8 loại người sẽ bị xã hội đào thải trong thế kỷ 21

Dịch từ cmoney.tw
04:50 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Tư, 2016

Xã hội hiện nay đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, nhưng có một số người cứ như là nước chảy bèo trôi không biết tự nâng cao bản thân để cuối cùng bị xã hội đào thải. Hãy tránh đi để bước kịp thời đại nhé!

1. Người không học hỏi thêm ngoài thời gian làm việc

Khác biệt trong công việc giữa người với người là cách sử dụng thời gian ngoài thời gian làm việc. Người luôn có thời gian rảnh rất khó thành công, người lúc nào cũng bận rộn mới rất có thể sẽ thành công.

Khoảng thời gian ngoài 8 tiếng làm việc quyết định hiện tại và tương lai của bạn.

Có học tập thì mới có quyền lựa chọn, không có tri thức thì không có thưởng thức. Vì vậy muốn có thưởng thức thì bạn phải bước vào phòng học.

Không phải xã hội phát triển quá nhanh, mà là tư duy của chúng ta quá chậm. Tại sao chúng ta tư duy chậm? Là do chúng ta không chịu học thêm.

Hai đau thương lớn của đời người là: Thành vợ chồng rồi thì không yêu nữa, tốt nghiệp xong thì không học nữa. Cự tuyệt học tập chính là cự tuyệt phát triển, phụ huynh không học tập sẽ bị con cái bỏ xa làm khoảng cách giữa hai thế hệ ngày càng lớn.

Người học tập giống như một cây cao lớn, tự nhiên sẽ có những bụi cây cao mọc xung quanh. Một người không học sẽ tách rời với xã hội, không theo kịp tiến độ của thời đại, như người sống ở thế kỷ 21 nhưng tư tưởng lại ở thế kỷ 20.

Vậy rốt cuộc là phải học cái gì? Từ công thức thành công tìm ra điểm yếu của mình rồi khắc phục nó:

Thành công = 40% quan niệm tư tưởng + 40% quan hệ xã hội + 20% năng lực chuyên môn.

Bạn cần có hai mảnh đất, một mảnh để ban ngày no bụng, một mảnh để buổi tối trồng trọt cho tương lai.

2. Người không chịu tiếp thu cái mới

Một ý tưởng mới, một phát minh mới nào đó đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, nếu một cái mới vừa ra đời lại bị hoài nghi cự tuyệt thì không thể đưa đến xu thế phát triển.

Vây nên xu thế không thể dùng con mắt để nhìn mà phải dùng nhãn quan để phán đoán. Ai nắm bắt được xu thế sẽ nắm bắt được tương lai, không nên lấy suy luận làm kết luận, chỉ sử dụng những cái mình biết để phán đoán tương lai. Người mắt điếc tai ngơ trước cái mới nhất định sẽ bị xã hội đào thải.


Người mắt điếc tai ngơ trước cái mới nhất định sẽ bị xã hội đào thải.

3. Người chỉ dựa vào mình đơn đả độc đấu

Thế kỷ 21 là thời đại anh hùng thoái vị tập thể lên ngôi, nơi nào xây dựng được tập thể tốt thì nơi đó sẽ chiếm được thì trường.

Bạn nên biết 1+1=2 là toán học, còn 1+1=11 là kinh tế học. Bạn dễ dàng bẻ gãy 1 chiếc đũa nhưng 10 đôi đũa bó lại thì bạn không thể bẻ gãy.

4. Người có tâm lý yếu ớt dễ bị tổn thương

Phát sinh sự việc to nhỏ không quan trọng, cách nghĩ và cánh nhìn của bạn mới là quan trọng.

Bản thân sự việc không làm tổn thương bạn, mà chính cách nghĩ của bạn khiến bạn tổn thương. Trong cuộc sống luôn có những chuyện không như ý xảy đến với bạn, nếu tâm lý của bạn yếu đuối dễ bị tổn thương, bạn sẽ rất dễ bị xã hội đào thải.

5. Người chỉ có một nghề, không có năng khiếu nào khác

Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng năm 2015 có 50 ngành nghề bị đào thải.

Không có nguy cơ chính là nguy cơ lớn nhất, thỏa mãn với hiện tại là cái bẫy khổng lồ. Khi đắc ý nhất nên tìm đường lui cho mình, đừng đợi đến lúc không được như ý mới tìm đường lui.

6. Người thiển cận toàn so đo tính toán những chuyện trước mắt

So bì tị nạnh những việc nhỏ nhặt trước mắt sẽ đánh mất đi tương lai, so đo món tiền nhỏ sẽ đánh mất món tiền lớn, không có tầm nhìn xa trông rộng sẽ dẫn đến hẹp hòi.

Một loại đầu tư tốt nhất trên thế giới và không có rủi ro chính là đầu tư vào học tập, học tập có thể giúp người ta có tầm nhìn xa, học mới thấy được xu thế của tương lai.


Đầu tư vào học tập là đầu tư tốt nhất trên thế giới.

7. Người có khả năng thương lượng kém

Cổ nhân nói chuyện nhỏ không nhẫn, hay nổi cáu, không thể mưu sự chuyện lớn. Chỉ số thông minh cao có thể tìm được một công việc tốt, người biết thương lượng trong hoàn cảnh khó khăn là người có thể đạt tới đỉnh cao. Trên thế giới, người gặp phải khó khăn liền trốn tránh trách nhiệm chiếm đến 80%, người gặp phải chuyện khó khăn có thể giải quyết một cách dễ dàng chiếm 15% là những người thành công, 5% còn lại dù có đốt đèn lồng đi tìm cũng khó thấy chính là những con người sẽ trở thành những nhân vật đỉnh cao.

Các nhà tâm lý học đã tổng hợp ra 4 trường hợp sau:

  • Người có năng lực nhưng nóng tính —> có tài nhưng không gặp thời;
  • Người có năng lực mà không nóng tính —> sự nghiệp phát triển thuận lợi;
  • Người không có năng lực mà lại nóng tính —> không làm nổi chuyện gì;
  • Người không có năng lực cũng không nóng tính —> được người khác giúp đỡ.

8. Người quan niệm lạc hậu, tri thức cổ hủ

Thực phẩm hết hạn sử dụng không thể ăn, quan niệm quá hạn không thể sử dụng.

Trong thế kỷ 21 này, thành công không phải là bạn vượt qua bao nhiêu người mà là bạn giúp đỡ bao nhiêu người, kẻ địch lớn nhất không phải là người khác mà là chính mình, thành công là biết phát huy được ưu điểm, thất bại lại tổng hợp của khuyết điểm.

Không nên cậy mình là người “cao lớn”, làm ra vẻ người lớn cho rằng thế này là đúng thế kia là sai, hãy học cách đặt mình vào vị trí của người khác thì thế giới này mới thuộc về bạn.

Hiện nay đang trong tình cảnh cạnh tranh vô cùng kịch liệt, hãy tận dụng thời gian không ngừng học tập bồi dưỡng khả năng quan sát bạn sẽ nắm vững được tương lai.

Nguồn:Tinh hoa
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo sư Hoàng Tụy: Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt

    16/07/2019GS Hoàng TụyCăn nhà GD đã cũ nát…nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà “dị dạng” chẳng ai muốn ở. Gia đình nào có khả năng đều tìm cách gửi con em ra nước ngoài để “chạy trốn” GD trong nước - GS Hoàng Tụy
  • Thế nào là đổi mới?

    19/05/2018Trường GiangĐổi mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại. Những ai không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì những cái đã lỗi thời. Thậm chí có nhà văn đã phát biểu: "Trong thời đại này, không đổi mới tư duy coi như mù chữ”.
  • "Chỉ số hạnh phúc cao" dẫn tới khó có động lực đổi mới?

    29/03/2016Dương Quốc ViệtVăn hóa người Việt chú trọng sự tồn tại hơn là đổi mới và phát triển. Để thay đổi chúng ta cần một thể chế mạnh hướng mọi nguồn lực xã hội vào cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ, mà ở đó sự tồn tại phải đồng nghĩa với phát triển tiến bộ...
  • Ngày nay, không đổi mới nhận thức cũng coi như mù chữ

    11/12/2015Trường GiangTrình độ nhận thức thực tế khách quan của con người cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử. Có những điều mà ngày hôm nay cho là chân lý nhưng ngày mai lại bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ định do có những phát minh, phát kiến mới, làm thay đổi hiểu biết của con người. Do đó nhận thức của con người phải luôn luôn đổi mới...
  • Nâng trình độ sống để thích nghi - phát triển

    14/10/2015Phương Loan (thực hiện)Lịch sử ngoại xâm liên miên, người Việt quen sống co lại, ít có khao khát ra với thế giới, hiểu thế giới. Càng co lại ta càng đánh mất đi khả năng phát triển, càng không đủ bản lĩnh để ra với thế giới và hiểu thế giới - nhà văn hoá Vương Trí Nhàn luận giải quá trình phát triển của Việt Nam trong hội nhập dưới góc độ văn hoá.
  • Chỉ có Đổi mới, không còn con đường nào khác!

    04/09/2015Để đổi mới toàn diện, triệt để thì phải học thuộc bài, những bài học mà Hồ Chí Minh đã để lại trong lịch sử đất nước...
  • Cải cách, đổi mới nhưng “Không có gì mới dưới ánh mặt trời”

    04/05/2015Quốc VươngHình ảnh ùn ùn hàng đoàn người chen chúc đứng ngồi, chật kín những bến tàu xe, các khu vui chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cứ hằng năm nhàm chán lặp lại. Hóa ra cuộc sống vốn dĩ chẳng có gì mới.
  • Tín hiệu thời đại nền tảng của đổi mới tư duy

    31/03/2014Trường GiangTrong cuộc sống của loài người ngày nay đang xuất hiện những thực tiễn mới, sáng chói những hào quang trí tuệ. Thực tiễn mới đó luôn bật ra tín hiệu, giúp con người tiên tiến nắm bắt, giải mã, tạo ra những làn sóng đổi mới tư duy, đổi mới hành động để dần dần tạo ra một thực tiễn mới đại trà...
  • xem toàn bộ