Đề xuất của GS. Trần Ngọc Thêm là phản giáo dục

09:12 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Mười Hai, 2021

Tuần trước, Gs Trần Ngọc Thêm có đề xuất bỏ khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn”. Ý kiến này đã gây sốt trong cộng đồng mạng theo hai xu hướng đối nghịch: phần đông phản ứng dữ dội rằng, “Lễ” là phẩm chất quan trọng của con người, ai đó muốn làm người đều phải học “Lễ” trước… Một bộ phận khác vỗ tay tán thưởng chỉ vì câu đó mang màu sắc Nho giáo và có nguồn gốc từ Trung Quốc nên bỏ đi…

Đáp lại sự phản ứng dư luận, Gs Trần Ngọc Thêm đã xuất hiện trên một số phương tiện truyền thông biện minh lại rằng: “Tôi đề xuất bỏ cách nói “tiên học lễ” chứ không phải bỏ học lễ…”. Lý do Gs Thêm đưa ra là chữ Lễ “trong ngôn ngữ hàng ngày chúng ta đâu có hiểu” đúng nghĩa mà vẫn nói "làm lễ" (là "nghi thức"), "dâng lễ" (là "đồ cúng, biếu"), "giữ lễ" (là "tôn kính người trên")…


Ông Thêm biện minh thêm: “Tiếng Việt giàu đẹp và phong phú, xin cứ đường hoàng dùng các từ "đạo đức", "nhân cách" một cách chính danh, không có lý do gì để phải giữ lại lối nói cũ mà hiểu theo nghĩa mới – làm như vậy chỉ khiến cho các khái niệm bị đánh tráo, làm cho mọi sự trở nên rối loạn một cách không cần thiết…”

Thưa Gs Thêm, lại thêm một sự biện minh vụng về của Gs. Chữ “Lễ” hay chữ “Đạo đức”, “Nhân cách” đều là tiếng Việt có nguồn gốc… Hán. Với ngót ngàn năm Bắc thuộc, cộng với ngót ngàn năm người Việt dùng chữ Hán trong các văn bản hành chính, tính sơ sơ, người Việt có gần 2 ngàn năm bị Hán hoá, ít nhất là về mặt ngôn ngữ. Đó là thực tế hiển nhiên mà chúng ta không thể chối bỏ. Cũng vì sự xâm thực của văn hoá Hán mà trong tiếng Việt có đến 70% là gốc Hán.

Người Việt tự hào hay xấu hổ vì điều này?

Trong nhiều năm trời, là nhà báo tôi đã cố gắng dùng mọi nỗ lực của mình để Việt hoá ngôn ngữ, ít nhất là trong các bài báo của mình. Tôi cũng rất tán thành cách của cụ Hồ cổ vũ chúng ta làm điều này. Chẳng hạn: Thay từ An toạ = Ngồi xuống; Hiện diện = Có mặt; An Khang = Khoẻ mạnh… vv… Nhưng rồi dẫu nỗ lực đến mấy vẫn không thoát khỏi quá khứ. Vẫn còn đó những từ không thể thay thế như: Quốc ca = Bài hát của cả nước; Quốc kỳ = Lá cờ nước nhà; Lãnh đạo = đi đầu dẫn đường….

Rồi có dịp đi ra nước ngoài tôi mới chợt nhận ra rằng, việc Hán hoá ngôn ngữ không chỉ xẩy ra với người Việt mà còn với những nước lân bang với TQ. Người Singapore, người Philippin, người Nhật, người Hàn và cả người Lào đều có hoàn cảnh tương tự. Đặc biệt là với châu Âu, nước Anh từng là cường quốc số 1 thế giới khi “mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh” nhưng tiếng Anh có đến 70% là gốc Đức và vài chục phần trăm là gốc Pháp. Điều khác biệt là, người Anh coi đó là điều bình thường và không có ý định xoá bỏ gốc ngoại quốc trong ngôn ngữ quốc gia của mình.

Người Nhật, người Hàn, người Sing rất thành công trong việc chấn hưng kinh tế mà vẫn giữ gìn bản sắc văn hoá nước mình bằng cách tôn trọng lịch sử, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của Nho giáo. Điều này giải thích vì sao trong các công viên lớn và một số đền thờ ở các nước này vẫn thờ tượng Khổng tử. Cũng tương tự như vậy, nhiều nước trên thế giới vẫn thờ Đức Phật, thờ Chúa Jesus, thờ đấng tiên tri Mohamed…

Việt Nam là một trong số nước tồn tại hàng ngàn năm bên người khổng lồ TQ, quan hệ láng giềng đủ các sắc thái khác nhau. Giờ đây, TQ đã là nền kinh tế số 1 thế giới và nước này đang muốn xưng bá với thế giới, không mấy ai muốn điều đó. Nhưng việc không đồng thuận với những chính sách bá chủ của Bắc Kinh khác với việc thừa nhận một thực tiễn khách quan là nền văn hoá của người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc của người Hán.

