Cái trừu tượng và cái cụ thể trong nhận thức

08:02 CH @ Thứ Tư - 27 Tháng Mười Hai, 2006

Trong nhận thức, cái trừu tượng và cái cụ thể luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng tạo thành một quan hệ xác định, trong đó cái trừu tượng là hình tái tồn tại phiến diện của cái cụ thể, còn cái cụ thể lại là cái toàn vẹn hơn, đa dạng hơn cái trừu tượng. Cái trừu tượng gián đơn hơn, cô đọng hơn cái cụ thể. Còn cái cụ thể phong phú hơn, phức tạp hơn. Cái trừu tượng và cái cụ thể là những phạm trù có tính tương đối, vì cái mà trong một quan hệ nào đó, có thể xuất hiện như một cái trừu tượng, lại có thể tồn tại như là cái cụ thể trong một quan hệ khác. Tuy nhiên, trong một quan hệ nhất định, chúng luôn luôn tồn tại như một thể thống nhất. Không có cái trừu tượng ngoài cái cụ thể và ngược lại, không có cái cụ thể nằm ngoài cái trừu tượng.

Cái cụ thể là tổng hợp vô số những mặt mà người ta đùng phương pháp trừu tượng hoá để nhận thức được trong sự thống nhất và phong phú của những mặt ấy. Nó là sự hiểu biết sâu sắc, phong phú nhất về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Nó vượt tầm cái cụ thể cảm tính, vì nó không phản ánh những tính quy định bề ngoài của sự vật trong mối liên hệ trực tiếp của những tính quy định ấy (cảm giác có thể biết được mối liên hệ đó) mà nó phản ánh những mặt bản chất trong mối liên hệ của các sự vật và hiện tượng đó. Hơn nữa, cái cụ thể còn vượt hơn cái trừu tượng vì nó không phản ánh một mặt bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng , mà nó phản ánh các mặt bản chất khác nhau trong muối liên hệ hệ chúng, nghĩa là nó bao quát sự vật một cách toàn diện.

Cái trừu tượng là sự phủ định cái cụ thể cảm tính, còn cái cụ thể là tổng hợp vô số những trừu tượng, là sự phủ định cái trừu tượng. Nhưng đó không phải là sự quay trở lại cái cụ thể đâu tiên một cách giản đơn, mà là sự,quay trở lại cái cụ thể trong giai đoạn phát triển cao hơn của nhận thức.

Trong "Lời nói đầu" Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C.Mác viết: "Cái cụ thể sở dĩ là cụ thể bởi vì nó là sự tổng hợp của nhiều tính quy định, do đó, nó là sự thống nhất của cái đa dạng. Cho nên trong tư duy, nó biểu hiện ra là một quá trình tổng hợp, là kết quả, chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và do đó cũng là xuất phát của trực quan và biểu tượng”. Ở đây, ta bắt gặp hai khái niệm điểm xuất phát.

Thứ nhất, điểm xuất phát với tư cách là đối tượng và tiền đề của sự nghiên cứu. Một mặt vì hiện thực khách quan là nguồn gốc, là đối tượng của nhận thức cho nên sự nghiên cứu, suy đến cùng, phải hướng tới hiện thực ấy, xuất phát từ hiện thực ấy. Mặt khác, hiện thực ấy trong toàn bộ của nó lại tồn tại như một tiền đề mà chủ thể 'nhận thức cần phải giả định, một khi đối tượng nghiên cứu trực tiếp chỉ là một mặt cá biệt nào đó của nó.

Thứ hai, điểmxuất phát với tư cách là một mảng riêng biệt nào đó của đối tượng mà bước đâu của quá trình nghiên cứu trực tiếp hướng tới. Trong khái niệm sau, điểm xuất phát là cái cụ thể hiện thực - cụ thể cảm tính. Trong khái niệm sau, điểm xuất phát lại là cái trừu tượng. Chẳng hạn, khi nghiên cứu hệ thống các quan hệ sản xuất TBCN, Mác lấy quan hệ hàng hoá - một quan hệ đơn giản và trừu tượng của hệ thống đó làm diềm xuất phát. Còn khi bản thân quan 'hệ hàng hoá tồn tại với tư cách là đối tượng, Mác lại bắt đầu việc nghiên cứu từ hình thái giá trị giản đơn.

