"Doanh nghiệp Việt Nam cần tính trước các bước Trung Quốc có thể đi"
Những diễn biến căng thẳng trên biển Đông hiện nay chứng tỏ Trung Quốc sẵn sàng leo thang tiếp, vì vậy, Việt Nam cần tính trước các bước Trung Quốc có thể đi để có biện pháp giảm các tác động tiêu cực...
Đó là lời khuyên của Chuyên gia kinh tế cao cấp TS. Lê Đăng Doanh, khi trao đổi với báo chí về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc bên lề Hội nghị về thu hút vốn đầu tư trong nông nghiệp diễn ra sáng nay 19/5 tại Hà Nội.
Trước những diễn biến căng thẳng trên biển Đông, ông nhận định như thế nào về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13,32 tỷ USD năm 2013, chủ yếu là nông sản và các nguyên liệu thô. Trong khi đó, chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc 36,96 tỷ USD, chủ yếu là các nguyên vật liệu cho các thành phẩm như các linh kiện điện thoại di động, các phụ kiện cho dệt may và da giày, các trang thiết bị cho các nhà máy điện mà chúng ta vay vốn của Quỹ Xuất khẩu đầu tư của Trung Quốc để xây dựng. Vì vậy, theo quy định của quỹ, khi vay vốn chúng ta phải mua thiết bị của họ, phải sử dụng nhà thầu của họ nên họ đưa cả công nhân sang nước ta để làm dự án.
Chúng ta cần tính trước các bước Trung Quốc có thể đi. Cách làm hiện nay của Trung Quốc thể hiện họ đang tiếp tục leo thang, tiếp tục gây căng thẳng. Họ điều thêm tàu ra biển, họ chủ động đâm vào tàu của chúng ta, họ đánh ngư dân ta trọng thương… Như vậy chứng tỏ họ sẵn sàng leo thang tiếp. Cho nên, Việt Nam cần tính đến khả năng có thể Trung Quốc sẽ ngừng không xuất khẩu và cũng có khả năng họ sẽ ngừng không nhập khẩu từ nước ta. Nếu Trung Quốc ngừng quan hệ thương mại với Việt Nam, tác động đến nền kinh tế của Trung Quốc rất ít nhưng tác động đến nền kinh tế của Việt Nam lại rất lớn. Vì vậy, chúng ta cần có phương án tính đến tình huống này để giảm bớt các tác động tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam.
Tàu Trung Quốc tấn công trực diện vào tàu của Cảnh sát biển Việt Nam
Đối với dự án đầu tư của Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) là của nhà đầu tư Đài Loan nhưng lại thuê nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Vấn đề 3.000 công nhân của Trung Quốc phải thương lượng như thế nào? Có lực lượng nào thay thế hay không? Nếu không có thì dự án đó sẽ bị trình trệ, ông nói.
Hiện nay Trung Quốc đứng vị trí thứ 9 trong số các nhà đầu tư ở Việt Nam. Mặc dù họ đầu tư chỉ khoảng 7 tỷ USD vào Việt Nam nhưng cần xem xét xem tác động của các dự án đầu tư của họ như thế nào? Chúng ta có quan hệ thương mại với 243 nước trên thế giới nên các sản phẩm chúng ta nhập của Trung Quốc không phải là không thay thế được. Chúng ta có thể thay thế được và phải chủ động thay thế, tích cực thay thế, và đừng có vương vấn.
Nói một cách thẳng thắn rằng: Các nhà kinh doanh của Trung Quốc là bậc thầy của đút lót, bậc thầy trong kinh doanh tiếp thị. Tôi có biết một nhà nhập khẩu than Trung Quốc cứ mỗi quý lại mời nhà xuất khẩu than của Việt Nam sang “nghiên cứu thị trường”, đằng sau đó là chuyện gì thì không cần phải nói thêm. Vì vậy, cần tỉnh táo nhìn rõ tình hình và có hình thức chủ động điều chỉnh để giảm bớt khả năng có thể bị tổn thương.
Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để nền kinh tế nước ta vững mạnh hơn để góp phần bảo vệ chủ quyền của đất nước?
Trong tình hình hiện nay, theo tôi hãy lấy tấm gương của những anh em Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân trên biển kiên cường, dũng cảm và rất có hiệu quả. Mặc dù mình ít tàu hơn, tàu bé hơn nhưng mình vẫn chống cự được. Chúng ta hãy học tập tinh thần đó để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách và tìm những nguồn nhập khẩu khác, tìm các thị trường khác để nếu Trung Quốc có hành động cấm vận hoặc giảm xuất nhập khẩu thì chúng ta cũng không bị thiệt hại quá.
Nhân dịp này, trong họa có phúc. Trong khó khăn hãy dấy lên tinh thần chủ động, khẩn trương, tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách, giảm bớt đầu tư, lãng phí, tham ô, lễ hội rườm rà tốn kém, hình thức. Hãy làm những việc thiết thực để thích ứng với tình hình sắp tới. Theo tôi tình hình hiện nay là tình huống của một đất nước vừa phải phát triển kinh tế vừa phải chuẩn bị cho các tình huống xấu hơn, cho nên đòi hỏi mọi người hãy tiết kiệm, hiệu quả, hướng về biển Đông, chủ quyền của đất nước, bảo vệ nền độc lập và nền kinh tế của mình.
Như ông nói thì doanh nghiệp nên chủ động nguồn nguyên liệu của mình, còn về phía người tiêu dùng thì sao?
Người tiêu dùng nên ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam và đây là điều hết sức cần thiết hiện nay. Nhất là các tỉnh biên giới hãy phát động một phong trào không buôn lậu, không chấp nhận hàng hóa chất lượng kém của Trung Quốc. Chúng ta thấy vừa rồi hàng hóa của Trung Quốc có nhiều thứ rất độc hại nên các hiệp hội, các đoàn thể cần phổ biến và các nhà báo cũng lên tiếng để người dân có hiểu biết hơn, ý thức hơn để thực hiện điều đó tốt hơn.
Xin cảm ơn ông!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn