Cúng Dường - Tứ Nhiếp Pháp - Sám Hối

06:18 CH @ Thứ Tư - 10 Tháng Chín, 2014

1. Khi đến chùa, chúng ta thường nghe nói Cúng dường Tam bảo, vậy Phật tử hiểu nghĩa như thế nào?

Cúng dường nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng. Chúng ta cung cấp và nuôi dưỡng Tam bảo để Tam bảo được trường tồn làm lợi ích cho chúng sanh. Phải cúng dường với lòng thành kính, tôn trọng, tuyệt đối tránh thái độ kiêu căng, cầu phước.

2. Mục đích của sự Cúng dường là gì?

Có 3 mục đích:
- Duy trì ngôi Tam bảo được tồn tại để tiếp tục giáo hóa chúng sanh.
- Phát triển ngôi Tam bảo cho phù hợp với thời đại mới, không bị mai một, lạc hậu
- Bảo vệ Tam bảo khỏi những thế lực quấy phá, mưu hại.

3. Cúng dường Tam bảo gồm những phần nào?

Cúng dường Tam bảo gồm có:
- Cúng dường Phật bảo
- Cúng dường Pháp bảo
- Cúng dường Tăng bảo

4. Hãy trình bày cúng dường Phật bảo như thế nào cho đúng ý nghĩa?

Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Đức Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học.

Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa là:

  1. Hương thơm
  2. Đèn sáng
  3. Hoa tươi
  4. Trái cây
  5. Nước trong

Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Nhưng quý nhất để cúng dường lên Phật là 5 món diệu hương:

  1. Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật
  2. Định hương: Tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm
  3. Huệ hương: Chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.
  4. Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.
  5. Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật.

5. Hãy trình bày cúng dường Pháp bảo như thế nào cho đúng ý nghĩa?

Trước hết phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp ấy.

Sau đó, nếu có tài chánh thì nên xuất tiền ấn tông kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.

Người có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hoặc sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt.

6. Hãy trình bày cúng dường Tăng bảo như thế nào cho đúng ý nghĩa?

Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.

Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

Nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học chân chánh của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này vị kia mà cúng dường những món không đúng Chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.

7. Cúng dường có mấy cấp?

Cúng dường có 3 cấp:

  • Phẩm vật cúng dường
  • Kính tín cúng dường
  • Hạnh cúng dường

Phẩm vật cúng dường: là dâng Phật, Bồ Tát và chư Tăng những vật chất như thực phẩm, hoa, áo quần, vật dụng...

Kính tín cúng dường: là dâng lên tấm lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối vào Phật. Phần kính tín cao hơn phẩm vật cúng dường.

Hạnh cúng dường: là biến giáo lý của Phật thành hành động lợi ích cho chúng sanh. Đây là cúng dường cao nhất.

8. Định nghĩa Tứ Nhiếp Pháp là gì?

Tứ là 4. Nhiếp là thu phục. Pháp là phương pháp. Lợi tha là làm lợi ích cho người khác. Tứ Nhiếp Pháp là 4 phương pháp lợi tha để thu phục Chúng sanh quay về với Phật pháp.

9. Tứ Nhiếp Pháp gồm những phương pháp nào?

Tứ Nhiếp Pháp gồm 4 phương pháp là: Bố thí nhiếp, Ái ngữ nhiếp, Lợi hành nhiếp và Đồng sự nhiếp.

10. Bố thí nhiếp là gì?

Bố thí nhiếp là đem những gì mình có để cứu giúp người khác, cảm phục họ, để họ thân mến mình mà quay về với đạo.

Bố thí gồm có 3 phần: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.

a. Tài thí(tài là tiền của, vật chất) là đem tiền của, vật chất mà bố thí, để cứu giúp người đang nghèo khổ, hoạn nạn. Trong tài thí nhiếp có 2 phần là:
- Ngoại tài là tiền bạc, vật chất mình sở hữu
- Nội tài là tài sản ngay nơi tự thân của chính mình, như thân thể, công sức. Người nghèo không có tiền bố thí thì vẫn giúp đỡ được người khác bằng công sức và thân thể của mình như hiến máu nhân đạo, hiến xác cho khoa học hoặc bỏ công ra đắp lại đoạn đường hư, dắt cụ già qua đường...

b. Pháp thí(pháp là giáo pháp của Đức Phật) là đem những giáo pháp quý báu của Đức Phật mà bố thí, giảng dạy cho chúng sanh. Hoặc đem những phương pháp làm ăn, nghề nghiệp dạy cho người khác, giúp họ sinh sống một cách ổn định.

c. Vô úy thí(vô úy là không sợ hãi) là mang đến sự không sợ hãi cho chúng sanh, che chở, bảo vệ, giúp họ được bình tĩnh, yên ổn.

11. Ái ngữ nhiếp là gì?

Ái ngữ nhiếp là khéo léo dùng lời hòa nhã, an ủi, khuyên lơn, làm cho chúng sanh mến phục, rồi từ đó họ mới theo ta về với đạo.

12. Lợi hành nhiếp là gì?

Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói, hay hành động, khiến người sinh lòng cảm mến mà theo ta học đạo.

Thí dụ: đắp đường, bắc cầu, đẩy giúp cỗ xe nặng, giới thiệu giúp công ăn việc làm, xây nhà mồ côi, viện dưỡng lão, nấu cơm từ thiện cho bệnh viện...

13. Đồng sự nhiếp là gì?

Đồng sự nhiếp là tạo điều kiện cùng làm chung một công việc, xem công việc như một phương tiện để gần gũi, giúp đỡ cho những người làm công việc ấy, để họ cảm phục ta mà về với đạo.

Đồng sự nhiếp là phương pháp hiệu quả nhất vì chúng ta có thể làm thường xuyên mỗi ngày, và nhờ ta chung đụng với họ trong cùng một môi trường công việc nên hiểu tâm tư, ước muốn của họ hơn, có thể giúp đỡ một cách thiết thực hơn. Và mỗi ngày ta đều nêu tấm gương tốt của người Phật tử cho họ nhìn thấy, họ sẽ rất cảm kích.

14. Tứ Nhiếp Pháp có những lợi ích gì?

- Về phương diện cá nhân: Ta sẽ gieo những hạt giống thiện lành cho chính ta sau này gặt hái kết quả tốt đẹp

- Về phương diện gia đình: mọi người đều vị tha, đức độ, thì gia đình sẽ trong ấm ngoài êm.

- Về phương diện xã hội: ta sẽ gây được ảnh hưởng tốt lành và hoán cải được phần nào hoàn cảnh xã hội. Số người tu tập Tứ Nhiếp Pháp càng nhiều thì xã hội càng thuần lương, thịnh trị.

15. Sám hối là gì?

Sám là ăn năn lỗi trước. Hối là chừa bỏ lỗi sau. Sám hối nghĩa là hối hận những lỗi lầm đã gây ra và nguyện không tái phạm nữa.

16. Những cách sám hối nào thường được áp dụng?

Có nhiều cách sám hối, nhưng hiện nay các chùa thường áp dụng pháp Hồng danh sám hối. Pháp này đọc tụng 88 danh hiệu Phật, cộng với bài kệ Phổ Hiền đại nguyện, thành 108 lạy, để hàm ý là đoạn trừ 108 phiền não.

Hồng danh chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn. Người nào chí thành thực hiện nghi thức sám hối này sẽ diệt trừ được những tội lỗi đã tạo ra trong đời hiện tại và nhiều đời quá khứ, không bị đọa vào 3 đường ác.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Phật & cuộc đời

    11/05/2019PGS. TS. Hà Vĩnh TânĐạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn...
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • 66 câu Phật học làm chấn động Thiền ngữ thế giới

    10/05/2017Đọc được gì là tùy mỗi người…Nhưng xin hãy đọc thật chậm, nghĩ thật kỹ và nhớ thật lâu. Cuối cùng là làm theo được càng nhiều càng tốt…
  • Đừng làm Phật khóc

    21/03/2016Giao HưởngViệc xào xáo vì đồng tiền diễn ra hằng ngày ngoài xã hội là sự thường, nhưng ở đây đồng tiền đã chen vào chốn đền chùa thiêng liêng, vào các di tích của đất nước...
  • Hoa Sen và ý nghĩa tám cánh hoa sen trong Phật học

    07/06/2014TS. Huệ DânHoa sen là một trong những biểu tượng gắn với truyền thống Phật giáo, người Việt Nam khá quen thuộc với hình ảnh Đức Phật ngồi trên tòa sen. Tác giả Huệ Dân sẽ giúp chúng ta khám phá ý nghĩa của hoa sen...
  • Niệm Phật ta có được gì?

    28/02/2014Lê ĐànMột buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp. Tôi xông một ít trầm hương để ngay giữa bàn, hương trầm thơm dìu dịu thanh khiết...
  • Những cấm kỵ khi vãn cảnh đều miếu chùa chiền, bái Phật

    24/02/2014Đầu năm du xuân vãn cảnh, thường hay tới những nơi danh lam thắng tích, đền chùa miếu mạo, bái Phật cầu an… Do không hiểu hoặc vô ý, nhiều người đã phạm phải những điều cấm kỵ, chẳng những cầu cúng không linh ứng, mà còn tổn hại phúc âm sau này. Xin nêu những yêu cầu cơ bản nhất khi lễ chùa bái Phật để bạn đọc tham khảo...
  • Tâm linh dưới cái nhìn của Phật giáo

    04/02/2014TT Ts Thích Phước ĐạtMục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau. Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn...
  • Đề phòng khả năng tự suy thoái của đạo Phật

    31/01/2014Trần Văn ChánhHiện nay, trước tình trạng khủng hoảng môi sinh toàn cầu, thế giới cũng đang đứng trước mối đe dọa bị hủy diệt. Phật giáo cũng chỉ là một thiết chế xã hội, không thể ngoại lệ. Giả định, đến một lúc nào đó thế giới quả thật bị hủy diệt, tức đến hồi mạt pháp, thì chuyện tu hành không còn, kinh sách cũng sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa...
  • Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật

    16/08/2013Trước khi nhập Niết bàn, Phật dạy: "Không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hưng suy, hay coi lịch đoán số".
  • Đức Phật trong ba lô

    23/02/2012Tâm NhiênCùng
    với quá trình trưởng thành và thay đổi, tuổi trẻ cũng có thể là giai
    đoạn của những lo âu, mệt mỏi. Những người trẻ tuổi nhiều khi cảm thấy
    lúng túng, như thể họ bị bỏ lại một mình giữa một nơi hoang dã hay giữa
    một chiến trường. Họ có thể cảm thấy như không còn ai để mà tin tưởng,
    không ai quan tâm đến họ, rằng họ không có mục tiêu nào trong cuộc sống.
  • xem toàn bộ