An ninh công cộng tại Đông Dương

08:01 CH @ Chủ Nhật - 28 Tháng Tám, 2011

An ninh ấy ra sao?

Vấn đề được đặt ra, bởi vì, từ ít lâu nay, những đồng bào nào của chúng ta mà dính líu vào những chuyện gì đó có ít nhiều tính chất chính trị liên quan đến nền công lý thuộc địa, liền bị tố cáo giống nhau là âm mưu làm rối loạn trật tự công cộng và tạo ra những xáo trộn chính trị nặng nề. Đó là một công thức đã thành lệ rồi.

Chúng tôi không bàn đến những sự tố cáo đó, mà theo chúng tôi chẳng đáng bàn cãi, chúng tôi chỉ nhận định rằng những tố cáo ấy tỏ ra là một dấu hiệu của thời buổi này.

Thật vậy, đó không phải là cùng tình trạng tinh thần giống mười lăm năm về trước. Đã có những cuộc nổi dậy như vụ Đề Thám, vụ Thái Nguyên, vụ Duy Tân, ấy là chỉ kể những vụ việc quan trọng nhất. Những cuộc nổi dậy đó là do những sáng kiến cá nhân. Những vụ đó bất quá chỉ là một sự vùng dậy có tính cách nghị lực tự nhiên của một Lê Lợi, một sự hồi tưởng của hào khí anh hùng thời xưa, một hành động nổi loạn của tinh thần dân tộc bị xúc phạm nặng nề.

Ngày nay thì là một chuyện khác. Đó chính là lòng ái quốc theo đúng nghĩa cao đẹp nhất của nó, lòng ái quốc của 20 triệu con người đã hiểu thấu ý nghĩa đích thực của chế độ thực dân.

Những nguyên nhân của sự tiến hóa này?

Những nguyên nhân ấy thì nhiều và phức tạp. Nhưng như là những biến cố dẫn tới những tư tưởng mới, mà chế độ thuộc địa không sao bưng bít được mặc dầu là họ đã làm đủ cách để cố bưng bít. Trong những biến cố ấy phải kể đến sự thăng tiến kỳ diệu của nước Nhật và cuộc cách mạng Trung Hoa.

Trạng thái tinh thần mới ấy đã lộ rõ qua những cuộc biểu tình khá ấn tượng, chẳng hạn như những cuộc biểu tình xảy ra ủng hộ Phân Bội Châu – nhà ái quốc vĩ đại, bất ngờ bị bắt cóc trên lãnh thổ Trung Hoa và đưa về quê quán, toàn dân nổi dậy để phản đối và đòi trả tự do cho ông, trong khi 10 năm về trước, sự hy sinh vì lý tưởng của ông có lẽ đã bị những tên An Nam bán mình cho chính quyền Pháp chửi bới rồi.


Đám tang cụ Phan Châu Trinh tháng 3/1926

Ý tưởng được hình thành và rõ nét dựa trên nguyên tắc về quyền được thành lập nước của các dân tộc mà đặt ra quyền dân tộc tự quyết.

Chính tình cảm cao thượng và rất đáng tôn trọng này đối với tất cả các dân tộc là cái mà các nhà bảo hộ chúng tôi tìm loại bỏ bằng mọi biện pháp hà khắc nhất. Giam tù, đày ải, lao động khổ sai chỉ vì một vài câu nói hay một vài bài viết gọi là khích động gây rối loạn. Hãy nghĩ tới Phạm Tất Đắc, tới Đồng Sĩ Bình. Hãy nghĩ tới những cuốn sách bị cấm. tới “Việt Nam hồn”, tới “Phục Quốc”, tới “L’Âme Annamite” (Hồn Việt), tới “Tân Thế Kỷ”.

Từ tất cả những chuyện đó ta rút ra được hai sự kiện: một đàng là sự thức tỉnh của cả dân tộc đi tìm thực hiện giấc mơ của mình; đàng khác là cố gắng của nhà cầm quyền tìm cách ngăn cản sự thức tỉnh này.

Để làm việc ấy, có thể nói chính quyền có nhiều ngón đòn dự trữ trong túi xách. Và đây là một: các tòa án với kiểu buộc tội tố cáo cổ điển: “Âm mưu có bản chất nguy hại đến an ninh công cộng và tạo ra những xáo trộn chính trị nghiêm trọng”.

Chúng ta hãy tìm hiểu.

An ninh nào vậy?

Có phải là an ninh ở lãnh thổ Đông Dương, mà theo định nghĩa của Seignobos, là “bảo đảm không bị một dân tộc khác tấn công”? Dĩ nhiên là không. Hay phải chăng là an ninh của 20 triệu con người, “bảo đảm thực tế không ai có thể xâm hại đến sự sống và tài sản của họ”?

Phải! Các nhà bảo hộ chúng tôi sẽ nói như vậy.

Hãy xem xem có đúng vậy không. Nhưng sự an ninh này, đó là chín phần mười dân chúng làm việc cực nhọc cả năm mà không bao giờ chắc chắn được trả giá để có quyền sống trên đất của tổ tiên họ. Sự an ninh này, đó là lụt lội xảy ra định kỳ do sông Hồng gây ra, và dịch tả làm chết vô số người. Sự an ninh này, là thuốc phiện và rượu đầu độc giống nòi. Đó là sự bóc lột cả một dân tộc bởi một nắm người tư bản và bọn lưu manh tứ chiếng.

An ninh đó, là sự khốn khổ của đám đông quần chúng, là sự phẫn nộ của giới trẻ năng động và thông minh, mà chính quyền làm tất cả để ngăn không cho học hành; đó là sự bất mãn của thành phần ưu tú bị giới hạn trong vai trò hoàn toàn là vai trò hạ cấp thường là bị hạ nhục và mất phẩm giá.

Như thế có nghĩa là an ninh mà các ông quan tâm tới, không phải là an ninh cho chúng tôi, mà đúng hơn là cho các ông. Đó là an ninh của các xí nghiệp thuộc địa, an ninh của các hầm mỏ mà các ông đã chiếm đoạt, an ninh của đất đai mà các ông đã cướp khỏi tay dân chúng bản địa, an ninh của các nhà máy và nhà buôn làm thiệt thòi chúng tôi. Một thí dụ nhỏ để soi sáng con mắt ngu muội của đồng bào chúng tôi. Không có tiền thuế quá cao do hệ thống nhà đoạn của các ông, chúng tôi sẽ được mua vải Nhật hay của các nước khác với giá rẻ hơn, và các nhà máy sợi của các ông sẽ không thể bắt chúng tôi phải bỏ ra hàng năm hơn hai trăm triệu quan (francs) để mua vải chúc bâu của các ông.

Vậy là người ta đã hiểu tại sao các ông kiên quyết truy tố những ai dám lên tiếng tố cáo các âm mưu của các ông, là chính những âm mưu mà bản chất nguy hại đến an ninh công cộng, trong khi mà chúng tôi làm việc một cách hòa bình để phục hưng giống nòi chúng tôi qua mọi thứ trở ngại mà các ông gieo rắc trên con đường của chúng tôi.

Chính quyền thì có sức mạnh; dân chúng thì có ý tưởng. Theo Gustave Le Bon, sức mạnh có thể áp bức tư tưởng, nhưng không được bao lâu, “bởi vì một tư tưởng bị áp bức sẽ sớm trở thành động lực tạo ra sức mạnh”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài thơ cuối cùng của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh

    19/06/2011Lê Minh QuốcNguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Ông mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi. Lúc mất, người ta đã tìm thấy trong túi áo ông những dòng chữ viết nghệch ngoạc bài thơ Sống - Chết...
  • Nguyễn An Ninh, người đánh thức một thế hệ thanh niên

    10/02/2011Phan QuangGiáo sư Trần Văn Giàu cho biết: “Bản thân tôi những năm trẻ tuổi đi vào con đường cách mạng, tôi được nhiều người dìu dắt, mà người dẫn dắt trước hết, sâu sắc nhất, quyết định nhất chính là anh Nguyễn An Ninh”. Giáo sư khẳng định: Nguyễn An Ninh là một người “đã có công đánh thức cả một thế hệ thanh niên còn mê ngủ”...
  • Bàn về an ninh

    28/08/2009Cao Huy ThuầnMỗi quốc gia mỗi khác, nhưng điểm khác biệt căn bản nhất phải xét là sự
    vững chắc, gắn bó, đoàn kết về xã hội, chính trị. An ninh của quốc gia
    không nằm ở đâu khác. Tiêu chuẩn để phân biệt giữa quốc gia "mạnh" và
    "yếu" cũng nằm ở trên đó: một quốc gia "mạnh" là quốc gia có nhiều khả
    năng đối đầu với những đe dọa về an ninh hơn một quốc gia "yếu".
  • Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

    22/03/2007Mạnh Ngọc HùngToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối...