Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được

08:43 SA @ Thứ Ba - 16 Tháng Ba, 2021

Rất dễ thấy, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, lãnh vực hay giai cấp, tầng lớp nào, luôn có hai dòng : chánh / tà ... tả / hữu... thuận / nghịch ... giống như dòng sông có bên lở bên bồi vậy. Đó là lẽ tự nhiên.


Và cũng rất tự nhiên, ai cũng tự cho mình là “đúng / chánh / thuận ...” rồi mặc nhiên coi bất cứ ai, bất cứ cái gì khác mình, ngược với mình là “sai / tà / nghịch ...”
... 
“... Dòng sông Se Pon có đoạn chảy qua giữa địa phận tỉnh Quảng Trị và Savannakhet của Lào. Trước và sau khi được phân đôi, dòng sông vẫn y nguyên như thế. "Y nguyên" hiểu theo nghĩa vẫn chỉ là một dòng chảy như nhau, vẫn chừng đó khối lượng, chất lượng nước chung cho cả dòng. Thế nhưng, khi dựng lên một "đường ranh" tưởng tượng giữa dòng sông thì con người bắt đầu nhìn thấy dòng sông xuất hiện hai dòng chảy khác nhau : dòng bên NÀY, và dòng bên KIA. Nếu nhìn từ thượng lưu thì dòng bên này trở thành dòng TRÁI, và dòng bên kia trở thành dòng PHẢI. Khi nhìn từ địa phận Việt Nam thì dòng bên trái trở thành dòng VIỆT, và dòng bên phải trở thành dòng LÀO. Khi đánh bắt cá thì người Việt CÓ THỂ đánh bắt ở dòng này, mà KHÔNG THỂ đánh bắt ở dòng kia. Khi người Lào bơi lội trong dòng kia thì gọi là HỢP PHÁP, nhưng khi bơi lội trong dòng này thì gọi là BẤT HỢP PHÁP. Khi chiến tranh xảy ra thì người ở dòng bên này là TA, và người ở dòng bên kia là ĐỊCH. Cùng là người Việt, nhưng thuộc hàng ngũ bên dòng này thì là BẠN, thuộc bên dòng kia thì là THÙ  v...v...” | trích Trung Đạo (3) - Đạo Sinh |

Cũng như dòng sông, không phải cứ hữu ngạn thì bồi mãi, còn tả ngạn thì lở mãi, mà có khúc lở khúc bồi, có khúc không lở cũng không bồi!


Cái cần cẩu mà không có khối đối trọng nặng chịch một đầu thì chẳng làm được gì. 


Như vậy, đối lập (thực chất là đối trọng) chẳng những tạo cân bằng mà còn là nền để phát triển.
...
Sự phân biệt thị phi “...  tự cho mình là “đúng / chánh / thuận ...” rồi mặc nhiên coi bất cứ ai, bất cứ cái gì khác mình, ngược với mình là “sai / tà / nghịch ...” chỉ là biểu thị thấp cơ hạ trí ...


Điều này khác với việc vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều,  buôn ma tuý hay giết người ... thuộc về hành vi làm hại người khác, không thể luận việc đúng sai!


Nhưng để có tri kiến như thị, như nhiên, không cách nào khác là phải học, phải tập, thậm chí rèn giũa lâu dài và không dễ chút nào!


Cũng gần 60 năm mới học được điều hiển nhiên ấy!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần một bộ môn khoa học phối hợp nhận thức thực tại

    01/07/2018Nguyễn Tiến ĐạtMột số nhà khoa học đã có những nỗ lực nhằm xét lại vai trò khoa học, tôn giáo cùng mối quan hệ giữa chúng và họ quay ra thuyết phục công chúng về một viễn ảnh mà trong đó khoa học và tôn giáo có thể chung sức trong việc kiến tạo một đời sống tốt đẹp hơn với mục đích chung là phục vụ con người.
  • Thói quen tư duy “cà - muống”!

    20/09/2016Nguyễn Bỉnh QuânCó anh bạn Việt kiều hiếu thảo từ bỏ cuộc sống đầy đủ quen thuộc bên Mỹ, đưa mẹ về Hà Nội thuê một gian nhà nhỏ ở phố nhỏ để “phụng dưỡng”. Mới hỏi: “Phụng dưỡng thế nào?”. Đáp: “Cụ sống ở bển khổ quá, không có ai để nói chuyện. Về đây, đầu ngõ, sáng chiều cụ bắc ghế hóng nắng, hóng gió. Ai cũng bắt chuyện, được nói đủ chuyện trên đời. Đó là cách phụng dưỡng cụ tốt nhất”...
  • Siêu việt thiện - ác

    11/06/2016Trịnh Nguyên PhướcNếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật…
  • Thuyết âm dương - sự vận dụng trong cuộc sống

    10/11/2015Thuyết âm dương là cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương. Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ trụ. Theo cách nói của triết học Tây phương thì thái cực chính là mâu thuẫn, nó là sự hợp nhất của hai mặt đối lập: dương và âm. Sự đấu tranh của hai mặt dương âm này làm cho vũ trụ phát triển không ngừng...
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Khả năng dự báo của kinh dịch

    29/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngDịch hay Chu Dịch gồm hai phần, Dịch kinh và Dịch truyện. Dịch Kinh là một cuốn sách, thường được xem là sách bói, gồm 64 quẻ, xuất phát từ 8 quẻ (Bát quái), mỗi quẻ có 6 vạch. Dưới mỗi vạch có lời đoán theo các mục như hôn nhân, xuất hành... Lời đoán có thể tốt hay xấu, kèm lời khuyên đạo đức. Người đoán quẻ lập luận theo nguyên tắc âm dương giao cảm...
  • Tư tưởng triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    15/01/2007Trần Nguyên ViệtNhững quan điểm triết học trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngày càng đòi hỏi phải vận dụng những phương pháp khoa học để minh chứng cho một điều là ông đã đặt và giải quyết một số vấn đề triết học không kém phần bác học so với các bậc hiền triết trên thế giới cùng thời, tức là những vấn đề quan trọng của khoa học lịch sử triết học...
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

    26/06/2006Trần Thị HuyềnHọc thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này...
  • xem toàn bộ