Brexit của trí thức ?

05:55 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Ba, 2017

Với Brexit và kết quả của bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, có vẻ như khả năng ảnh hưởng lên xã hội của cả giới trí thức lẫn giới truyền thông đều đang bị suy giảm. Ít nhất, phe được các giới này ủng hộ đều đã không giành phần thắng. Sự suy giảm vai trò của giới truyền thông là hoàn toàn có thể giải thích được: giới này quả thực đang bị mạng xã hội và truyền thông phi chính thức lấn lướt. Thế nhưng sự suy giảm vai trò của giới trí thức thì sao? Ngày xuân, “rượu vào, lời ra”, xin thử lạm bàn về hiện tượng này.



Trí thức chính là lực lượng dẫn dắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số.
.
Trước hết, trí thức được coi là những người làm việc trong các lĩnh vực lao động tinh thần phức tạp có chức năng phản biện, định hướng và dẫn dắt sự định hình văn hóa và chính trị của một đất nước. Với định nghĩa trên, thì giới truyền thông là một phần cấu thành của giới trí thức. Vậy thì hiệu ứng giá dầu đã xảy ra ở đây. Giá dầu giảm xuống kéo chi phí giao thông giảm theo, vai trò của truyền thông giảm xuống kéo vai trò của trí thức giảm theo. Ngoài ra, những tư tưởng dù có sức lôi cuốn bao nhiêu, những nghiên cứu dù có sức thuyết phục bao nhiêu, thì nhiều khi đều giống như hoa nở trong rừng thẳm chẳng mấy ai biết tới. Giới trí thức vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào giới truyền thông để tư tưởng của họ, nghiên cứu của họ được phổ biến trong xã hội. Với sự phụ thuộc này, người ta ít nghe truyền thông hơn, thì cũng có nghĩa là người ta ít nghe trí thức hơn. Cái sự vạ lây như vậy tạo ra duyên quan họ “em xinh, em đứng một mình cũng xinh”, nhưng ít tạo ra khả năng tác động và ảnh hưởng.

Thứ hai, trí thức thường có xu hướng ủng hộ cái đúng đắn. Cái đúng đắn, rất tiếc, không phải bao giờ cũng giữ vai trò chủ lưu trong xã hội. Chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy đang trỗi dậy có vẻ không phải là những thứ được giới trí thức đánh giá cao. Thế nhưng, đây là những thứ đang tác động rất mạnh đến lá phiếu của cử tri. Và các nhà chính trị hoặc là cảm nhận được xu thế, hoặc là chủ động khuấy đảo những thứ âm binh này lên đã được hưởng lợi ngoạn mục. Điều đáng nói ở đây là: cái họ được hưởng lợi thì đã rõ, nhưng khả năng của họ khống chế những thứ âm binh đã được gọi lên thì quả thực là chưa rõ. Âm binh nhiều khi gọi lên thì dễ, nhưng khống chế được chúng thật không dễ. Mà không khống chế được thì cái giá phải trả chưa biết sẽ lớn đến chừng nào. Lịch sử của chiến tranh, của khủng hoảng trên thế giới cho chúng ta thấy rất rõ điều này.

Thứ ba, thúc đẩy toàn cầu hóa, thúc đẩy tự do thương mại, giới trí thức, đặc biệt là những trí thức trẻ, đã không hiểu hết nỗi lo và tâm trạng bất an của tầng lớp lao động bình dân và những người lao động lớn tuổi. Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội, nhưng, rất tiếc, những cơ hội này không được chia đều cho tất cả mọi người. Những người trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản dễ dàng tìm việc làm, dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống mới ở khắp mọi nơi trên hành tinh. Muôn vàn cơ hội đang được mở ra cho họ. Ngược lại, những người lao động phổ thông, những người lao động đã lớn tuổi, về cơ bản, đang bị bỏ lại phía sau. Công ăn, việc làm đối với họ ngày một khó khăn hơn; tương lai đối với họ ngày một ít chắc chắn hơn. Người no không hiểu được lòng kẻ đói. Những tư tưởng và giá trị được giới trí thức cổ vũ vì vậy trở thành những thứ gì đó xa lạ, không đáng tin cậy đối với tầng lớp dân cư này. Khả năng ảnh hưởng của giới trí thức đối với họ vì vậy cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Kết quả là các nhà chính trị nghe theo giới trí thức cổ vũ cho toàn cầu hóa, cho tự do thương mại đã lần lượt thua cuộc. Các nhà chính trị hiểu được nỗi lo của tầng lớp lao động bình dân, lao động lớn tuổi đã giành phần thắng.

Những phân tích trên cho thấy, nói vai trò của giới trí thức suy giảm không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, suy giảm trong các cuộc tranh chấp chính trị và suy giảm trong cuộc sống thực là hai chuyện khác nhau. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra không chỉ như một thành tựu, mà còn như một định mệnh của xã hội loài người. Với công nghệ in 3D, internet của vạn vật, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo…, loài người đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong giai đoạn này không chỉ cách thức sản xuất, kinh doanh sẽ thay đổi đến chóng mặt, mà thay đổi theo còn là tất cả mọi mặt đời sống của xã hội loài người. Ai sẽ là lực lượng dẫn dắt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này nếu không phải là trí thức? Ai sẽ phải đưa ra các tư tưởng, các giải pháp để đổi mới sản xuất, kinh doanh, để hoàn thiện các thể chế của xã hội loài người nếu không phải là trí thức?

Vâng, trí thức sẽ là lực lượng trung tâm cho thời kỳ phát triển mới. Và những gì đúng cho thế giới thì cũng sẽ đúng cho Việt Nam ta. Thách thức to lớn ở đây là: tự coi mình là trí thức thì dễ, thấy hết được tất cả các cơ hội và những thách thức to lớn mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra cho đất nước ta thì không dễ. Không dễ hơn nữa là thấy được cách thức, hệ thống chính sách-pháp luật có thể bảo đảm thành công cho đất nước.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức salon?

    08/09/2020Lê Thị Liên HoanNgày hôm nay, tôi thấy ở ta, lại có một loại thành phần mới, mang tên mới là trí thức salon. Họ salon ở kiểu gì? Kiểu mới nhìn qua thì hiện đại. Họ bằng cấp đầy mình, và kinh ngạc thay đều là bằng thật. Rồi sao nữa? Rồi họ dùng bằng cấp này làm cơ sở để… lấy thêm bằng cấp kia.
  • Trí thức phải biết thức tỉnh dân chúng

    07/10/2019Hồng Thanh Quang (thực hiện)Tôi thấy người Nhật có một câu rất hay là “nước Nhật trở nên mạnh mẽ bởi nước Nhật có một giới quan chức có liêm sỉ, một giới doanh nhân có dũng khí và một giới trí thức có tiết khí”. Trí thức gồm hai chữ “trí” và “thức”. Trí thức là người hiểu biết và người dùng hiểu biết của mình để thức tỉnh dân chúng...
  • Trí thức trong xã hội

    22/02/2017Pierre DarriulatĐể bày tỏ rằng việc nói về vai trò và trách nhiệm của trí thức trong xã hội là một chủ đề dễ trở nên nhạy cảm, chệch khỏi khuôn khổ định hướng chính trị của các chính quyền hoặc làm mếch lòng ai đó. Tuy nhiên, cần phải có cách để bàn về chủ đề này một cách duy lý, khách quan, tránh sa vào cảm tính một cách không cần thiết, với mục đích duy nhất là chỉ ra những điều cần làm để giúp đất nước tiến bộ...
  • Vai trò của trí thức hay trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết?

    04/08/2016Giản Tư Trung“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào...
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Bài phát biểu tuyệt vời của Tổng thống Mỹ Obama trước sinh viên, trí thức Việt Nam

    27/05/2016Bài phát biểu của một người nước ngoài, một người Mỹ, đặc biệt là của Tổng thống Mỹ. Xin mời hãy đọc và đọc lại nhiều lần!
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Trí thức là ngươi nắm bắt tương lai

    12/05/2016Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Thông tuệ và nhiệt tình, GS Tương Lai đã có cuộc trò chuyện với PV SVVN xung quanh vấn đề tri thức.
  • Tiếng nói người trí thức trong bối cảnh truyền thông hiện đại

    06/05/2016Phạm Trần LêVới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông cùng xu hướng phát triển phổ biến của mạng xã hội, lẽ ra tiếng nói của người trí thức dễ dàng lan tỏa hơn. Nhưng trong cảnh vàng thau lẫn lộn, những tiến bộ về kỹ thuật dường như chỉ làm khuếch đại tiếng ồn của đám đông thì tiếng nói của người trí thức càng dễ bị chìm lấp hơn...
  • Tri thức và trí thức

    25/03/2016GS. Nguyễn Ngọc LanhTrong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.
  • Người trí thức giữ mình bằng liêm chính và tự trọng

    11/03/2016Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiệnCuốn sách mới ấn hành Luật sư Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên cho thấy đất nước vừa có độc lập đã lo xây dựng ngay một nhà nước pháp quyền với tư tưởng rất hiện đại. Cuốn sách còn cho thấy một trí thức... sống lạ với câu hỏi đến hôm nay vẫn khó giải đáp hết được: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”.
  • xem toàn bộ