Không mặc cả với lương tâm

04:34 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Mười Một, 2014

Dạo này phải thức muộn hơn mọi khi vì thêm việc phải làm. Bây giờ đèn bàn làm việc tắt muộn hơn mọi khi độ 2 hoặc 3 tiếng. Xong việc thấy khó ngủ. Vợ cũng thông cảm vì biết chắc là vì công việc chứ chẳng phải trằn trọc không ngủ được vì nhớ nhung ai, không phải vì trong lòng “ảnh” chỉ có một mình “cổ”!

Không ngủ được thì hay lang thang trên mạng. Ghé mỗi chỗ một tí, gặp mỗi người một lát. Có người thú vị. Có người chán ngắt. Có người dễ thương. Có người đáng ghét. Có người thấy không thích nhưng vẫn có thể thông cảm. Có người thấy buồn nôn …

Cuộc sống trên mạng dù sống động vẫn không bằng được cuộc đời thực. Ở đấy dù sao cũng đầy dẫy những kẻ cơ hội và nhiều nhất là những người có thái độ cynique (vô liêm sỉ). Đọc sách vẫn là thích nhất.

Đêm nay tình cờ đọc lại cuốn sách nói về nhà khoa học người Pháp Frédéric Joliot-Curie(*) được giải Nobel hóa học năm 1935. Trong cuốn sách có nhiều câu nói dạng châm ngôn, nhưng thiết nghĩ nước ta đã no nê khẩu hiệu và những lời răn dạy rồi nên chỉ xin trích dịch hai đoạn rất hay trong cuốn sách.

Đoạn kể lại cuộc hỏi cung của Đức Quốc xã với nhà vật lý người Pháp Paul Langevin (được trao giải Nobel vật lý năm 1906, ông chính là thầy của Irène Joliot-Curie vợ của Frédéric Joliot-Curie):

- Ông bị buộc tội kích động dân tộc Pháp căm thù người Đức!

- Sai! Langevin đáp. Điều đó là sai: suốt đời tôi đã làm hết sức mình để đấu tranh cho sự sát lại gần nhau và tình thân ái giữa dân tộc Pháp và Đức.

- Ông là một trong những người kích động chiến tranh giữa Pháp và Đức.

- Sai! Tôi luôn làm tất cả để ngăn ngừa cuộc chiến tranh này, nếu Chính phủ nghe lời tôi thực hiện mọi biện pháp vào những thời điểm thích hợp thì có lẽ đã tránh được cuộc chiến tranh này.

- Chắc chắn ông là người công khai chống đối hành động chung của Chính phủ hai nước.

- Hoàn toàn không phải thế. Trước đây và nay cũng vậy, bao giờ tôi cũng cổ vũ hành động chung của dân tộc hai nước.

- Chúng tôi coi ông là người chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh đổ máu hiện nay, hệt như các nhà bách khoa thư Pháp chịu trách nhiệm về cuộc khủng bố của những người theo phái Jacobin năm 1793. Đối với chúng tôi, ông cũng có tội chẳng khác gì Diderot và D’Alembert!

Langevin nghiêng mái đầu tóc bạc phơ:

- Tôi chưa bao giờ dám hi vọng mình xứng đáng với một vinh dự to lớn như thế!

Đoạn thứ hai liên quan đến Frédéric Joliot-Curie.

Chắc hẳn ông thường xuyên nghe thấy những lời trách móc: “Lẽ ra ông phải chú tâm vào khoa học thuần túy. Ông đang lãng phí rất nhiều sức lực vào các hoạt động xã hội. Những việc đó để những người khác làm cũng được chứ sao!”


