hai chúng tôi đều từ chối.

.

Tuy thế, trong đời mình, tôi luôn cảm thấy mình thực sự đã nhận từ Nguyễn Trần Bạt một món quà lớn, rất lớn, ngoài sức tưởng tượng nên chỉ có thể nói nó vô giá: Đó là tấm lòng tri kỷ lớn của ông.

Nguồn:Lao Động
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cùng chuyên gia Nguyễn Trần Bạt bàn về biệt phủ Việt

    05/09/2017Xuân Ba (thực hiện)Muôn mặt xôm tụ của cơ chế thị trường đã ló dạng ra hiện tượng biệt phủ. Một cụm từ hơi bị mới trong tiếng Việt? Một hiện tượng, một thành quả của lộ trình làm giàu, xã hội công bằng văn minh hay biến tướng của nạn tham nhũng và lệch lạc văn hóa Việt? Chúng ta ứng xử với hiện tượng này như thế nào?
  • Nguyễn Trần Bạt - "Tổng tư lệnh" của những điều khác biệt

    30/03/2016Ngô ChuyênCầu đường, triết học và luật, những khúc nối có vẻ thiếu đồng điệu nhưng lại là những tổ hợp đồng điệu trong con người ông Nguyễn Trần Bạt - một vị tổng giám đốc đam mê quan sát cuộc sống. Chẳng ai ngờ cái thứ đam mê lạ lùng ấy, một ngày kia đã biến ông trở thành một trong những doanh nhân thành đạt bậc nhất Việt Nam...
  • "Tình thế và Giải Pháp" của Nguyễn Trần Bạt

    26/02/2016Minh BùiCuốn "Tình thế và Giải pháp" của tác giả Nguyễn Trần Bạt vừa được ra mắt bạn đọc. Vẫn trung thành với cách trình bày quen thuộc-đối thoại trực tiếp và không né tránh với các đối tượng cụ thể-những vấn đề tác giả trao đổi trong cuốn sách đều nóng bỏng tính thời sự, xoay quanh chủ đề xuyên suốt là vì tiến bộ xã hội...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời báo đài Phần Lan

    04/05/2015Annastina AbondeNăm nay Việt Nam kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhân dịp này chúng tôi thực hiện một phóng sự tìm hiểu về những gì Việt Nam đã làm được sau 40 năm...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao

    04/03/2015Ông Nguyễn Trần Bạt khác với nhiều người mà tôi đã tiếp xúc. Ông không chỉ là người có khả năng truyền đạt thông tin, truyền đạt tri thức đến người nghe ở mức chất lượng, ở sự tổng hợp cao nhất...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt trò chuyện với Thomas Friedman

    05/09/2014...Trong tất cả các yếu tố cần phải chăm sóc để phát triển ở Việt Nam thì yếu tố đạo đức vẫn là một yếu tố buộc phải chú ý tới. Chúng ta muốn có một thế giới mà con người vẫn còn tử tế, hay nói cách khác là nó vẫn còn giữ nguyên các tiêu chuẩn cơ bản của con người thì chúng ta buộc phải chăm sóc đạo đức...
  • Cuộc trò chuyện giữa ông Ngô Bảo Châu và ông Nguyễn Trần Bạt

    13/06/2014Đây là bài cuối của loạt bài phỏng vấn, đối thoại thực hiện vào cuối năm 2010 của hòa thượng Thích Học Toán đăng trên Blog cá nhân...
  • Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Xác định lại trách nhiệm từng cấu phần gói 30.000 tỉ

    23/03/2014Thảo Nguyễn (Thế giới Tiếp thị)Để gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng phát huy hiệu quả, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt, cho rằng, cần phải xác định rõ ràng trách nhiệm, yêu cầu đối với ngành xây dựng, ngân hàng, doanh nghiệp và người mua nhà...
  • Tản mạn đầu năm với Nguyễn Trần Bạt

    13/02/2014Định bụng hỏi một vấn đề “nóng” nhưng chuyên gia Nguyễn Trần Bạt bảo chưa nên bàn vào lúc này, vậy nên, câu chuyện giữa chúng tôi ngẫu nhiên lái sang một vài sự kiện đã qua nhưng dưới góc nhìn của ông thì không cũ...
  • Giới thiệu sách: "Vượt qua những giới hạn" của Nguyễn Trần Bạt

    06/02/2014Minh AnhTháng 12 vừa qua, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã công bố hai tập sách "Vượt qua những giới hạn" của Nguyễn Trần Bạt. Bộ sách đã hình thành từ các câu trả lời của Nguyễn Trần Bạt trong gần 90 cuộc phỏng vấn và giao lưu...
  • Giao lưu giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhân Nghệ An (phần 1)

    18/08/2010Có lẽ cái anh Bạt muốn truyền đạt lại với chúng ta không chỉ cho các doanh nhân, không phải chỉ các cán bộ mà tôi nghĩ rằng cho cả chúng tôi và các nhà lãnh đạo cao hơn chúng tôi . Các nhà lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt có những ý tưởng, có những suy nghĩ mà tôi nghĩ rằng nó vượt lên trước chúng tôi, vượt lên trước những người bình thường. Có những suy nghĩ mà chúng tôi không nghĩ tới, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức, nhiều học vị nhưng có những cái không nghĩ tới được. Qua những bài viết qua nhiều năm của anh Bạt và những hoạt động của công ty thì chúng tôi hiểu ra điều đó...
  • Nguyễn Trần Bạt - Người chạm đến chân lý tuyệt đối

    15/03/2010Lê Lam SơnÔng truyền cho tôi cảm hứng mãnh liệt về thứ quan trọng nhất đối với một trang nam tử và một con người: Triết lý nhân sinh và triết lý chính trị. Trong những ngày đầu xuân, thiết nghĩ tôi cần phải có những lời tri ân đến ông đã giúp tôi có những thành công nhất định và quan trọng hơn, tiệm cận đến chân lý tuyệt đối....
  • Suy tưởng cùng Ông Nguyễn Trần Bạt về “Tự do”

    21/10/2009Thư NgânCon người sinh ra có quyền Tự do. “Tự do” – hai tiếng ngọt ngào – đã khiến con người mất bao sức lực và cả máu để mong giành được nó và đâu đó đã tưởng giành được nó. Nhưng tiếc thay, “Tự do” đâu có phải là một thực thể để dễ dàng chiếm giữ!
  • Nguyễn Trần Bạt: Viết vì sự tiến bộ

    24/08/2009Chử HàDù biết ông từ lâu nhưng khi "ngốn" gần hết 2 cuốn sách gồm những bài viết, bài nói chuyện và trả lời phỏng vấn của ông đăng trên các báo và tạp chí mới thấy giật mình phát hiện một Nguyễn Trần Bạt khác, một dòng chảy tinh thần với những giá trị mới rất cần cho một Việt Nam hội nhập. Đúng như sự khao khát của tác giả: "Viết vì sự tiến bộ"!
  • xem toàn bộ