Chảy máu chất xám: Một hình thức giàu bóc lột nghèo?
Sự dịch chuyển ồ ạt sổ nhân công được đào luyện có kỹ năng từ nước này sang nước khác, từ Châu Lục này sang Châu Lục khác được gọi là chảy máu chất xám.
Trên lý thuyết, đây là một tiến trình tái phân bổ lao động
Trong một cuộc điều tra dân ý, 28% nhân viên ytế tại Uganda muốn đi ra nước ngoài làm việc, còn ở Zimbabwe thì tỷ lệ này lên tới con số 68%. Nhũng tác động của tình trạng chảy máu chất xám nói riêng và sức lao động nói chung đã được một viên chức Liên Hiệp Quốcgọi đó là "hội chứng Robin Hood ngược", ám chỉ nước giàu bóc lột nước nghèo. Để giải quyết vấn nêu trên, các nhà lãnh đạo thuộc các nước công nghiệp hóa G8 cùng các tổ chức quốc tế đã bản thảo nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có việc nâng cao thu nhập của các nhân viên chuyên môn tại những nước nghèo, thu ngắn cách biệt giữa thu nhập trong nước và ngoài nước của họ, gia tăng mức đào tạo chuyên viên các ngành cho nước nghèo để giảm thiểu tình trạng khan hiếm chất xám của họ…
Hẳn nhiên làm được điều này không đơn giản, mặt khác, việc chảy máu chất xám ở khu vực các nước nghèo không chỉ do mức thu nhập thấp, mà còn xuất phát từ tình trạng thất nghiệp hay khiếm dụng nhân công tràn lan, khiến người lao động có tay nghề phải tìm cách "tự cứu”. Do đó, có một luồng dư luận ngược lại cho rằng không hẳn hiện tượng chảy máu chất xám hoàn toàn có tính tiêu cực. Nó giúp giải quyết tình trạng dư thừa nhân công, mang lại cho nước bị "chảy máu’ nguồn ngoại tệ lớn lao do người lao động từ nước ngoài chuyển về. Nhung số liệu đã được công bố cho thấy trong năm 2005, những người lao động xa xứ đã chuyển về nước 232 tỉ USD, trong đó 167tỉ USD chảy về các nước đang phát triển.
Các nhà phân tích khuyến cáo cần có cái nhìn tỉnh táo hơn về hiện tượng vẫn quen được gọi là chảy máu chất xám. Trong những tình huống, dùng biện pháp hành chính để kìm hãm nó là thất sách, mà cần có nhiều biện pháp đồng bộ để chất xám được sử dụng một cách có lợi nhất cho cả xã hội lẫn bản thân người lao động.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường