Chúng ta làm sao mới trở thành một người lương thiện?

Hoàng Sâm, dịch từ Kannewyork
01:49 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Mười Hai, 2015

Nếu vô tình gặp một người vô gia cư hay một người ăn xin trên đường, bạn có sẵn lòng chia sẻ với họ những gì bạn có? Nhiều người có ý muốn giúp nhưng lại hay “đợi”, đợi rằng khi có nhiều thì mới cho đi, thực ra đó vẫn là chưa hiểu thấu hai từ “lương thiện”...


Đừng chờ đợi hay do dự, khi có thể giúp ai đó, dù là việc nhỏ thôi cũng hãy tận sức mà làm. Ảnh: Internet

Tại Mỹ quốc nơi đây hàng năm có rất nhiều người nhập cư mà không có điều kiện để cứ trú ổn định, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho rất nhiều người thất nghiệp, trở thành người vô gia cư lưu lạc đầu đường. Những người này không có đủ áo che thân, đa số là những bộ đồ cũ nát, toàn thân bốc mùi do thời gian dài không tắm rửa.

Kỳ thực nước Mỹ đối với người vô gia cư đều không hề bạc đãi, trạm cứu hộ và nhiều tổ chức xã hội sẵn lòng giúp đỡ họ, cung cấp cho họ quần áo cùng đồ ăn sạch sẽ. Nhưng tôi luôn thấy thắc mắc vì sao họ lại tình nguyện đứng trên đường phố? Bất kể như thế nào, hôm nay không phải nói về vấn đề xã hội này, mà là vấn đề lương tâm của chúng ta, vấn đề lương thiện.

Tôi đến nước Mỹ đã hơn 5 năm, trở thành một dân nhập cư “mới” theo đúng nghĩa. Thời gian còn ở trong nước (Trung Quốc), tôi cũng thường xuyên chứng kiến trên đường lớn những người hành khất, trong tay có lẻ liền đưa cho họ. Tuy nhiên, sau khi tới nước Mỹ, sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn, tiền kiếm được mỗi tháng còn phải trả tiền nhà, đồ ăn, đồ dùng… cho nên cũng không còn là mấy.

Vì vậy mỗi lần gặp phải những người vô gia cư lưu lạc đầu đường, trong lòng tôi cảm thấy rất khó chịu, ánh mắt lại không dám nhìn họ. Định đưa cho họ chút tiền nhưng nghĩ đến cảnh mình cũng nghèo kiết xác lại thôi.

Trong lòng tự nghĩ: “Họ vẫn còn trẻ có tay có chân, có thể đi tìm công việc, người già thì đã có phúc lợi xã hội, không cần phải tự trách mình, để lòng dạ thanh thản. Chờ sau này mình kiếm được lợi nhuận nhiều hơn, thì có thể cho họ đôi chút.” Vì vậy, tôi vô tư nhìn họ đi qua trước mặt mình. Thời gian lâu, tôi dần trở nên thờ ơ, lạnh lùng.

Có một ngày, tôi vô tình xem được một đoạn phim ngắn. Đoạn phim là một thử nghiệm xã hội được một số bạn trẻ tự quay và chia sẻ trên mạng xã hội. Chuyện là, một người trẻ tuổi giả trang thành một người vô gia cư, gặp ai đang ăn cũng hỏi xin một miếng, tuy nhiên đều bị từ chối.

Trong cảnh phim khác, 2 anh chàng mang đến cho người vô gia cư một hộp bánh pizza rồi rời đi. Khoảng 20 phút sau, một bạn trẻ khác tới ngồi cạnh người này và ngỏ ý muốn xin một chút bánh để ăn vì anh ta khá đói. Người ăn mày không chút do dự chia cho cậu ta một miếng.

Người trẻ tuổi ăn hết miếng pizza, hướng đến người ăn mày nói lời cảm tạ, cuối cùng rút ví lấy ra một số tiền như một sự đền đáp cho tấm lòng hào phóng. Người ăn mày có lẽ đã hiểu ra, ôm mặt khóc nức nở.

Xem hết đoạn phim ngắn vài phút này, tôi khóc. Đột nhiên tôi ý thức rằng chỉ vì vài đô-la mà mất đi sự lương thiện. Giá tiền một cái pizza khả năng cũng không đủ để ngồi một lần tàu điện ngầm New York, nhưng lại có thể làm ấm bụng người đói khát bơ vơ. Còn tôi, ngay cả vẻn vẹn chỉ có một đô-la cũng không muốn bố thí, tôi xấu hổ vì sự giả nhân giả nghĩa xấu xí của mình .

Lương thiện, kỳ thật không phải đợi tới sau khi làm quan lớn phát tài rồi mới giúp người, mà đơn giản chỉ một ổ bánh mì, một cái pizza, cộng thêm lòng chân thành là đủ. Tôi phấn đấu để trở thành một nhân viên cấp cao nơi thành phố lớn, nhưng lại dần mất đi sự lương thiện vốn có ở trong tâm. Vậy nên đừng chờ đợi hay do dự, khi có thể giúp ai đó, dù là việc nhỏ thôi cũng hãy tận sức mà làm, bởi vì đó mới là bản chất thật sự của con người bạn.

Nguồn:Tinh hoa
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lương tâm là gì?

    05/04/2018Lương tâm, như từ này cho thấy, là sự ý thức. Nó là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép. Nó ra lệnh cho chúng ta. Nếu chúng ta không vâng phục nó, chúng ta cảm thấy ăn năn hay lo sợ. ...
  • Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế

    05/03/2016GS. Trần Hữu DũngĐa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn. Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc Ấn Độ, người được trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này...
  • Dọn rác đạo đức - Spa lương tâm

    04/03/2016Thu NguyệtTa luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.
  • Không mặc cả với lương tâm

    13/11/2014Phạm Anh TuấnTrong thâm tâm họ biết là tôi đúng. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục bênh vực ý kiến của họ thì chưa chắc đã không gặp rủi ro. Và nếu không ai dám chấp nhận rủi ro thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cậu biết tại sao họ không ưa tôi không? Tôi thường buộc họ phải thú nhận là họ đã mặc cả xong với lương tâm của chính họ…
  • Sự chung thủy nằm ở lương tâm

    07/11/2013Phùng Nguyên (thực hiện)Tâm Phan - một hot blogger, công dân toàn cầu đã sống tại gần 100 thành phố trên thế giới, chia sẻ với PV Tiền Phong về phong cách sống của giới trẻ phương Tây: Sự chung thủy không nằm ở trinh tiết mà nằm ở lương tâm...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