Đạo lý và nghĩa vụ

10:52 SA @ Thứ Tư - 10 Tháng Hai, 2021

Thông tin về dịch Covid-19 đang dậy sóng trong cộng đồng khi mà chỉ còn hơn tuần nữa là chúng ta sẽ đón Tết Nguyên đán. Nhưng cũng có câu chuyện về nạn “hôi” của - một thứ virus đáng sợ - mà cụ thể là “hôi” tiền.


Cuối tuần trước, mạng xã hội lan truyền một clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh 1 cô gái chạy xe máy và cọc tiền trong túi áo khoác rơi xuống đường. Nhiều người đã lao vào nhặt số tiền trên.

Trong cuộc sống đời thường, khi đứng trước một tài sản hay một số tiền lớn nhặt được, người ta thường đứng giữa lựa chọn có nên giữ lại cho riêng mình hay là trả lại cho người bị mất.

“Nhặt được của rơi đem trả người mất” là một nét đẹp văn hóa. Ngay từ khi còn bé, mỗi chúng ta đều được răn dạy điều này. Cổ nhân có câu: “Vật phi nghĩa bất thủ” nghĩa là những vật trái với đạo lý thì không được lấy, những đồ vật không phải của mình thì không nhận. Đó cũng là phương châm sống của nhiều người trong xã hội hiện nay, cho dù đời sống thường nhật vẫn còn những khó khăn vất vả và đầy rẫy những chuyện bon chen… nhưng khi nhặt được của rơi họ luôn trả lại cho người bị mất.

Cảnh hôi tiền được camera ghi lại

Còn nhớ, cuối tháng 12/2020, Công an phường An Bình, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã biểu dương và đề xuất khen thưởng 2 người dân nhặt được gần 360 triệu đồng trả lại cho người đánh rơi. Đây là 2 công nhân lao động tạm trú trên địa bàn thành phố Dĩ An. Cả 2 cho biết, bản thân chưa bao giờ thấy số tiền lớn như thế. Sau khi trả lại cho người bị mất, cả 2 rất vui vì giúp người mất tìm lại số tiền.

Ấy vậy mà vẫn còn không ít người vẫn có tâm lý tham những thứ không phải của mình. Những người dừng xe “hôi” tiền trong câu chuyện trên là như thế. Được biết, cô gái đánh rơi tiền đã liên hệ, khóc xin mọi người trả tiền nhưng mới chỉ có người bán hàng gần đó trả lại 4 triệu đồng.

Tôi cũng không rõ những người này có biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật hay không? Bởi, “nhặt được của rơi trả lại người mất” không phải chỉ là đạo lý ở đời mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Điều này cũng đã được luật pháp Việt Nam quy định cụ thể theo Khoản 1, Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015, quy định việc phát hiện tài sản của người khác bị bỏ quên hoặc đánh rơi thì người phát hiện phải thông báo để trả lại tài sản. Điều 176 tội chiếm giữ trái phép tài sản Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 ghi rõ: Ai nhặt được tài sản mà cố tình không trả hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền sau khi chủ sở hữu yêu cầu nhận lại tài sản thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm nếu tài sản có giá trị từ 10 - 20 triệu đồng...

Việt Nam chúng ta trong năm qua từng được đánh giá là một điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh. Một trong nhiều yếu tố góp phần tạo nên kỳ tích đó chính là sự chia sẻ, tương thân tương ái giúp đỡ nhau của người dân. Mong rằng tinh thần ấy tiếp tục được phát huy, nhất là vào thời điểm này, khi mà dịch Covid-19 đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Trong bối cảnh này, những hành động xấu xí như việc “hôi” tiền kể trên phải bị truy xét, nghiêm trị.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đồng tiền dễ chà đạp lên phẩm giá, đạo đức

    15/09/2019Nhật Minh (thực hiện)Dường như xã hội càng phát triển thì văn hoá, đạo đức càng xuống cấp. Nghịch lý đó khiến nhiều người bi quan...
  • Nghĩ về Sống và Đạo Đức

    09/12/2017Nguyễn Tất ThịnhLàm việc và sống là hai điều quan trọng bậc nhất của mỗi người trong cuộc đời của bất cứ ai. Có người tự chủ và phiêu linh được trong công việc, bởi tình yêu, có phương pháp cho tốt hơn, mong muốn nó là giá trị cơ bản trong cuộc đời mình cả về phương diện bản thân lẫn xã hội. Thì cũng có người có thể như thế được trong cuộc sống hàng ngày, ngoài công việc của họ...
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí trong ý thức đạo đức

    12/02/2015Nguyễn Văn ViệtChúng ta đều biết, mỗi hành động đạo đức đều xuất phát từ những cơ sở nhất định của một ý thức đạo đức. Trên cơ sở ý thức đạo đức, chủ thể hành động đưa ra những phán quyết cho một sự kiện cần phải có sự đánh giá về mặt đạo đức. Do vậy, việc hiểu rõ cơ sở ý thức đó là gì và bản chất của nó là như thế nào đó là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng xây dựng, bồi dưỡng ý thức đạo đức...
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội

    08/02/2013Trần Hữu QuangĐâu là những nguồn gốc sâu xa của tình trạng xuống cấp và suy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay? Bài này đề ra một giả thuyết để trả lời cho câu hỏi này bằng cách dựa trên khái niệm hệ thống và khái niệm “tự trị” của Immanuel Kant. Giả thuyết này bao gồm hai vế chính, đó là tính chất “ngoại trị” của nền đạo đức xã hội, và tình trạng “nhà nước hóa” xã hội dân sự trong xã hội Việt Nam hiện nay...
  • Giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc

    19/06/2010Andrew ChruckyGiáo dục tổng quát - được hiểu một cách đúng đắn - bao gồm giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc. Và nếu giáo dục tổng quát được coi như một thứ nằm ngoài phạm vi của luân lý, thì nền giáo dục đó sẽ tạo ra những kẻ ngụy biện, chứ không phải những người biện chứng, biết dùng kỹ năng nhận thức để nâng cao đạo đức theo một cách có sự kiểm soát của cảm xúc.
  • Giáo dục Việt Nam - Đạo đức và thực dụng

    29/09/2008Nguyễn Thành TrungNước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm, nhưng chúng ta vẫn lảng tránh việc Thương mại hóa giáo dục. Ở Việt Nam, hình ảnh “thầy giáo”, “cô giáo” hay “nhà giáo”, là một hình ảnh đẹp, đã là thầy giáo, là trong sạch, đã là giáo viên, là giản dị, là đạo đức...
  • Tự do đạo đức của chủ thể trong đạo đức học I.Cantơ

    09/01/2007Vũ Thị Thu LanLuận chứng cho việc giải phóng đạo đức học khỏi mọi sự tư biện siêu hình học là một vấn đề triết học mà I.Cantơ đã đặt ra và giải quyết. Đây được coi là một đóng góp quan trọng của ông cho việc xác định bản chất của tri thức triết học.
  • xem toàn bộ