Bàn về Đúng / Sai và Thắng / Thua

03:38 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Hai, 2016

Người ta tranh luận hay xử sự thường có khuynh hướng khẳng định Đúng / Sai và Thắng/ Thua. Nhưng đó chỉ là một bước nhỏ của cả chuỗi hành xử trong cuộc đời. Đạo vô chấp / Đức vô ngã thì không cần tính đến điều đó nữa. Đúng/ Sai, Thắng/ Thua là​ những khái niệm tương đối, trong từng hoàn cảnh, đối tượng, văn hoá, phương thức, trong không gian / thời gian xã hội khác nhau....

Ở một số Nước đi bên phải đường là Đúng, ở nhiều Nước còn lại thì đi bên trái đường! Ở Bắc Triều Tiên không yêu ông Un đã đắc tội nghiêm trọng, nghe đài phương Tây là hoạ. Còn ở Mĩ xin cứ tự nhiên không ai kết luận Đúng / Sai và chẳng Thắng / Thua gì xảy ra cả . Đảng cs coi Tư bản là tự Thua mà giãy chết còn tư tưởng Mac Lê ắt Thắng thế trên toàn cầu. Rõ là chẳng Đúng, nhưng phê nó là sợ Sai.

Phương Tây nam nữ thanh niên thụ thân trước hôn nhân chẳng Sai, ở xứ Ta trước đây ai dám thế bị coi vô phúc! Xã hội theo đạo Hồi, lấy 4 vợ vẫn là Đúng, không lấy vợ cũng chẳng Sai! Nhưng Vua xưa kia ở Nước nào cũng vậy: không lấy vợ lại là nguy! Nhiều ý muốn thay đổi, thậm chí cải hoá tập quán muôn dân thấy Đúng, nhưng có khi Thua thế lực Vương gia....

Mong muốn phát triển kinh tế là Đúng, nhưng phá rừng nguyên sinh, cố đem cây cao su về trồng bạt ngàn vào đó là đại Sai, nhưng cách đó có thể chấp nhận được ở một số vùng rừng tái sinh Tây Nguyên. Trước kia làm kinh tế thị trường bị coi là Sai, nay thế là Đúng nhưng không cẩn thận Thua trắng lưng

Người đi xe máy đằng sau va vào người đi trước, dù đang đi Đúng, nhưng xảy ra thế là Sai, người đi trước ( giả sử cũng Đúng ) không mặc nhiên đã Thắng. Cách xử sự chửi bới cuồng nộ của người đằng trước không cẩn thận rất sai mà gây ẩu đả. Anh công an đưa hai người về đồn là Đúng, nhưng vì điều gì để họ tố mình Sai thế là bị kỷ luật

Trung Quốc ỷ kinh tế quốc phòng mạnh thực hiện mọi cách 'liếm' hết biển Đông, hẳn nhiên họ phải cố tìm dựa vào lý 'Đúng' nào đó để hô hoán rằng 'có bằng chứng không thể chối cãi' nhưng họ đã bộc lộ rất nhiều điểm Sai , nên không thể giúp họ Thắng cho được ! Các Nước nhỏ còn lại cố gắng không Sai để tránh Thua.

Trong giới làm ăn nhiều khi vì Đúng mà Thua, kẻ làm Sai được nhiều mà thành Thắng trong nhiều việc còn lại. Có kẻ xấu thao túng cái Sai của người khác để mưu Thắng cho nó. Giả sử những cái Sai phải bị tử hình thì Nhà nước không hề vui với cái Thắng của mình trong việc đó.

Có Nước, trẻ con đi học phải làm bài Đúng với điều được dạy và đáp án của thày cô ( nên phần lớn khá giỏi ) mà lớn lên mắc đầy cái Sai trong ứng xử, làm việc, thái độ sống, phương pháp quản trị... Một kẻ trung niên được truyền thông gọi là 'quý ông' dừng xe đái bậy giữa ban ngày trên đường Thủ đô, mà công an và dư luận không biết xử lý cái Đúng Sai như thế nào, chắc là văn hiến và văn minh Thủ đô Thua, nhưng ai Thắng ở đây?



Bà Thủ tướng Đức Mekel rộng tâm mở lối cho người tị nạn được vào cư trú tại Đức ( khó ai phê phán được là Sai ) , nhưng hành xử của nhiều kẻ Sai trong giao thừa Bolonhơ khiến bà dễ bị Thua trong nhiệm kỳ tới, nhưng không hẳn cộng đồng đang tị nạn ắt phải Thua. Stalin từng ban bố những mệnh lệnh tàn khốc cực Sai về tính nhân đạo ở Liên Xô khi chiến tranh nhưng giành được Thắng vĩ đại Phatxit
......
Ví dụ nhiều vô kể....


Triết lý của kẻ ghê gớm ( ví như kẻ xâm lược / maphia / cường hào ) là : đã mưu cầu Thắng cần gì đến Đúng / Sai. Thua làm giặc!

. Những người thấp cổ bé họng, trí đoản năng hèn thường bị theo lẽ Đúng / Sai của kẻ mạnh mà sa vào cuộc Thắng / Thua của nó


Nên, các Trí Giả khuyên:

  • Đúng phải là cốt lõi / xuyên suốt / nhất quán của Lẽ Phải : được thừa nhận ở mọi nơi mọi lúc, nhân bản được, lan toả được, trọng tài cho Thắng / Thua thậm chí hoá giải được Thắng / Thua
  • Sai là quay lưng thậm chí xung đột với Đúng. Đừng tiếp tục! Nếu đã Sai không nên cố từ nó giành Thắng, tìm đến từng điều Đúng để dừng và giảm Sai, đỡ bị Thua đau đớn sau này


Nhưng vẫn trong cái vỏ của 4 khái niệm được cơi nới rộng ra mà thôi!
....


Hơn thế....
Để thoát khỏi cái nghĩa tương đối của Đúng / Sai và Thắng / Thua nêu trên thì người ta phải đi đến được, sở hữu được, thực hành được những khái niệm có giá trị phổ quát toàn thể. Vì thế xưa kia Trang Tử nói hành động chẳng nên theo cái lẽ Đúng / Sai của kẻ khác, đừng sa vào cái mưu Thắng / Thua của kẻ khác. Học trò hoang mang hỏi lại Thày: vậy rốt cuộc nên thế nào? Trang Tử kế tục Đạo Đức Kinh của Lão Tử mà rằng : chỉ có Đạo Đức mới hanh thông, an lành, phúc quả!

Đạo là học hỏi phát hiện ra được trong Tạo hoá...các Quy luật ( Huệ Năng là vậy ) : có lực hướng tâm thì cũng có lực ly tâm, khi nào nước dập được lửa và khi nào làm lửa to hơn....nhiều chân như Rết hay không chân như Rắn đều di chuyển được. Thắng / Thua theo nghĩa vận hành Đúng / Sai theo Quy luật mà thôi: hoặc được Quy luật ủng hộ ( Trời độ trì ), hoặc bị Quy luật dập vùi ( Trời không dung ) .

Đức là con người sáng tạo nghĩ ra Quy tắc ( Trí Năng là vậy ) vận hành như thế nào, có phương pháp ứng dụng nổi được các Quy luật không, liệu hành xử được tự nhiên như nhiên như Rắn thoăn thoắt mà không cần nghĩ, Rết chẳng mưu cầu phải thêm chân. Chiếc thuyền giấy gấp chỉ nổi lào phào trong ao phẳng lặng, nhưng con tàu sắt lớn lướt nhanh trên sông lại vượt qua được cả biển khơi gió bão....đều hanh thông ...

Đúng / Sai theo Đạo Đức. Được thế khỏi cần Thắng / Thua.... Sẽ không còn cái vỏ tương đối của nó nữa!
....

Từ đó, mọi người - các chính khách, nhà quản lý, những trí thức, mỗi người dân tự vấn :

  • Ta làm điều gì ở đây, lúc này cho là Đúng thì trong hoàn cảnh khác, không thời gian khác, với đối tượng khác còn Đúng nữa không? Có lâu bền không? Không làm ai phải Sai hay bị Thua chứ ? Có làm tăng giá trị của Ta không
  • Ta được Thắng ai, bởi điều gì, có phải dựa trên cái Sai nào không ? Trong đó chính Ta có bị tự Thua mình điều gì không? Kẻ Thua có để ta yên sau này không? Sau đó ta có phải 'chiến những trận' ghê hơn không ?