Hai vợ chồng nhà khoa học người Pháp Frédéric Joliot-Curie, được giải Nobel hóa học năm 1935

Một hôm ông [Frédéric Joliot-Curie] tâm sự với Pierre Biquard
“Tôi hoàn toàn thông cảm với phản ứng của các cộng sự của tôi. Trong thâm tâm họ biết là tôi đúng. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục bênh vực ý kiến của họ thì chưa chắc đã không gặp rủi ro. Và nếu không ai dám chấp nhận rủi ro thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cậu biết tại sao họ không ưa tôi không? Tôi thường buộc họ phải thú nhận là họ đã mặc cả xong với lương tâm của chính họ …”

P.A.T.

(*)Frédéric Joliot-Curie: tác giả Marianne Chaskolskaia, bản tiếng Pháp của Nhà xuất bản Hòa bình (MIR), Moscow, 1968.

Mỗi người trong chúng ta tham gia vào cộng đồng xã hội, chính trị của quốc gia có nghĩa là được có quyền lợi và nghĩa vụ làm công dân của cộng đồng đó. Thông qua sự tham gia hoạt động kinh tế, văn hóa, công cộng hay tình nguyện, chính trị chúng ta góp ích vào sự tiến bộ của cộng đồng, nhờ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, môi trường sống chung cho tất cả mọi người, trong đó có bản thân.

Các văn bản Tuyên ngôn, Công ước, Hiến pháp của các nền văn hóa nhân loại và đất nước ta (không bị hạn chế) đều ghi rõ, phân loại và bảo vệ các quyền công dân cơ bản cho mỗi người một cách bình đẳng với nhau bao gồm:

Quyền dân sự và chính trị
- Quyền toàn vẹn thân thể, tức là quyền được sống, không bị tra tấn và bị bắt làm nô lệ;
- Quyền tự do và an toàn nhân thân, tức là quyền không bị bắt và bỏ tù vì các lý do không chính đáng;
- Quyền bình đẳng trước luật, và mọi cáo trạng phải đúng trình tự pháp luật. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được chấp nhận là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật;
- Quyền tự do cá nhân được hiểu theo nghĩa tự do di chuyển, tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, tự do phát biểu và giữ quan điểm mà không bị ai can thiệp, tự do lập hội và hội họp, tự do lập gia đình, quyền khai sinh, và quyền bí mật đời tư.
- Ngăn cấm bất kỳ hình thức tuyên truyền cổ vũ chiến tranh hay gieo giắc kỳ thị chủng tộc, tôn giáo;
- Quyền tham gia chính trị bao gồm quyền tự do thành lập, theo hoặc không theo một đảng chính trị, và quyền bầu cử;
- Quyền được đối xử bình đẳng của các cộng đồng thiểu số trước luật.

Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
- Quyền của mọi cá nhân được hưởng những điều kiện làm việc "công bằng và thuận lợi", và quyền tự do thành lập hoặc gia nhập các tổ chức công đoàn;
- Quyền được hưởng an sinh xã hội, gồm cả bảo hiểm xã hội;
- Quyền tự do lập gia đình, bao gồm cả quyền của các bà mẹ được nghỉ dưỡng trước và sau khi sinh, và có các cơ chế bảo vệ trẻ em.
- Quyền được thụ hưởng mức sống phù hợp, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, ở và được "không ngừng cải thiện đời sống"
- Quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể";
- Quyền được giáo dục, bao gồm phổ cập giáo dục tiểu học miễn phí, giáo dục phổ thông đại trà và quyền cơ hội tiếp cận bình đẳng các trường đại học. Những việc này nhắm tới mục tiêu "phát triển toàn diện nhân cách và ý thức về phẩm giá con người", và tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội;
- Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá và hoạt động khoa học.

(ChungTa.com)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lương tâm là gì?

    05/04/2018Lương tâm, như từ này cho thấy, là sự ý thức. Nó là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép. Nó ra lệnh cho chúng ta. Nếu chúng ta không vâng phục nó, chúng ta cảm thấy ăn năn hay lo sợ. ...
  • Dọn rác đạo đức - Spa lương tâm

    04/03/2016Thu NguyệtTa luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.