Bận và nhàn
Chúng ta thường thích hỏi người rằng: Gần đây có bận không?
- Chưa hề có ai hỏi tới chữ “nhàn”. Chờ khi hỏi đến chữ “nhàn” thì tình huống nhất định là không tốt rồi. Hai chữ “nhàn hạ” là chữ mà chúng ta không thích nói tới. Người nói tới “nhàn rỗi” chính là muốn nhờ người tìm việc thay cho anh ta.
Thế nhưng chúng ta hãy nghĩ kỹ mà xem, người “bận” không nhất định là bận thật, người “nhàn” chưa thể nhìn thấy là thật “nhàn”. Người nói bận có thể buổi sáng tới quán trà, ngồi tới quá trưa. Buổi chiều ngồi vào bàn cờ, ngồi tới quá chiều. Hoặc là chạy rông một hồi, tán gẫu chuyện một hồi, khoe khoang một hồi, tán xuông một hồi, đây đều là những công việc của người “bận” làm những công việc của người “bận” thực tế là chẳng có việc gì cả. Từ trong tiểu thuyết chúng ta đã nhìn thấy một cái biệt hiệu “Bận vô sự”, nếu đem biệt hiệu này tặng cho họ thì quả thật là vô cùng thích đáng. Ngược trở lại quan sát những người “nhàn”, nếu anh ta quả thật sự cần đi tìm việc thế thì anh ta quả thật là tương đối bận. Tìm việc là việc bận nhất, chẳng những phải dùng đến chân mà còn phải dùng đến rất nhiều tâm tư. Những người nhàn nếu là người gày có lẽ là anh ta đã dùng đến quá nhiều tâm tư.
Nếu chúng ta tiến sâu thêm một bước để nghĩ, cuối cùng thì “bận” tốt hay “nhàn” tốt? Nói tới việc dưỡng thân chúng ta vẫn phải lấy chữ “nhàn”. Những người vận động nhiều chưa chắc đã tốt bằng người nghỉ ngơi nhiều. Người phương Tây thường hay vận động nhiều. Chúng ta nghe nói bởi vận động quá mệt mà tổn thương tới sức khỏe, đã có rất nhiều, rất nhiều người. Người Trung Quốc thích ngồi yên lặng luyện khí, tăng tiến việc bổ thực, ít vất vả về tinh thần, đây đều là lấy chữ “nhàn” để làm đạo dưỡng thân. Cuối cùng thì loại nào tốt hơn loại nào, đại để là bạn đọc không khó tưởng tượng cũng đã được thấy. Lại nói về thuyết dưỡng tâm “nhàn” tốt hơn “bận”. Người Trung Quốc có câu cổ ngữ “Dưỡng tâm không gì tốt hơn quả dụcl. Quả dục chính là khúc nhạc dạo đầu của “nhàn”. Lại có câu cổ thoại “Mang trung hữu thố”2, Thố chính là khúc nhạc dạo đầu của sự tâm phiền ý loạn.
“Nhàn” là tốt!
Chúng ta cần phải phân biệt cho rõ ràng “nhàn” và “lười”. Lười là có việc mà không làm, nhàn là bớt ra thời gian, làm chậm chạp. Nhàn là phải bớt dành ra, hơn thế còn có thể bớt dành ra từ trong bận rộn. Chúng ta nói “dành sự nhàn trong sự bận” chính là do ý này. Bận thì không thể dành ra được, cho nên từ trong ý nghĩ mà nói, thú vị của “nhàn” quả thực tốt hơn “bận” nhiều. Chúng ta thường nghe thấy một câu nói vui cười, đó là “Thê bất như thiếp, thiếp bất như tì, tì bất như thâu, thâu bất như thâu bất trước” (vợ cả chẳng bằng vợ lẽ, vợ lẽ chẳng bằng đứa ở, đứa ở chẳng bằng trốn việc, trốn việc chẳng bằng trốn không được). Trong câu này không phải là nói gì đến vấn đề đẹp xấu, thân phận v.v... thực tế điều muốn nói chính là ở chữ “Thâu”3, muốn bắt con người ta phải từ chữ “Thâu” mà sinh ra. Một người suốt ngày bận rộn, bỗng dành ra được một chút thì giờ rảnh rỗi, khi anh ta lợi dụng được thời gian rảnh rỗi ấy tự làm các công việc của mình, thế thì loại tình và cảnh ấy lại không vui thú hay sao?
Ngày trước, khi bàn với bạn tôi về sự “trốn việc”, anh ta nói: “nhàn” không phải là lấy cắp được mà chính từ sự áp bức mà ra. Những tác phẩm vĩ đại hoặc là những tác phẩm hay đa số được hoàn thành ở trong ngục. Đó chẳng phải là từ trong tù ngục mà ra đó sao? Lời nói này của anh ta không phải là hoàn toàn vô lí do. Một người viết văn, tác phẩm của ông ta thường là phải bị người ta thúc giục thì mới viết được thành công. Bản thảo có lẽ nào thật sự bị thúc ép mà ra đó hay sao? Trên thực tế mà nói là vì ông ta bị thúc giục mà dành thời gian ra để ngồi xuống viết. Văn chương thực tế được viết thành trong lúc “nhàn”, “nhàn” lại chính là từ bị áp bức mà lấy cắp ra được!
(Chọn từ “Sương hoa tập”)
1 Quả dục: Là ít điều ước muốn.
2 trong sự bận rộn có sai sót.
3 Thâu: Là ăn cắp, cắt bớt thời gian, trốn việc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành