C. Mác với sách

12:36 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Tám, 2006

Các nhà kinh điển Mác- Lênin rất ham đọc sách và đánh giá cao vai trò của sách trong cuộc sống, coi đó là một công cụ sắc bén, một phương tiện để nhận thức và tuyên truyền trong cuộc đấu tranh cách mạng. Đọc sách chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời hoạt động của C.Mác - nhà tư tưởng, nhà bác học và nhà cách mạng thiên tài, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. Mác đã dành nhiều thời gian đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: "Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi".

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Mác đã làm việc không ngừng nghỉ. Trong cănphòng nhỏ của ông ở London, Béclin, Paris hay ở Thụy Sĩ…người ta luôn thấy những tủ sách đầy ắp, những cái bàn lớn xếp từng chồng báo chí, tài liệu đã được lựa chọn...Lĩnh vực nghiên cứu khoa học của ông rộng lớn, bao hàm mọi lĩnh vực trong xã hội, từ các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn điến khoa học tự nhiên. Và để viết nênnhững tác phẩm bất hủ như Tuyên ngôn của Đảng cộngsản, Tư bảnvà nhiều tác phẩm kinh điển nổi tiếng khác, ngoài việc phải đọc và tham khảo biết bao sách báo, tài liệu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, chính Mác còn trực tiếp lăn lộn và dấn thân trong phong trào đấu tranh của công nhân các nước: Anh, Pháp, Đức, ltalia, Hy Lạp, Tây Ban Nha...Ph.Ăngghen đã từng nhận xét: "Chưa từng có người chiến sĩ nào đấu tranh tích cực hơn Mác...”

Những người nghiên cứu tiểu sử C.Mác đã từng viết nhiều về sự thống nhất hài hoà giữa con người sáng tạo nênnhững ý tưởng khoa học ấy với hoàn cảnh làm việc của ông. Trong phòng làm việc cũng như trong thư viện, tất cá sách báo, giấy tờ đều được Mác sắp xếp theo một trật tự mẫu mực do chính ông quy định và không cho phép bất cứ ai được can thiệp vào cách sắp xếp này. Ở đây có sự kết hợp hài hoà giữa tài liệu lưu trữ của cá nhân với thư viện của một độc giả vĩ đại.Độc giả ấy chăm lo sưu tầm và nâng niu, gìn giữ sách, mặc dù điều kiện làm việc vô cùng vất vả, luôn bị truy nã và phải rời chỗ ở hết nơi này đến nơi khác.

C. Mác đọc sách như thế nào? Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các tài liệu lưu giữ được cho thấy Mác đọc rất nhiều, cứ mỗi lần đọc xong một cuốn sách, bao giờ Mác cũng ghi lại tóm tắt nội dung và nhận xét của mình. Đối với những cuốn sách của riêng mình, Mác thường có những lời ghi chú, những chỗ đánh dấu ra ngoài lề, những đoạn gạch dưới, kể cả những chỗ sứa lỗi cho tác giả. Cách làm này vừa giúp Mác tiếp thu tài liệu một cách hệ thống hơn, vừa rèn luyện trí nhớ, vừa để khi cần tìm tài liệu cần thiết được nhanh chóng, dễ dàng.

Muốn biết các bán tóm tắt và ghi chép khác đã giữ vai trò như thế nào trong quá trình Mác chuẩn bị viết bộ Tư bản- đài kỷ niệm hùng vĩ của thiên tài sáng tạo của ông, ta hãy xem các vở ghi chép của Mác về các vấn đề kinh tế, chính trị. Chảng hạn, trong thời gian từ năm 1843 - 1847, Mác đã ghi hết 24 quyển vở. Hoặc chi đêr viết một chú thích nhỏ, Mác đã xây dựng cá một biểu lịch sử cẩn thận, kỹ càng đến mức tưởng chừng như ông vẽ biểu đồ để đưa in, chứ không phải đâychỉ là bản ghi chép cho mình đùng. Tất cả các vở ghi chép, các bán tóm tắt, trích lục của mình, Mác đều cất giữ rất cẩn thận. Chính nhờ đó, sau khi Mác qua đời, Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách xuất sắc những di sản vĩ đại của Mác, cả tư tưởng, tư duy khoa học đến việc xuất bản các tác phẩm kinh điển mà Mác chưa kịp hoàn thành trước lúc đi xa.

Do tài liệu tham khảo viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới và cũng vì quan tâm sâu sắc đến sự tồn tại và các quy luật phát triển của ngôn ngữ, nên C.Mác rất say mê nghiên. cứu sâu nhiều ngoại ngữ. Hầu như Mác đã đọc sách báo viết bằng tất cá các thứ tiếng ở Châu Âu về đủ mọi lĩnh vực trong xã hội. Suốt đời, hứng thú học ngoại ngữ của Mác không hề vơi cạn. Khi đã 50 tuổi, Mác mới bắt đầu học tiếng Nga, vậy mà chi 6 tháng sau, ông đã nắm vững tiếng Nga tới mức có thể dễ dàng đọc được những bản gốc, những tài liệu bằng tiếng Nga và cả những tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn lớn của nước Nga.

Những lúc thư rỗi, Mác đọc đi đọc lại những tác phẩm mà mình ưa thích, có giá trị trong kho tàng văn học thế giới. Đó cũng là một cách giúp ông rèn luyện trí nhớ và học thuộc lòng các bản trường ca, bi kịch hay những bài thơ. Đối với Mác, những tác phẩm văn học luôn là nguồn tri thức và nguồn cảm hứng vô giá để giúp ông nhận thức cuộc sống và các quy luật đấu tranh cách mạng.

C.Mác có một thư viện riêng với nhiều bộ sách quý. Trong thư viện này, Mác không sắp xếp theo cách trang trí khổ lớn, nhỏ (là cách sắp xếp thịnh hành của nhiều trí thức đương thời), mà xếp theo nội dung các cuốn sách để tiện cho việc sử dụng. Thư viện của Mác có hầu hết các bộ sách quý của: Đức, Anh, Pháp, Nga, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia… và của nhiều nước khác ở châu âu từ triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, thần học, lịch sử, địa lý...đến văn học.

C. Mác đã để lại một di sản đồ sộ cho nhân loại. Bộ sách C. Mác - Ph. Ăngghen Toàn tậpđược Nxb Chính trị quốc gia xuất bản trọn bộ phục vụ bạn đọc cá nước là một trong những sản phẩm vô giá của người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • Kỹ năng Đọc sách và tài liệu

    11/08/2003Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt làngười trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • xem toàn bộ