Không ai có thể gột rửa ngôn ngữ để “thoát Trung” một cách tuyệt đối. Người Việt, học trò Việt chưa hiểu thế nào là chữ “Lễ”, chữ “Văn” thì các nhà ngôn ngữ, các thầy giáo, cô giáo phải giải thích để các em hiểu.

Nếu chỉ vì các em không hiểu thì bỏ đi, là phản giáo dục!

(Xem tiếp…)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái học của người học thức và cái học của kẻ vô học

    17/02/2017Thu Giang Nguyễn Duy CầnCó kẻ học đậu năm ba cấp bằng, có người đậu cử nhân, tiến sĩ… thế mà cũng còn bị người ta mắng cho là đồ “vô học”. Như thế thì “người có học” là người như thế nào?
  • Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

    20/05/2019Vương Trí NhànLúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên và nay tìm cách xét đoán...
  • Đông Kinh nghĩa thục và cải cách giáo dục hiện nay

    02/07/2017Hương SenTư tưởng giáo dục tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục dù đã trải qua 105 năm nhưng vẫn có giá trị đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Đó quả thật là một hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến tận ngày nay...
  • Con người tự do là đích đến của giáo dục

    26/05/2017Giáp Văn DươngTriết lý giáo dục của thời đại mới phải hướng đến việc đào tạo con người tự do, thay vì đào tạo con người công cụ như hệ thống giáo dục hiện thời. Con người tự do là đích đến của giáo dục...
  • Nhà giáo Phạm Toàn: Cải cách phải giản dị!

    25/05/2017Nhà giáo Phạm ToànCải cách phải giản dị, nếu đi vào được cốt lõi: nhóm Cánh Buồm chúng tôi thấy chân dung người học bậc phổ thông muôn đời muôn kiếp chỉ là "con người biết học"...
  • Cải cách giáo dục là thay đổi nền tảng tư tưởng GD

    22/09/2015Linh Thủy (tổng hợp)Muốn làm cải cách, thì phải xác lập lại nền tảng tư tưởng giáo dục.
  • Tài liệu quý về cải cách giáo dục

    31/08/2014Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, trưởng nam của GS Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa) lần đầu tiên giới thiệu một tài liệu quý liên quan tới cải cách giáo dục thời kỳ nước nhà mới giành độc lập...
  • Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước có nền giáo dục tụt hậu nhất ASEAN

    09/08/2014Phan DiệuCho rằng, nền giáo dục Việt Nam đang tụt hậu rất nhiều so với giáo dục thế giới, các đại biểu tham dự hội thảo cải cách giáo dục đại học cho rằng, phải cải cách lại giáo dục ngay từ cấp phổ thông chứ không riêng gì hệ đại học...
  • Ba lần cải cách, giáo dục vẫn nhiều yếu kém

    15/03/2014Ngành giáo dục đã qua ba lần cải cách nhưng chưa giải quyết được các yếu kém trong hàng chục năm qua bởi vẫn chưa đổi mới phương pháp dạy và học một cách thực thụ...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Tiên học lễ, hậu học văn

    17/12/2010V. HKhẩu hiệu trên thường được treo trang trọng tại khắp các trường học trên cả nước, song việc triển khai, áp dụng cụ thể vào chương trình học tập thì dường như ít nơi để ý tới...
  • Học “lễ”?

    03/10/2009Nguyễn Ngọc LanhNhiều lý do khiến cần bỏ “tiên học lễ”, nhưng lý do bao trùm và cơ bản là nó thể hiện một triết lý giáo dục quá cũ kỹ, lạc hậu. Cần minh định rằng, bản thân “tiên học lễ” không có lỗi gì (cũng như cái cối xay lúa thời xưa không có lỗi gì), nhưng nó không còn vai trò tích cực như dưới thời phong kiến và văn minh nông nghiệp nữa. Trong khi đó xã hội cần những con người có suy nghĩ độc lập. Xã hội, dù ở thế kỷ XXI nếu còn nặng căn phong kiến, thì “tiên học lễ, hậu học văn” vẫn còn được luyến tiếc.
  • Cải cách giáo dục

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtAi cũng biết phát triển con người phải thông qua giáo dục, từ ngàn năm trước người ta cũng đã biết như vậy nhưng vấn đề là giáo dục như thế nào? Nếu một nền giáo dục không vì con người mà vì những lợi ích chính trị nhất thời, thiển cận và vụ lợi thì còn tệ hại hơn, nó sẽ làm chậm sự phát triển...
  • xem toàn bộ