Đi trước thời đại
Ngày 14.3 cách đây 125 năm, Karl Marx qua đời ở London, để lại nền tảng tư tưởng và tinh thần cho cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân lao động và tiền đề lý luận cho cuộc cách mạng vô sản và xã hội chủ nghĩa ở nhiều nơi trên thế giới...
Chủ nghĩa Marx có ảnh hưởng sâu rộng tới những trào lưu tư tưởng và có tác động mạnh mẽ tới lịch sử nhân loại kể từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nay. Những phân tích và luận điểm của Marx về quá trình phát triển của xã hội loài người đều đi trước thời đại và vì thế ngày nay vẫn có giá trị thời sự hơn bao giờ hết trên thế giới.
Không phải ngẫu nhiên mà đúng vào ngày kỷ niệm này, các phương tiện thông tin đại chúng ở Châu Âu lại nhắc nhiều đến Karl Marx. Theo thời gian ở trên châu lục này, sự phân biệt giữa giá trị bất diệt của những tư tưởng và luận thuyết của Marx với việc vận dụng chúng trên thực tế ở Liên Xô và Đông Âu trong thế kỷ 20.
Nhà triết học người Đức và chuyên gia nghiên cứu về chủ nghĩa Marx Wolfgang Fritz Haug cho rằng những gì Marx viết trong "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi đối với người đương thời và "có những đoạn đọc tưởng như thể Marx có một "cỗ máy thời gian" để vượt lên trước và miêu tả ngày nay chúng ta đang sống như thế nào".
Hay như Ian Hunt - Giám đốc Trung tâm Triết học ứng dụng của Trường Đại học Tổng hợp Flinders Nam Australia, đánh giá: "Những luận điểm của Marx về bản chất bóc lột của mối quan hệ giữa nhà tư bản sử dụng lao động và người lao động vẫn đúng cho tới ngày nay".
Hoặc Max Webber, nhà lý luận chính trị người Đức và tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Marx, cũng cho rằng Marx đi trước thời đại, đã đề cập đến "toàn cầu hoá từ rất lâu trước khi các nhà kinh tế học cánh hữu bắt đầu suy ngẫm về chủ đề này".
Ông Webber viết: "Không có những phân tích của Marx, không thể hiểu được chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hoá, không thể đi tới được những kết luận có cơ sở về cái lợi và bất lợi. Những nghiên cứu của Marx về toàn cầu hoá có giá trị lâu bền nhất vì chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản rất năng động nhưng sự năng động này gây ra khủng hoảng như chúng ta thường xuyên chứng kiến.
Marx đã viết rằng có thể xử lý những cuộc khủng hoảng này bằng cách kiểm soát hệ thống hoặc thậm chí cả thay đổi nó và thị trường tự do không phải là giải pháp". Theo ông Webber, "Marx phản đối độc đoán. Marx đề cập đến việc xây dựng nền dân chủ thực sự - nơi mà tiếng nói và lá phiếu của nhân dân là cội gốc thực thụ của quyền lực chính trị và kinh tế, chứ không phải giới chủ lớn hay tiền tệ". Thế đấy, ở những nơi trong quá khứ cố tình làm lu mờ tầm vóc và ảnh hưởng của Marx thì nay đang dần phải trả lại cho Marx vị trí xứng đáng.
Những ngày kỷ niệm về Karl Marx cũng còn là dịp để thế giới hiểu thêm về chủ nghĩa Marx. Tại Việt Nam, chủ nghĩa Marx - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục soi rọi con đường đi vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng