Bệnh kinh doanh

09:57 SA @ Chủ Nhật - 05 Tháng Ba, 2006

Đã bao giờ bạn gọi được thành tên 2 căn bệnh mà nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay mắc phải chưa?

Bệnh trộm ý tưởng kinh doanh

Một công ty dự định tung ra sản phẩm mới đã “tính kế” bằng cách mời các doanh nghiệp hoạt động trong ngành quảng cáo, tư vấn tiếp thị, nghiên cứu thị trường đến để cùng thực hiện chương trình giới thiệu sản phẩm mới. Sau khi đã nghe đầy đủ các ý tưởng về chương trình tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm này từ khách mời, công ty này hí hửng tính chuyện “tự mình làm lấy” để giảm chi phí!

Cách làm này dẫn tới tai hại rất lớn là uy tín của công ty bị sút giảm ngay lập tức, vì chẳng doanh nghiệp đối tác nào ngây thơ đến mức sau khi bị “xài chùa” ý tưởng mà vẫn không hiểu.

Ý tưởng của nhân viên, doanh nghiệp nào thì chỉ có giá trị cao nhất với chính người đó và doanh nghiệp đó. Bởi vì, một ý tưởng vốn được nuôi dưỡng trong tâm hồn phong phú, giàu trí tưởng tượng, kinh nghiệm, trực giác của mỗi người tại môi trường làm việc chuyên nghiệp và riêng biệt của họ.

Kế đến, người nảy ra ý tưởng chính là người có ước vọng cao nhất muốn thấy ý tưởng của mình trở thành hiện thực như đã “tưởng tượng” ra. Vì thế, hãy để người đưa ra ý tưởng thực hiện chính ý tưởng của mình là cách tốt nhất.

Thiết nghĩ, trong trường hợp doanh nghiệp tự đứng ra đầu tư, việc thương thảo mua lại ý tưởng từ chính tác giả và mời họ cùng tham gia trong suốt quá trình thực hiện là một việc làm bảo toàn được danh tiếng cho doanh nghiệp này. Từ đó, tiếng thơm về cách làm ăn đàng hoàng của doanh nghiệp sẽ mở toang cánh cửa thu hút các nhà sáng tạo đến hợp tác.

Bệnh cố chấp, cãi chày cãi cối

Có một số doanh nghiệp vì lý do nào đó đã để những lô hàng bị lỗi lọt ra thị trường. Khi bị phát hiện họ lập tức tìm cách này hay cách khác lấp liếm, che đậy, nếu không giấu giếm được thì cãi chày cãi cối, tìm cách đổ lỗi cho người khác…

Thái độ này, đối với người tiêu dùng, chẳng khác gì thêm dầu vào lửa. Người tiêu dùng sẽ không bao giờ tha thứ cho việc làm này của doanh nghiệp. Trong bất cứ trường hợp nào thì người tiêu dùng cũng chỉ có thể tha thứ cho thái độ chân thành, nếu doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của khách hàng.

Cách đây không lâu tại Wal-Mart Thượng Hải có một nhân viên ngã bệnh tại nơi làm việc. Vào bệnh viện, anh ta đã chết vì bệnh cúm gia cầm. Dù được giới y tế khuyên là nên giấu nhẹm, nhưng vị tổng giám đốc ở đây vẫn quyết định thông báo toàn bộ sự việc đến tất cả báo đài, và tuyên bố Wal-Mart Thượng Hải sẽ đóng cửa bảy ngày để điều tra làm rõ nguyên nhân và tẩy uế toàn bộ cơ sở kinh doanh.

Ngày khai trương trở lại, vị tổng giám đốc dự đoán chắc phải lâu lắm mới phục hồi lại kinh doanh như cũ, và có khi phải trả giá bằng chiếc ghế của mình. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, việc này lại trở thành một cơ hội quảng bá tuyệt vời giúp uy tín Wal-Mart vượt xa đối thủ. Doanh số của Wal-Mart sau đó chẳng những không giảm mà còn tăng mạnh.

Một thái độ tích cực và chân thành của doanh nghiệp bao giờ cũng được người tiêu dùng tín nhiệm hơn là những trò lấp liếm che đậy, cãi chày cãi cối. Vì thế, nếu bạn có ý định xây dựng một thương hiệu uy tín và bền vững thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc thái độ của bạn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đằng sau những thất bại kinh doanh

    29/12/2005Một thống kê gần đây cho thấy có khoảng 62% các công ty mới khởi sự không thể kéo dài hoạt động của mình sau 8 năm. Tại sao có một số công ty thành công, trong khi một số khác lại thất bại? Mặc dù “mỗi nhà mỗi cảnh” và luôn tồn tại những “vận rủi” khác nhau, nhưng luôn có một số nguyên nhân chung nhất phía sau thất bại của 62% các công ty cũng như phía sau thành công của 38% các công ty còn lại.
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam (tiếp theo)

    12/11/2005Nguyễn Ngọc BíchTuyệt đại đa số các Công ty tư nhân (CTTN) ở ta ra đời năm 1990 đều áp dụng mô hình Quản lý xí nghiệp (QLXN) của XNQD...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • 25 sai lầm cổ điển thường gặp trong kinh doanh

    17/08/2005Nguyễn Thùy TrangCác nhà doanh nghiệp thường gặp phải rất nhiều loại rủi ro. Thất bại đau đớn nhất là những thất bại từ những rủi ro có thể đoán trước và hoàn toàn có thể tránh được. Tuy nhiên, cũng có những cái bẫy chết người không phải ai cũng có thể biết mà tránh. Đó là những sai lầm theo kiểu lối mòn mà dù có tư duy lôgic, sự nhạy cảm, và kinh nghiệm bạn vẫn cứ mắc phải. ...
  • 5 mối đe dọa nhấn chìm các doanh nghiệp

    27/07/2005Nguyễn Thùy TrangCác công ty ngày nay đang phải đối mặt với nhiều mối đe doạ đối với sự sống còn của công ty. Sau đây xin được đề cập đến 5 mối đe doạ phổ biến nhất đang ngày một gia tăng và có tác động xấu tới sự phát triển của các doanh nghiệp: Sở hữu trí tuệ, Vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm của công ty, Bạo lực nơi công sở, vấn đề liên quan đến hệ thống phân phối và kế hoạch bổ nhiệm người kế vị. ...
  • Chiến thắng chỉ đến với người "Biết mình, biết ta..."

    19/07/2005Đối với những người làm kinh tế, khi phải đối mặt trước những đòn tấn công mạnh mẽ của đối thủ tốt nhất các nhà doanh nghiệp nên học cách im lặng và ngồi quan sát sự việc theo hướng: "Lấy kẻ nghỉ ngơi đánh người mệt mỏi", đến lúc xem chừng thế lực của đối phương đã cùng kiệt, mới ra tay phản kích, chiếm lĩnh thị trường...
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • Tránh sai lầm trong quy hoạch tài chính

    02/07/2005Doanh nghiệp thường mong muốn lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của mình. Các nhà chuyên môn chỉ ra 4 sai lầm và cách phòng ngừa nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ về tài chính cho doanh nghiệp.
  • 9 lý do khiến doanh nghiệp thất bại!

    13/01/2004Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt và khốc liệt. Để gặt hái được thành công trong kinh doanh không phải là chuyện một sớm một chiều. Một doanh nghiệp đứng vững và lớn mạnh ngày hôm nay, không thể tránh khỏi những thất bại thảm hại ngày mai. Điều cần thiết lúc này là phải tìm ra nguyên nhân chính của vấn đề và từng bước giải quyết chúng. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới những thất bại của doanh nghiệp...
  • Thất bại của kinh doanh mù quáng

    13/01/2004Một loại sản phẩm đồ điện được ca ngợi hết lời tại Mỹ đã vấp phải thất bại cay đắng tại thị trường Nhật bản. Việc xây dựng những khách sạn hạng sang tại nước ngoài nhằm đón đầu làn sóng du lịch của các nhà kinh doanh du lịch đã thất bại thảm hại do thua lỗ. Đó chỉ là 2 ví dụ của việc kinh doanh mù quáng, không tính toán kỹ lưỡng trên thương trường...
  • 10 nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp

    29/10/2003Các nhà doanh nghiệp khi thất bại trong kinh doanh thường chỉ biết đổ tại cho nguyên nhân dẫn đến phá sản là nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái và do mình thiếu vốn. Để chống lại sự thất bại hay phá sản, thực tế chỉ có một phương thức duy nhất: nhà doanh nghiệp phải có ý thức nhanh chóng rút ra bài học từ những thất bại, không phạm những sai lầm đã dẫn đến phá sản doanh nghiệp...
  • xem toàn bộ