Autonomous Persona
Xem thêm:
- Ma Trận: Một nghiên cứu về giải thoát gông cùm ma vương
- The Matrix - Ý nghĩa của từng nhân vật
- Animatrix - Trong thế giới Ma Trận
Ma trận (Matrix) từng là bộ phim ưa thích của mình, không hẳn nó đế cập đến các ý tưởng công nghệ mang tính tương lai (futurist) như sự tồn tại của một thực tế áo (Virtual Reality), thực tế tăng cường (Augmentation Reality), một chủ đề quan trọng của hội nghị F8 của Facebook vừa qua; mà còn là triết lý trong đó...
"Truyện phim kể về Neo, vốn là một hacker, sống giữa thời đại của chúng ta. Tình cờ Neo liên lạc qua mạng với một người bạn bí ẩn là Mopheus, người hứa sẽ dẫn Neo tới một thế giới diệu kỳ và rất thực nếu Neo chịu Dấn thân theo Mopheus. Người sau đó đã chỉ ra cho Neo hiểu anh đang sống trong một thế giới giả tạo hoàn toàn được lập trình do robot thông minh vẽ ra. Thế giới Ma trận – chính là xã hội chúng ta ngày nay. Nơi mọi cảm xúc và trải nghiệm của mỗi người thực ra chỉ diễn ra trong não mà thôi, còn thân thể thực sự của con người đang được nuôi cấy trong những bể dung dịch để cung cấp năng lượng cho Robot. Mopheus và những người tự do còn lại đang cố gắng giải thoát cho loài người, những người như Neo, trong cuộc chiến tranh chống lại Robot này, bằng cách dẫn dắt họ ra khỏi Ma trận, xã hội vô minh.''
Nội dung phim đi thẳng vào những vấn đề cơ bản của Triết học. Triết học luôn đặt ra câu hỏi “Tôi là ai?” “Tôi có thể nhận thức được cái gì” “Và những gì tôi đang nhận thức, có thực hay không”. Và cách lựa chọn trả lời những câu hỏi đấy của Neo và Mopheus, theo tôi là rất Hiện sinh, nhưng mỗi người mỗi khác.
Tham vọng của Elon Musk là tạo nên một Hợp thể (Merger) vĩ đại thống nhất thông minh của người và máy hay sự thống nhất của hai thực tại: thực tại truyền thống và thực tại ảo. Cái tôi Truyền thống (Traditional Self) và Cái tôi Số (Digital Self).
Thực sự, chúng ta đã sống trong thực tại ảo, hay cuộc sống trên mạng khá nhiều. Một người có đến 4 đến 6 giờ làm việc trên mạng, 74 lần kiểm tra email và 200 lần nhìn vào màn mình điện thoại, tương tác với hàng tá người trên mạng xã hội. Cái tôi Số (Digital Self) xem ra cũng quan trọng như Cái tôi Truyền thống.
Và nếu như anh chết trên mạng, thì theo Neo, liệu anh còn sống sót thực sự không?
Thế nhưng sự kết nối ngày càng gia tăng. Theo thống kê từ nay đến 2020 có đến 50 tỷ thiết bị được kết nối mạng do sự bùng nổ của kỹ nghệ IoT., chúng ta được kết nối hơn bao giờ hết nhưng càng kết nối chúng ta càng hạnh phúc? Câu trả lời hiện giờ là không. Một thuộc tính quan trọng của con người là cảm giác thuộc về (belongings) hay cảm giác được sống trong xã hội với các tương tác xã hội. Ai không muốn có thể đi tu hoặc sống ngoài hoang đảo như Robinson. Những người này có nhưng không phải chiếm đa số của nhân loại.
Khi bạn nhìn vào 10 năm qua của sự phát triển công nghệ rõ ràng rằng các ứng dụng xã hội (social apps) là những người chiến thắng lớn. Các công ty như Facebook, Twitter, Instagram và WeChat đều đang nhúng (embedded) trong cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người. Nhờ vào Luật Moore của 50 năm qua, chúng ta đã có thể tạo ra một Internet vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ với các chức năng xã hội có thể truy cập qua các thiết bị có kích cỡ bỏ túi. Điều này đã dẫn tới những phương thức hoàn toàn mới để kết nối thông tin lẫn nhau và cho chúng ta biết mình là ai và chúng ta liên quan đến nhau như thế nào.
Chúng ta biết rằng sự chú ý của chúng ta là khó mở rộng, là hữu hạn. Và kết nối của chúng tôi vẫn tiếp tục gia tăng theo cấp số nhân - một phần bởi vì mối quan hệ cá nhân của chúng ta mở rộng đến các thiết bị điện toán mới trong nhà, công việc và xe hơi của mình. Nhưng nếu chúng ta không thể giảm được sự chú ý của chúng ta, làm thế nào để chúng ta thích ứng với môi trường mới mẻ này?
Chúng ta là một loài yêu thích thay đổi và sáng tạo. Chúng ta đã thiết kế vô số loài động vật và thực vật mới ... và bây giờ chúng ta đang trong giai đoạn đầu của việc tạo ra những thực thể "nhân tạo" mới.
Thực tế trong tương lai gần, chúng ta sẽ có một số lượng kết nối cực lớn với người, địa điểm, và những thứ mà chúng ta gặp phải trong suốt cuộc đời - cả về mặt sinh học lẫn nhân tạo. Không ai có thể làm được điều đó một mình. Bạn sẽ cần một ""cái tôi tự trị" (autonomous persona) có thể đại diện cho bạn - nó sẽ biết sở thích, hành vi và biểu hiện xã hội của bạn.
Cái tôi tự trị là một mô hình số của bản thân bạn (a digital model of you). Mô hình đó có thể được sử dụng như một bộ não-trong-đám mây (a brain on the cloud), có thể làm những điều thú vị cho bạn - từ việc nổi bật những điểm tương đồng với những người mà bạn gặp để tự động trả lời những người khác thay mặt bạn. Theo thời gian AI clone (nhân bản nhân tạo) của bạn sẽ trở nên chủ động hơn, nhận thức ngữ cảnh, và thậm chí có thể thể hiện một số cá tính của bạn một cách tự động.
Bạn đã chuẩn bị một Autonomous Persona (cái tôi số hóa)như thế nào?
Bộ ba tập phim Ma trận sẽ ra mắt vào năm 2017
(Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)
.
Hai vị đạo diễn của ba tập phim Ma trận (The Matrix) từng đoạt giải Oscar đang lên kế hoạch viết tiếp câu chuyện của loạt phim ăn khách này. Hãng Warner Bros. được cho là đã nhận bản trình bày ý tưởng cũng như tóm tắt câu chuyện cho ba tập Ma trận tiếp theo.
Nếu như ý tưởng này được Warner Bros. thông qua thì năm 2017 sẽ là thời điểm rất nhiều siêu phẩm của điện ảnh cùng ra mắt như Avatar 3 của James Cameron và Star Wars: Episode VIII của George Lucas. Nhiều nguồn tin cho biết câu chuyện trong ba tập Ma trận sắp tới sẽ diễn ra trước ba tập phim đầu và lý giải bằng cách nào mà Ma trận đầu tiên được tạo lập nên. Tính đến thời điểm này The Matrix, The Matrix Reloaded và The Matrix Revolutions đã thu về hơn 1,6 tỉ đôla Mỹ cho hãng Warner Bros.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015