Chúng ta ít có những tác phẩm hay
Văn học hay cũng như các môn nghệt huật khác, ngoài nội dung tư tưởng còn phải có tính hấp dẫn. Thiếu tính hấp dẫn rất khó chinh phục được người đọc. Nếu chúng ta có những tác phẩm hấp dẫn, trong sáng, lành mạnh thì không khó gì không có người đọc. Những tác phẩm văn học gần đây được giới trẻ đón đọc không phải là ít, ví dụ như Chân dung và đối thoại, loạt truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, tiểu thuyết của Bảo Ninh... Có thể khẳng định rằng "văn hoá đọc" trong giới trẻ hôm nay không hề mai một đi mà chủ yếu là chúng ta ít có những tác phẩm hay, hấp dẫn người đọc. Việc này thuộc trách nhiệm của những người cầm bút.
2. Về việc giảng dạy môn văn trongnhà trường phổ thông thì quả là vô khối chuyện phải bàn, báo chí tốn khá nhiềugiấy mực về chuyện này. Nhưng nổi cộm nhất, bị đem ra mổ xẻ nhiều nhất là tính "barem" trong giảng dạy văn học. Tác phẩm nào, đề tài nào cũng đượcđưa vào khuôn mẫu hết. Vậy là không tạo nên được nhiều góc nhìn, nhiều cáchthưởng thức văn học cho người học văn.
Điều muốn nhắc ở đây, dưới góc độcủa người học văn, là nên tạo ra nhiều góc nhìn, nhiều cách thưởng thức văn họcbằng cách giới thiệu trong giáo trình dạy văn nhiều tác giả, tác phẩm có những phong cách viết hoàn toàn khác nhau trong mỗi thời kỳ. Các tiêu chí tuyển chọn những tác phẩm nào, ai được đưa vào giáo trình cũng nên có một cách nhìn thôngthoáng hơn, ngõ hầu tạo nên một bức tranh đầy đủ của văn học Việt cũng như vănhọc nước ngoài.
3. Một điều mà tất cả chúng ta thừanhận là trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay thì "văn hoá đọc"bắt buộc phải chia sẻ cho "văn hoá nghe, nhìn" và Internet. Nếu ai đó bảo rằng "đọc" là để học làm người thì cũng phải chấp nhận rằng"đọc" không phải là phương tiện duy nhất, hữu hiệu nhất để"học". Nếu như vào thập kỷ 60-70- 80 của thế kỷ trước, chúng ta rất nghèo đói thông tin thì một cuốn sách hay đã là món ăn tinh thần vô cùng quý giá, thìhôm nay, giới trẻ còn có rất nhiều cái để chọn lựa như Internet, truyền hình cáp...