NGƯỜI CÓ TẦM CỠ THOÁT RA, VƯỢT LÊN ĐƯỠC TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA 4 KHÁI NIỆM TRÊN LÀ THÁNH NHÂN! NHƯNG AI CŨNG MUỐN HỌC, MUỐN BÁI, MUỐN CẦU THÁNH NHÂN VÌ THẾ

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình

    14/01/2016Nguyễn Tất ThịnhUh... Biển lớn WTO đây rồi !!! Ah... Nguy cơ và thách thức !!! Oh...Khủng hoảng kinh tế toàn cầu !!! Ih... Đổ vỡ hệ thống Tài chính Toàn câu !!! Eh... Phá sản và thất nghiệp tràn lan!!! Hm... Khẩn cấp cứu trợ cả gói!!! Rm... Các Chính phủ hãy đoàn kết lại!!!
  • Suy nghĩ nông nổi, tính khí thất thường

    15/09/2018Vương Trí NhànMột sĩ quan Pháp từng nhận xét về người Việt: “Họ hiền lành vô tư lự, nhút nhát thích khoe khoang, dễ bốc mà xỉu cũng nhanh, thường có tâm lý ăn may của người chơi bạc, nhiều khi biến thành lập lờ hai mặt “...
  • Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    17/02/2017Vũ Minh GiangĐưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử...
  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • Xã hội cần những trí thức suy nghĩ độc lập

    01/02/2016Thượng Tùng thực hiệnTiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Phó Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, là một trong những chuyên gia trẻ được nhiều người biết. Anh là thành viên nhóm nghiên cứu của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ), tham gia thực hiện bốn bài thảo luận chính sách theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, là “cánh chim báo bão” nhẫn nại với nhiều bài báo đề cập những giải pháp tháo gỡ khó khăn từ một số chính sách của Nhà nước.
  • “Dụ” máy tính suy nghĩ như con người

    28/01/2016Trang Bùi lược dịchCác nhà nghiên cứu vừa tạo ra một mô hình máy tính cũng có khả năng đặc biệt như ở con người là nắm bắt được khái niệm mới chỉ qua một lần xem làm mẫu...
  • Người Việt sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ

    15/10/2015Minh Phương (thực hiện)Một đặc tính của dân Việt là sống hời hợt, thường phản ứng vội, theo phong trào, ra quyết tâm nhưng ít đi tới cùng. Quan niệm ăn sâu “nói thì dễ, làm mới khó”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đề cao hành động hơn suy nghĩ, không có sự nghiền ngẫm sống…
  • Suy nghĩ lớn! Có tác dụng gì?

    27/09/2015Nguyễn Tất ThịnhĐa số những người bình thường ( từ dân cho đến Vua đều có thể là thế ) vì sở hữu trong bản thân những điều 'dưới bình thường' ! Phần 'được hơn' có thể do may mắn, ăn theo, thế tục, cạ cánh, liều lĩnh....nhưng giỏi lắm mới có thể chỉ là 'phong độ nhất thời' mà thôi! Bài này ( tiếp theo ) tôi muốn đề cập đến tính 'LỚN' của những nhân vật 'LỚN' mà chính họ có Công quả thành 'đẳng cấp mãi mãi' !
  • 15 lối suy nghĩ lệch lạc mà ai cũng có ít nhiều

    12/08/2015Hồng Liên biên dịchBạn có biết suy nghĩ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn? Suy nghĩ theo hướng tích cực và lạc quan sẽ mang đến cho bạn một nội tâm an hòa và cơ thể tràn trề sức sống. Nhưng suy nghĩ lệch lạc lại khiến bạn có cái nhìn tiêu cực về bản thân và những người xung quanh. Vậy, làm sao để nhận biết những suy nghĩ lệch lạc ấy?
  • Hỏi và Đáp - hai thao tác cơ bản trong học tập và nghiên cứu

    11/04/2014Bùi Quang MinhHỏi và Đáp là hai mặt căn bản của quá trình con người tư duy. Đứng trước những điều chưa biết, chưa hiểu, hay hiểu chưa chắc chắn, rất tự nhiên chúng ta đều tự đặt ra cho mình một hay nhiều câu hỏi...
  • xem toàn bộ