Đã đến lúc châu Á viết lại chủ nghĩa tư bản
Thành công của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tàn phá trong thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng của thế kỷ XXI: thảm họa biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Châu Á đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng này.
Mô hình kinh tế của phương Tây, theo đó định nghĩa thành công là tăng trưởng dựa trên sự tàn phá thiên nhiên, cần phải bị phản đối. Châu Á là nơi hứa hẹn nhiều nhất cho sự tiếp nối mô hình này vì dân số đông, nhưng ngược lại, cũng chính là khu vực phù hợp nhất để thể hiện sự phản đối đó.
Những người bảo vệ mô hình của phương Tây có xu hướng nói giảm các tác động thảm họa đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Họ không thừa nhận rằng lời khuyên của họ đang đi ngược lại với sự đồng thuận trong giới khoa học về các giới hạn và sự cần thiết phải áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong quản lý nguồn tài nguyên.
Thay vào đó, họ cho rằng sự khéo léo của con người, cùng với sự cải tiến trong các thị trường, sẽ giúp tìm ra giải pháp. Điều này càng khắc sâu thêm một niềm tin phi lý rằng chúng ta có thể có mọi thứ: ngày càng nhiều của cải vật chất và một môi trường thiên nhiên khỏe mạnh.
Hãy tưởng tượng một thế giới vào năm 2050, 4 trong số 5 tỷ dân châu Á tiêu dùng như người Mỹ. Kết quả sẽ thật thảm hại, nhưng đây lại là điều châu Á đang nói là họ mong muốn. Khi khu vực này đang nổi lên, 2 tỷ người hiện đang bị gạt ra ngoài lề nền kinh tế tiêu dùng sẽ thay đổi cơ bản cán cân cung - cầu toàn cầu, không chỉ đối với các mặt hàng không thể tái chế như dầu và than đá, mà cả những mặt hàng có thể tái sản xuất như lương thực. Điều này không có gì đi ngược lại học thuyết nhân khẩu học của Thomas Malthus.
Thành công của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tàn phá trong thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng của thế kỷ XXI: thảm họa biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Châu Á đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng này.
Thành công của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tàn phá trong thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng của thế kỷ XXI: thảm họa biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Châu Á đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng này. |
Đã đến lúc các lãnh đạo chính trị ở châu Á chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình. Vai trò lớn của phương Tây đối với thị trường, công nghệ và tài chính không thể tiếp tục. Các lãnh đạo châu Á có cho phép tự do kinh tế kiểu phương Tây được nảy nở ở châu lục mình và chứng kiến sự hủy diệt thế giới, hay sẽ đề nghị các chính phủ hành động mạnh tay hơn nhằm đảm bảo một tương lai bền vững và công bằng?
Nhiều chuyên gia đưa ra những câu trả lời không nhìn thẳng vào thực tế tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên. Họ nói tới các giải pháp thị trường, cộng với các công cụ tài chính và công nghệ như các sơ đồ buôn bán khí thải.
Nhưng các chính trị gia phải nhận ra rằng công nghệ không phải là câu trả lời thích đáng. Cần những quy luật mới để thay đổi cách khai thác tài nguyên và cảnh báo hồi kết cho một số công ty khiến họ phải đấu tranh để tránh điều này.
Đây chính là lý do tại sao các chính phủ cần phải can thiệp. Các giới hạn phải được thay bằng các hình thức khai thác đa dạng, với các chính sách nhằm củng cố chúng. Nhiệm vụ chính của họ là viết lại các quy luật của chủ nghĩa tư bản, đặt tình trạng cạn kiệt tài nguyên vào trung tâm công tác hoạch định chính sách.
Các chính phủ phải từ bỏ hai cơ chế chủ chốt. Đầu tiên là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng xấu tới môi trường, hiện không được tính vào giá các loại hàng hóa và dịch vụ, phải được tính vào giá thông qua việc áp đặt các loại thuế và dỡ bỏ các hình thức trợ cấp. Thứ hai, trọng tâm phải đặt vào cách khai thác những nguồn tài nguyên đang bị khai thác thái quá, thậm chí nếu cần phải cấm. Với các công cụ này, có thể kiểm soát và giảm bớt tình trạng tàn phá thiên nhiên.
Các nhà hoạch định chính sách cần chống lại suy nghĩ cho rằng chủ nghĩa tư bản dựa trên tàn phá thiên nhiên là con đường duy nhất, và bất cứ sự thay thế nào đều dẫn tới nghèo đói và thất nghiệp. Để làm vậy, họ cần nhận thức rõ rằng điều này không có nghĩa là người dân không còn được mơ đến thịnh vượng. Ngược lại điều đó có nghĩa là mọi mong muốn phải được gắn với các ràng buộc mà xã hội nào cũng phải theo.
Các chính phủ châu Á phải chịu trách nhiệm với các thế hệ hiện nay và tương lai. Họ phải chứng tỏ rằng điều họ đang làm không chỉ cần thiết mà là rất hợp lý và từ đó là hợp pháp.
Nói đến một tương lai trong đó chính sách kinh tế được hoạch định dựa trên các giới hạn, ràng buộc và hạn chế tức là để đưa nó ra thảo luận, nhưng các chính phủ châu Á phải bắt đầu đi theo con đường này. Họ không có lựa chọn nào khác. Họ sẽ phải trách nhiệm không chỉ trước người dân châu lục này mà toàn thế giới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân