Chủ nghĩa cực đoan - như thế nào?

06:17 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Năm, 2019

Nhân dịp cả Thế giới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức, tôi giành thời gian đọc, suy ngẫm về một số chế độ chính trị / xã hội hình thành từ thế kỷ 20 cho đến nay để cố gắng khái quát điển hình về chủ nghĩa cực đoan! Thậm chí nó đã gây ra những thảm hoạ lịch sử toàn cầu như thế chiến thứ 2, hoặc làm phân ly thế giới như trong thời kỳ 'chiến tranh lạnh' , sự tồn tại vài quốc gia khép kín không muốn và không thể hội nhập, hoặc thành các nhóm có tổ chức rải rác trên các vùng 'nóng kinh tế / xã hội ' của thế giới...như IS là điển hình!

Như vậy không chỉ là Phát xít Đức là trường hợp duy nhất của thứ 'chủ nghĩa cực đoan' !

Chủ nghĩa cực đoan là gì?

Là tập hợp những 'luận điểm' thành 'chủ thuyết' để xây dựng phát triển tổ chức dần mang tính chính trị, tìm cách tạo 'đám đông' rồi bằng muôn cách phi chính thống.... lan toả, giành ảnh hưởng ra các cộng đồng xã hội...từ các phong trào dần thành khuynh hướng hành động ( xã hội / chính trị / kinh tế / van hoá / ngoại giao / quân sự ). Trong đó, tổ chức khởi xướng trở thành độc tôn / độc tài / độc trị ( từ cá nhân lãnh đạo tối cao xuống đến tế bào tổ chức của nó ) bao trùm mọi mặt đời sống trong những không gian địa lý mà nó đã lan đến.

Những dấu hiệu của nó:

  • Tận dụng bối cảnh bất mãn của người / bất công xã hội / bất ổn quốc tế
  • ' Nói dối vụ lớn' về lãnh tụ / về thời thế / về sứ mệnh...
  • Kích thích ' đổi đời' từ tầng lớp 'cảm thấy bị thua thiệt'
  • Mị dân bằng các ảo tưởng về thế giới mới như thiên đường
  • 'Chuyên chính' bạo liệt để tiêu diệt đối kháng và trị quần chúng
  • Tạo nên các tầng lớp trung thành được hưởng đặc quyền đặc lợi

Chủ nghĩa này là sự đánh tráo, thậm chí lật đổ các khái niệm ( tự do / độc lập / tự chủ / nhân quyền / giá trị cá nhân..) của công dân. Đồng thời phủ định gần như tất cả những thành quả chân chính của nhân dân đã đạt được với những khái niệm đó về cấp độ quy mô xã hội.... Sản sinh ra những 'chuẩn' của riêng ( phản văn minh, phá vỡ trật tự chung ), và 'lùa / ép' các tầng lớp nhân dân vào khuôn khổ chế tài bất chấp 'Đạo và Đức' của Nó. Thực ra là đánh cướp toàn bộ tiềm năng, tinh thần Con Người cho mưu đồ buộc phải theo và phục vụ mục tiêu của nhóm lãnh đạo cùng tổ chức của chúng!

Mặc dù các loại hình tổ chức sinh ra bởi 'chủ nghĩa cực đoan' thường khởi sự đi lên theo cách phi chính thống. Nhưng tự nó dần 'chính thống hoá' bằng mạnh lên và buộc các cộng động công nhận nó! Trong đó sợi chỉ đỏ là 'Chính trị quan' định hướng hành động của những loại tổ chức ra đời bằng chủ thuyết cực đoan là: xuyên tạc lịch sử theo hướng vụ lợi / coi mình là Nhất ( thế Thiên ) / theo đuổi bạo động / tạo 'cuồng mê' / bất chấp các tập quán văn minh quốc tế / phá bỏ các hệ giá trị khác Nó / tiêu diệt kẻ khác tư tưởng.

Thật đáng sợ khi chủ thuyết cực đoan được chính trị hoá, và tổ chức của nó mang hình hài Nhà nước!

Phuxic ( đảng viên đảng CS Tiệp khắc ) khi đứng dưới giá treo cổ của Toà án Phát xít đã thét lên : Hỡi Con người! Hãy cảnh giác !'

Ý của ông muốn nhắc những người còn sống và sau này phải cảnh giác với những nhà nước, thế lực, và tổ chức ra đời bằng chủ nghĩa cực đoan! Chúng sẽ đày đoạ nhân dân, dày xéo nhân tâm, giam hãm nhân gian trong 'cái Rọ - hố Đen' ngày càng phình to của chúng !

Thống chế William Keitel đại diện cho phía Đức ký kết văn kiện đầu hàng không điều kiện. Ngày 9/5/1945 đánh dấu chiến thắng của các nước Đồng minh chống phát xít tại chiến trường châu Âu. Ảnh:archive.gov

Vì sao con người phải cảnh giác! Vì con người có ( mơ mộng , bức xúc , tự cuồng, chủ quan, lại cả tin )... Nhưng luôn có khoảng trống ( tư tưởng / tầm nhìn / lòng tin / khả năng ...) thì khi nhiều người được / bị tập hợp kiểu 'đám đông' càng lớn thì tính 'mù quáng' càng lớn! Khi đó cả bẩy Cừu chỉ cần chăn dắt bởi con Chó vừa tinh khôn, năng động và hung dữ, thì biết phía trước là vực mà cả bầy Cừu cũng ầm ầm chạy và lao xuống!

Cho nên để loại trừ được không gian ra đời, phát sinh 'chủ nghĩa cực đoan' thì cần có Nhà nước Dân chủ Hùng cường, tuyệt hơn khi có nhà lãnh đạo tư tưởng khai minh tiến bộ: tạo ra không gian phát triển khả thi cho những giá trị của công dân : làm giàu hoá và bảo vệ hệ giá trị chân chính của Nhân loại!

Nước Đức, Nhật Bản là Quốc gia vốn vô cùng văn hoá đấy chứ!

Nhiều quốc gia theo chủ nghĩa cực đoan đã được sinh ra ở Đất nước có hàng ngàn năm văn hoá đấy chứ??!!

Và con người cần cảnh giác với: văn hoá của mình, và coi văn hoá là thứ thần dược của văn minh! Không phải vậy!

Chủ nghĩa cực đoan hình thành bởi 'lỗ đen văn hoá xã hội + khoảng trống của con người' như trên tôi viết!

Xin chia sẻ và cùng ngăn chặn nó!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc của chiến tranh

    22/04/2016Hoàng LanTại sao con người lại gây ra chiến tranh? Đúng hơn là tại sao con người luôn gây ra chiến tranh? Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các cuộc giao tranh thời hiện đại...
  • 10 bài hát Nga về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

    05/05/2020Bùi Quang MInhXin mời các bạn thưởng thức 10 bài hát Nga về chiến tranh vệ quốc vĩ đại quen thuộc của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay...
  • Bản chất của chiến tranh và hòa bình

    02/05/2019Dr. Motimer J. AdlerGiống như hầu hết mọi người, tôi cũng hoang mang trước tình trạng căng thẳng và khủng hoảng quốc tế hiện nay. Chúng ta không có vẻ đang có chiến tranh mà chúng ta cũng không có vẻ gì là đang có hòa bình. “Chiến tranh” là gì? Đây đang là thời chiến tranh hay thời hòa bình? Liệu “bình an dưới thế” có là một khả năng hiện thực cho loài người?
  • Lịch sử và chiến tranh

    30/04/2014Nguyễn Hiến Lê dịchChiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên...
  • Nghĩ lại về chiến tranh

    01/09/2011Hiếu Tân (dịch)Thế giới ngày nay không bạo lực hơn trước, nhưng chiến tranh khắc nghiệt hơn với dân thường…
  • Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

    14/05/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng hát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh
  • Những bài học chiến tranh

    28/04/20108.000 tấn bom Mỹ ném xuống Miền Bắc Việt Nam, giết hại gần 1 triệu người, cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam thật thảm khốc và ác liệt, biết bao người con ra đi không trở về, biết bao ngôi làng bị tàn phá và biết bao trẻ em sinh ra bị dị tật… Tuy chiến tranh đã qua đi, và chúng ta cần từng bước khắc phục những hậu quả, hàn gắn những vết thương lòng và xây dựng Việt Nam anh dũng năm xưa thành Việt Nam phát triển trong tương lai.
  • Chiến tranh và phản chiến

    03/08/2009Tháng 4, tháng 5 - tháng của mùa hạ rực lửa - lửa thiên nhiên và với Việt nam là lửa của những trận chiến lớn: tháng 4-1968 chiến dịch Khe Sanh, 30-4-1975 Tổng tiến công đại thắng Sài Gòn (tp.HCM), 7-5-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, 9-5-1945 kết thúc những tháng năm ác liệt của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhân dịp thời gian của những chiến dịch lớn này, chúngta.com muốn bàn về một đề tài của mọi con người, mọi dân tộc, là vấn đề sống còn của nhân loại. Thiết nghĩ đề tài này luôn nóng hổi tính thời sự với chúng ta, bởi vì: muốn sống hòa bình phải biết nhận diện và xa rời chiến tranh...
  • xem toàn bộ