Như vậy, vấn đề đặt ra là: Tư duy hướng về hiện thực, nhưng làmthế nào và từ đâu, từ gócđộ nào của cái hiện thực ấy, để khám phá ra bản chất của đối tượng ấy. Tư duy xuất phát từ cái cụ thể mới chỉ vạch ra tiền đề và đối tượng, trong khi đó thì đối tượng và phương thức tiếp cận đối tượng lại là những vấn đề khác nhau. Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là phương pháp, nhờ nó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể, vấn đề ở đây không phải là bắt đầu từ cái cụ thể ( khi điều này là một giả định), mà là quán triệt cái cụ thể theo phương thức nào? Sự nghiên cứu cẩn bắt đầu từ mảng nào của hiện thực, khi mà người ta không thể nào nắm bắt được ngay hiện thực trong toàn bộ sự thống nhất và đa dạng của nó?Để có thể nhận thức được hiện thực ấy, tư duy của con người phải xem xét đối tượng trong từng mối quan hệ, từng mặt riêng biệt, chỉ khi nào nhận thức được toàn bộ những mặt ấy thì tư duy con người mới tái hiện được cái cụ thể sinh động trong tư duy. Rõ ràng, ở đây chúng ta lại bắt gặp một khái niệm khác về điểm xuất phát. Điểm xuất phát đó không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng vớitư cách là một khía cạnh, một quan hệ giản đơn nhất, có tính chất cơ sở của cái cụ thể sinh động. Đi từ cái trừu tượng, mố xẻ, phân tích nó để tìm ra những mối liên hệ quy định và từ nó đến cái toàn bộ, phát hiện ra bản chất của cái toàn bộ, sau đó trở về cái cu thể (cảm tính) với toàn bộ sự sinh động - cụ thể của nó đó chính là phương pháp mà nhớ nó, tư duy nắm bắt được cái cụ thể.

Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chí phủ nhận cái cụ thể là điểm xuất phát của nhận thức ở chỗ , nó là sự thống nhất của cái muôn vẻ, là sự tổng hợp của nhiều định nghĩa khác nhau, nghĩa là một cái toàn bố sinh động do nhiều mặt và nhiều thuộc tính hợp thành, một cái toàn bộ mà ta không thề nhận thức ngay được. Muốn nghiên cứu cái toàn bộ ấy, người ta phải dùng phép phân tích (phép trừu tượng hoá) để tách nỏ ra từng mặt, từng bộ phận riêng biệt để nghiên cửu riêng rẽ từng mặt, từng bộ phận ấy và sau đó mới thống nhất những mặt và những bộ phận ấy lại trong tư duy, mới mô tả cái toàn bộ cụ thể trong những định nghĩa phong phú của nó. Chỉ có trong tư duy, cái cụ thể mới xuất hiện với tư cách là quá trình tổng hợp với tư cách là kết quả chứ không phải là điểm xuất phát của sự nghiên cứu.

Không phải chỉ có tư duy của từng cá nhân riêng lẻ, không phải chỉ có quá trình riêng lẻ của nhận thức mới đi theo con đường ấy, mà về mặt lịch sử nhận thức nhân loại cũng phát triển như thế. Loài người đứng trước một cái toàn bộ phức tạp và muôn vẻ giới tự nhiên, song tư duy con người lại không thể mô tả được giới tự nhiên đó ngay tức khắc trong tất cả sự phong phú và phức tạp của nó.Lịch sử khoa học đã trải qua một thời kỳ rất dài, trong đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, tách giới tự nhiên ra thành từng mặt, từng bộ phận để tiến hành nghiên cứu. Thời kỳ đó bắt đâu từ nửa sau thế kỷ XV và kết thúc vào thế kỷ XVIII. Tư tưởng vĩ đại về sự thống nhất cửa thế giới cho rằng tất cả những hiện tượng muôn hình, muôn vẻ của tự nhiên chỉ là biểu hiện của vật chất vĩnh viễn vận động và phát triển, chuyển hoá từ hình thái này sang hình thái khác. Tư tưởng này là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của nhận thức loài người. Như vậy, tự nhiên với tư cách là sự thống nhất của cái muôn vẻ chỉ xuất hiện trong tư duy như là kết quả chứ không phải làđiểm xuất phát của nhận thức. Cả trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng riêng lẻ cá biệt, lẫn trong tiến trình phát triển lịch sử của nhận thức, cái cụ thể chỉ có thể được phác hoạ lại trong tư duy vào lúc kết thúc chứ không phải vào lúc khởi đầu của nhận thức.

Nếu như cái cụ thể không là điểm xuất phát của nhận thức thì nó là điểm xuất phát trong hiện thực - điểm xuất phát của quan sát và biểu tượng.Mệnh đề này của Mác có một ý nghĩa to lớn về nguyên tắc. Nó đã chống lại sự xuyên tạc một cách duy tâm về quá trình nhận thức và vạch ra cái cơ sở duy nhất khoa học - cơ sở duy vật của nhận thức. Mác đã phê phán Hêgen và ông cho rằng sự vận động của tư duy đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể là một quá trình hình thành cái cụ thể chính ngay trong hiện thực khách quan. Hêgen đã coi tư duy có trước vả thần thánh hoá tư duy dưới hình thức "ý niệm tuyệt đối” còn hiện thực khách quan xuất hiện và phát triển được là nhờ kết quả vận động của các phạm trù logic. Trong khi đó thì phương pháp đì từ trừu tượng đến cụ thể, Mác khẳng định, chỉ là cái phương pháp nhờ nó mà tư duy quán triệt cái cụ thể và tái tạo ra nó với tư cách là một cái cụ thể trong tư duy. Nhưng nó quyết không phải là quá trình phát sinh ra cái cụ thể.

Đấy chính là điểm khác nhau cơ bản về phương pháp giữa Mác và Hêgen. Hêgen đã sa vào ảo tưởng cho rằng hiện thực là kết quả của tư duy tự tông hợp lại trong bản thân nó, tự đi sâu vao bản thân nó và phát triền lên. Gạt bỏ cái ảo tưởng duy tâm đó, Mác phân biệt một bên là cái cụ thể với tính cách là điểm xuất phát thực sự và do đó, cũng là điểm xuất phát của trực quan và biểu tượng với một bên là cái cụ thể trong tư duy với tính cách là một tổng thể phong phú của rất nhiều qui định và quan hệ. Cái cụ thể thứ hai này chính la sự tái hiện về mặt lý luân của đối tượng cụ thể - cảm tính, là kết quả tổng hợp của nhận thức khoa học. Mác viết: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Về cặp phạm trù “cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel

    27/08/2006TS. Phạm Chiến KhuĐối với các nhà triết học cũng như những người quan tâm đến triết học, hầu như không có cặp phạm trù nào trong phép biện chứng của Hegellại dễ bị hiểu sai và xa lạ như cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất"...
  • Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn trong nhận thức chân lý

    27/07/2006Nguyễn Khắc ChươngTriết học Mác - Lênin đã khẳng định tiêu chuẩn khách quan, duy nhất để xác định tính chân lý của tri thức, của sự nhận thức con người là thực tiễn, là hoạt động nhằm cải tạo và biến đổi thế giới của con người. Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý, song tiêu chuẩn thực tiễn đó vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối vớitính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn là thế nào và nó có quan hệ ra sao với tính tuyết đối của tiêu chuẩn thực tiễn...
  • Chân lý là gì?

    19/07/2006Thật khó định nghĩa được chân lý là gì. Một vài người bạn của tôi nói rằng chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau. Nhưng điều đó đối với tôi thật vô nghĩa, bởi vì đôi khi đa số lại sai lầm. Thậm chí những gì mà mọi người cùng đồng ý có thể không phải là chân lý...
  • Cái riêng và cái chung: một số vấn đề cần quan tâm

    27/04/2006TS. Nguyễn Ngọc HàMột số vấn đề về cái riêng và cái chung ít được trao đổi trên các sách báo triết học nhưng lại cần được làm sáng tỏ. Những ý kiến được trình bày trong bài viết còn phải tiếp tục được trao đổi để tiến tới một sự hiểu biết đầy đủ và đúng biện chứng cái riêng, về cái chung và về phép biện chứng...
  • Những đặc trưng cơ bản của phạm trù quy luật

    08/04/2006Phạm Văn ĐứcNgười ta thường xác định nhiệm vụ của khoa học là tìm ra những quy luật của các hiện tượng trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Những vấn đề liên quan đến phạm trù quy luật, suốt một thời gian dài, tưởng chừng đã được giải quyết xong xuôi, nhưng hiện nay lại nổi lên như một vấn đề có tính thời sự đặc biệt...
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • xem toàn bộ